https://kevesko.vn/20221219/goc-khuat-cua-nghe-cham-soc-benh-nhan-tai-nha-20130056.html
‘Góc khuất’ của nghề chăm sóc bệnh nhân tại nhà
‘Góc khuất’ của nghề chăm sóc bệnh nhân tại nhà
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Khi người dân Hà Nội đã quá quen với hình ảnh những người phụ nữ ngoại tỉnh làm người giúp việc nhà hay còn gọi là ‘osin’, thì trong khoảng... 19.12.2022, Sputnik Việt Nam
2022-12-19T16:33+0700
2022-12-19T16:33+0700
2022-12-20T11:28+0700
việt nam
bệnh nhân
bệnh viện
công việc
thu nhập
quan điểm-ý kiến
chuyện đáng kinh ngạc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/393/77/3937719_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_8a83097816be4983f00a1df2052bdbc7.jpg
‘Vì miếng cơm, manh áo’Chia sẻ với Sputnik về cái nghề gắn bó với mình gần 20 năm, Chị Đỗ Thị Huệ, quê Phú Thọ cho biết, trước kia chị cũng chỉ ở nhà làm ruộng và thu nhập bấp bênh, còn phải nuôi hai con ăn học.Vừa nói, chị Huệ vừa cười với nữ bệnh nhân 93 tuổi bại liệt đang nằm trên giường bệnh, loét nặng và phải ăn bằng xông tại nhà. Chị Huệ cho biết đây là “người mẹ mới” của mình và sẽ chăm sóc cụ tới khi mất.Theo chị Huệ, chấp nhận làm công việc chăm người bệnh như vậy là vất vả hơn so với các công việc khác. Bởi tính chất chăm người bệnh là phải túc trực thường xuyên, nâng đỡ họ. Đặc biệt phải ngửi mùi thuốc hay tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.Làm nghề bằng cả cái tâmNếu như không để ý, người ngoài sẽ nhầm chị Huệ là con gái của bà mẹ liệt giường 93 tuổi. Vết thương lở loét lan rộng do nằm liệt giường nhiều năm, cộng thêm ăn uống bằng xông khiến cụ bà bí bách trong người. Những lúc như thế, chị Huệ lại trò truyện, xoa bóp hoặc dỗ cụ bà uống thuốc giảm đau…không khác gì một cô con gái ruột. Chị cho biết:Nói đến đây, giọng chị Huệ như nghẹn lại. Không chỉ đồng hành tại nhà, những lúc bệnh nhân diễn biến nặng, chị Huệ cùng gia đình họ lại tất tả ngược xuôi trong bệnh viện. Những lúc như thế, kỷ niệm về những “người bố, người mẹ” đã khuất của chị lại ùa về.Và những góc “khuất”Nhắc đến rủi ro nghề nghiệp, khuôn mặt chị Huệ như trùng hẳn xuống, bao nỗi niềm như muốn giãi bày. Chị kể, những bệnh nhân nặng hoặc có vấn đề về tâm thần có khi còn chửi, thâm chí đánh, mắng hoặc nhiều lúc phải nâng bệnh nhân nặng hơn mình rất nhiều lần, đau lưng cả tuần.Với những người như chị Huệ thì việc về nhà thăm gia đình trong năm cũng hiếm hoi, ngay cả dịp Tết Nguyên đán.Không phải gia đình nào cũng đồng ý cho người thân mình làm công việc nặng nhọc này. Ngay chính gia đình chị Huệ ban đầu cũng vậy. Chị Huệ cho biết:Những đồng tiền kiếm được từ mồ hôi, nước mắt và cả những đêm thức trắng của chị Huệ đã giúp hai người con của chị ăn học, và giờ cả cả những đứa cháu lên Hà Nội học Đại học.Vẫn còn nhiều chuyện vui, buồn với nghề “osin” chăm người bệnh tại nhà hay bệnh viện, nhưng thực tế với nhiều bệnh nhân và gia đình, họ vẫn cần lắm những người tận tình và chuyên nghiệp như chị Huệ. Và nghề chăm sóc bệnh nhân tuy vất vả song cũng mang lại thu nhập khá hơn nghề nông. Do đó vẫn có không ít người sẵn sàng xa gia đình, rời làng quê lên thành phố làm công việc nặng nhọc này.
https://kevesko.vn/20221211/ky-su-tre-thien-nguyen-cuu-nguoi-duoi-nuoc-cu-cho-di-dung-so-thiet-19907721.html
https://kevesko.vn/20221210/y-kien-nguoi-trong-cuoc-bac-si-nuoc-ngoai-co-bat-buoc-hoc-tieng-viet-19895092.html
https://kevesko.vn/20221107/khi-rac-la-cuoc-song-19108654.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/393/77/3937719_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_6ddfae679ef367af807044b874c97f21.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, bệnh nhân, bệnh viện, công việc, thu nhập, quan điểm-ý kiến
việt nam, bệnh nhân, bệnh viện, công việc, thu nhập, quan điểm-ý kiến
‘Góc khuất’ của nghề chăm sóc bệnh nhân tại nhà
16:33 19.12.2022 (Đã cập nhật: 11:28 20.12.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Khi người dân Hà Nội đã quá quen với hình ảnh những người phụ nữ ngoại tỉnh làm người giúp việc nhà hay còn gọi là ‘osin’, thì trong khoảng thời gian gần đây, xuất hiện một nghề mới là nghề chăm người ốm tại nhà và bệnh viện. Tuy thu nhập khá nhưng nghề này vẫn còn đó những góc khuất.
Chia sẻ với Sputnik về cái nghề gắn bó với mình gần 20 năm, Chị Đỗ Thị Huệ, quê Phú Thọ cho biết, trước kia chị cũng chỉ ở nhà làm ruộng và thu nhập bấp bênh, còn phải nuôi hai con ăn học.
“Mặc dù công việc chăm bệnh nhân vất vả, phải xa nhà nhưng thu nhập vẫn tốt hơn làm ruộng. Một tháng cũng được 7 triệu - 8 triệu đồng/tháng. Với bệnh nhân nặng hơn, đặc biệt là các bệnh nhân nam thì lương cũng được cao hơn một chút”, chị Huệ tâm sự.
Vừa nói, chị Huệ vừa cười với nữ bệnh nhân 93 tuổi bại liệt đang nằm trên giường bệnh, loét nặng và phải ăn bằng xông tại nhà. Chị Huệ cho biết đây là “người mẹ mới” của mình và sẽ chăm sóc cụ tới khi mất.
“Đơn giản là hoàn cảnh phải đi làm. Nhưng trường hợp nào cũng vậy, chăm người già yếu hay nằm liệt giường, mình cũng phải xem đấy như bố mẹ mình và chăm sóc hết mình. Dù sao chăng nữa họ cũng mất tiền thuê, chứ mình có đi làm không công đâu. Cho nên mình phải làm hết cái tâm, chăm sóc chu đáo để tích đức cho con cháu về sau”, chị Huệ bộc bạch.
11 Tháng Mười Hai 2022, 07:06
Theo chị Huệ, chấp nhận làm công việc chăm người bệnh như vậy là vất vả hơn so với các công việc khác. Bởi tính chất chăm người bệnh là phải túc trực thường xuyên, nâng đỡ họ. Đặc biệt phải ngửi mùi thuốc hay tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.
“Bản thân mình cũng không có kinh nghiệm gì nhiều, mọi thứ học được là qua quan sát và học hỏi từ cách chăm bệnh nhân của điều dưỡng tại bệnh viện. Khi bệnh nhân lên cơn đau hay cần đi vệ sinh vào đêm thì mình cũng dậy theo họ, cũng quen với việc mất ngủ rồi”, chị Huệ tâm sự.
10 Tháng Mười Hai 2022, 07:33
Nếu như không để ý, người ngoài sẽ nhầm chị Huệ là con gái của bà mẹ liệt giường 93 tuổi. Vết thương lở loét lan rộng do nằm liệt giường nhiều năm, cộng thêm ăn uống bằng xông khiến cụ bà bí bách trong người. Những lúc như thế, chị Huệ lại trò truyện, xoa bóp hoặc dỗ cụ bà uống thuốc giảm đau…không khác gì một cô con gái ruột. Chị cho biết:
“Bệnh nhân khổ lắm, lở loét ăn sâu hàng bao nhiêu năm trời, cực kỳ đau đớn, chết cũng không chết được. Mình chăm họ bằng cả lương tâm, giúp đỡ họ sao cho tốt nhất thì gia đình họ cũng không phụ công mình.Tôi nhớ có nhà tôi tới làm là người thứ 17, và tôi chăm sóc cụ bà đó cho tới khi bà ra đi vì thực sự không phải ai chăm sóc cũng được”.
Nói đến đây, giọng chị Huệ như nghẹn lại. Không chỉ đồng hành tại nhà, những lúc bệnh nhân diễn biến nặng, chị Huệ cùng gia đình họ lại tất tả ngược xuôi trong bệnh viện. Những lúc như thế, kỷ niệm về những “người bố, người mẹ” đã khuất của chị lại ùa về.
“Thương lắm chứ! Mình sống, chăm sóc họ hàng ngày, tình cảm qua bao nhiêu thời gian. Có khi con cháu họ còn khóc không bằng mình. Thương lắm, rất là thương vì ở người ta lâu dài. Con cháu người ta thường đi làm cả ngày, tối mới về, còn mình ở nhà chăm nom cả ngày. Có những bệnh nhân tôi chăm 5 năm - 7 năm thì họ mất. Khi họ mất như ruột thịt mình mất đi vậy”.
7 Tháng Mười Một 2022, 11:25
Nhắc đến rủi ro nghề nghiệp, khuôn mặt chị Huệ như trùng hẳn xuống, bao nỗi niềm như muốn giãi bày. Chị kể, những bệnh nhân nặng hoặc có vấn đề về tâm thần có khi còn chửi, thâm chí đánh, mắng hoặc nhiều lúc phải nâng bệnh nhân nặng hơn mình rất nhiều lần, đau lưng cả tuần.
“Tôi gặp rất nhiều trường hợp như vậy, nhiều lúc tủi thân khóc ấy chứ. Nhưng tôi nghĩ là họ già hoặc bị bệnh nên không chấp làm gì. Có những người bệnh nhân có thái độ, nhưng may mắn là người nhà của họ lại rất tốt với mình. Họ thường động viên là bố/mẹ họ như vậy thì mình không nên chấp, cố gắng giúp đỡ”, chị Huệ chia sẻ với Sputnik.
Với những người như chị Huệ thì việc về nhà thăm gia đình trong năm cũng hiếm hoi, ngay cả dịp Tết Nguyên đán.
“Tôi quê Phú Thọ, ít về lắm. Có việc tôi mới về, không có thì 1 năm tôi về 1-2 lần. Ngay cả Tết, nhiều gia đình bệnh nhân tôi chăm yêu cầu tôi ở lại ăn Tết cùng gia đình họ”, chị Huệ giãi bày.
Không phải gia đình nào cũng đồng ý cho người thân mình làm công việc nặng nhọc này. Ngay chính gia đình chị Huệ ban đầu cũng vậy. Chị Huệ cho biết:
“Ban đầu các con tôi không muốn cho mẹ đi làm đâu. Tôi vẫn cứ đi theo cái tâm , vẫn có sức khỏe nên các con cũng không cản nữa. Hơn nữa, các con cũng thấy được tình cảm gia đình có bệnh nhân mà tôi chăm sóc rất quý mình nên cũng yên tâm. Nếu ốm chỉ có nhức đầu, sổ mũi. Gia đình bệnh nhân cũng thuốc thang cho mình cho tới khi khỏi như người nhà”.
Những đồng tiền kiếm được từ mồ hôi,
nước mắt và cả những đêm thức trắng của chị Huệ đã giúp hai người con của chị ăn học, và giờ cả cả những đứa cháu lên Hà Nội học Đại học.
“Tôi cũng chỉ mong có sức khỏe và có người yêu quí, kêu mình làm. Còn sức tôi vẫn còn làm. Nói đúng là họ cũng chẳng thiếu gì người đâu nhưng có duyên với làm tốt, có trách nhiệm thì họ tin tưởng”, chị Huệ cười nói.
Vẫn còn nhiều chuyện vui, buồn với nghề “osin” chăm người bệnh tại nhà hay bệnh viện, nhưng thực tế với nhiều bệnh nhân và gia đình, họ vẫn cần lắm những người tận tình và chuyên nghiệp như chị Huệ. Và nghề chăm sóc bệnh nhân tuy vất vả song cũng mang lại
thu nhập khá hơn nghề nông. Do đó vẫn có không ít người sẵn sàng xa gia đình, rời làng quê lên thành phố làm công việc nặng nhọc này.