https://kevesko.vn/20230130/bao-gio-viet-nam-tien-thang-vao-top-20-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-20863109.html
Bao giờ Việt Nam tiến thẳng vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Bao giờ Việt Nam tiến thẳng vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Sputnik Việt Nam
Kinh tế tăng trưởng tích cực, Việt Nam hứa hẹn triển vọng kinh tế tươi sáng ở Đông Nam Á. 30.01.2023, Sputnik Việt Nam
2023-01-30T15:42+0700
2023-01-30T15:42+0700
2023-01-30T15:42+0700
việt nam
asean
kinh tế
ngân hàng nhà nước vn
lạm phát
đầu tư
gdp
tăng trưởng kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/08/12407718_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_356d332dc7e6141a20285bca8770d357.jpg
Theo Forbes, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 ở Đông Nam Á và thứ 20 thế giới vào năm 2036.Năm 2023 được dự báo sẽ là một năm nhiều thách thức với kinh tế Việt Nam. Dù vậy, Việt Nam vẫn sẽ duy trì đà tăng trưởng cao hơn nhiều so với các nền kinh tế khu vực và cả toàn cầu.Khi nào Việt Nam vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 2 ASEAN?Theo các chuyên gia, năm 2023 sẽ là năm có nhiều thách thức với nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng vẫn rất lạc quan.Sự u ám của kinh tế toàn cầu và nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra sẽ gây tác động rất lớn tới kinh tế trong nước. Dù vậy, bằng sự nỗ lực và những tín hiệu tích cực khác, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt so với các nền kinh tế khu vực và cả toàn cầu.Forbes đánh giá, Việt Nam là câu chuyện đầu tư và kinh tế vĩ mô thú vị nhất trong năm 2023. Trang này cho rằng, đến năm 2036, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á và xếp thứ 20 thế giới.Trong khi đó, VTV dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới mới công bố cho biết, năm 2023 là năm thứ 2 nền kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng, được dự báo chỉ tăng trưởng khoảng 1,7%.Tuy nhiên, Việt Nam lại được dự báo tăng trưởng ở mức 6,3%, cao thứ 2 trong khu vực. Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần chủ động ứng phó các thách thức trước mắt.TS. Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, cho biết Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét điều hành linh hoạt tỷ giá hơn nữa để giải quyết áp lực tỷ giá hối đoái.Thành công của kinh tế Việt Nam đến từ đâu?TS. Coppola phân tích, kết quả kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2022 được thúc đẩy bởi 4 yếu tố căn bản.Đầu tiên, đó là động lực xuất khẩu của đất nước. Mặc dù Ngân hàng cho rằng tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại do nhu cầu toàn cầu đang suy yếu, nhưng xuất khẩu sẽ tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.Thứ hai, tiêu dùng trong nước và doanh số bán lẻ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước trong năm qua. Điều này được thể hiện qua sự phục hồi mạnh mẽ của doanh số bán lẻ, tăng 17%/năm vào tháng 10 năm 2022 so với mức 0,4%/năm vào tháng 1/2022.Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong nước gia tăng trong thời gian tới nhưng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tăng trưởng trong năm 2023.Thứ ba, đầu tư tư nhân đóng một vai trò quan trọng. Trong 11 tháng năm 2022, giải ngân vốn FDI tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2021.Cuối cùng, hiệu quả kinh tế mạnh mẽ trong năm 2022 cũng là kết quả của hiệu ứng xuất phát điểm thấp của năm 2021 do những ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid và các đợt giãn cách kéo dài.Nói về 3 cản lực mạnh đã và đang tác động đến kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023, VnEconomy dẫn phân tích của chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng, đó là áp lực lạm phát dai dẳng, điều kiện tài chính xấu đi và suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác. Trong bối cảnh đó, triển vọng kinh tế toàn cầu rất u ám. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm tốc mạnh và các cú sốc kinh tế bổ sung, chẳng hạn như thắt chặt tiền tệ mạnh hơn dự kiến, có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.Yếu tố tích cực ảnh hưởng đến kinh tế Việt NamTrong khi đó, theo tờ The Star, mặc dù kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với các thách thức trong năm 2023, vẫn còn đó những điểm tích cực.Những yếu tố giúp kinh tế tăng trưởng có thể kể đến như việc Trung Quốc mở cửa trở lại, giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, phát triển du lịch. Cùng với đó là việc Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng nội địa để bù đắp sụt giảm xuất khẩu.Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, những nguyên nhân giúp Việt Nam có thể trở thành điểm nóng công nghiệp tiếp theo của châu Á bao gồm: lợi thế cạnh tranh về lao động trẻ, lành nghề, môi trường FDI cởi mở, mở rộng thương mại với nhiều nước.TS. Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng WB lưu ý, báo cáo đánh giá quốc gia gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới với tiêu đề “Để Việt Nam tươi sắc đào xuân”, cần thực hiện 5 cải cách thể chế để Việt Nam cải thiện hiệu quả. Đó là:Đại diện Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, khi áp dụng những cải cách thể chế này một cách có hệ thống hơn, Việt Nam sẽ củng cố tầm nhìn phát triển kinh tế, tăng cường năng lực thực hiện các chiến lược quốc gia và nâng cao năng lực tạo ra kết quả trong một số lĩnh vực then chốt giúp đất nước đạt được các mục tiêu phát triển trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.
https://kevesko.vn/20230119/dua-theo-ho-chau-a-bai-hoc-dai-loan-de-phat-trien-kinh-te-viet-nam-20686130.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/08/12407718_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_e972cc4f94bcf7606976a4f931adf4ff.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, asean, kinh tế, ngân hàng nhà nước vn, lạm phát, đầu tư, gdp, tăng trưởng kinh tế
việt nam, asean, kinh tế, ngân hàng nhà nước vn, lạm phát, đầu tư, gdp, tăng trưởng kinh tế
Bao giờ Việt Nam tiến thẳng vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Kinh tế tăng trưởng tích cực, Việt Nam hứa hẹn triển vọng kinh tế tươi sáng ở Đông Nam Á.
Theo Forbes, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 ở Đông Nam Á và thứ 20 thế giới vào năm 2036.
Năm 2023 được dự báo sẽ là một năm nhiều thách thức với kinh tế Việt Nam. Dù vậy, Việt Nam vẫn sẽ duy trì đà tăng trưởng cao hơn nhiều so với các nền kinh tế khu vực và cả toàn cầu.
Khi nào Việt Nam vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 2 ASEAN?
Theo các chuyên gia, năm 2023 sẽ là năm có nhiều thách thức với nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng vẫn rất lạc quan.
Sự u ám của kinh tế toàn cầu và nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra sẽ gây tác động rất lớn tới kinh tế trong nước. Dù vậy, bằng sự nỗ lực và những tín hiệu tích cực khác, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt so với các nền kinh tế khu vực và cả toàn cầu.
Forbes đánh giá, Việt Nam là câu chuyện đầu tư và kinh tế vĩ mô thú vị nhất trong năm 2023. Trang này cho rằng, đến năm 2036, Việt Nam sẽ trở thành
nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á và xếp thứ 20 thế giới.
Trong khi đó, VTV dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới mới công bố cho biết, năm 2023 là năm thứ 2 nền kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng, được dự báo chỉ tăng trưởng khoảng 1,7%.
Tuy nhiên, Việt Nam lại được dự báo tăng trưởng ở mức 6,3%, cao thứ 2 trong khu vực. Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần chủ động ứng phó các thách thức trước mắt.
TS. Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, cho biết Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét điều hành linh hoạt tỷ giá hơn nữa để giải quyết áp lực tỷ giá hối đoái.
“Trong trường hợp việc này có thể dẫn đến lạm phát tăng, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét sử dụng công cụ lãi suất tham chiếu. Trong trung hạn, Việt Nam có thể hiện đại hóa chính sách tiền tệ bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi dần dần sang cơ chế điều hành theo mục tiêu lạm phát”, ông Coppola nói.
Thành công của kinh tế Việt Nam đến từ đâu?
TS. Coppola phân tích, kết quả kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2022 được thúc đẩy bởi 4 yếu tố căn bản.
Đầu tiên, đó là động lực xuất khẩu của đất nước. Mặc dù Ngân hàng cho rằng tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại do nhu cầu toàn cầu đang suy yếu, nhưng xuất khẩu sẽ tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ hai, tiêu dùng trong nước và doanh số bán lẻ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước trong năm qua. Điều này được thể hiện qua sự phục hồi mạnh mẽ của doanh số bán lẻ, tăng 17%/năm vào tháng 10 năm 2022 so với mức 0,4%/năm vào tháng 1/2022.
Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong nước gia tăng trong thời gian tới nhưng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tăng trưởng trong năm 2023.
Thứ ba, đầu tư tư nhân đóng một vai trò quan trọng. Trong 11 tháng năm 2022, giải ngân vốn FDI tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2021.
Cuối cùng, hiệu quả kinh tế mạnh mẽ trong năm 2022 cũng là kết quả của hiệu ứng xuất phát điểm thấp của năm 2021 do những ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid và các đợt giãn cách kéo dài.
Nói về 3 cản lực mạnh đã và đang tác động đến kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023, VnEconomy dẫn phân tích của chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng, đó là áp lực lạm phát dai dẳng, điều kiện tài chính xấu đi và suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác. Trong bối cảnh đó, triển vọng kinh tế toàn cầu rất u ám. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm tốc mạnh và các cú sốc kinh tế bổ sung, chẳng hạn như thắt chặt tiền tệ mạnh hơn dự kiến, có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.
“Nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những “cơn gió ngược” mạnh vào năm 2023 ở cả bên ngoài và bên trong. Trong đó, rủi ro bên ngoài bao gồm áp lực lạm phát toàn cầu dai dẳng, tiếp tục thắt chặt tiền tệ và suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn dự kiến của các đối tác thương mại chính của Việt Nam, cũng như sự gián đoạn liên tục trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong nước, lạm phát cao hơn và sự không chắc chắn liên quan đến rủi ro cao trong lĩnh vực tài chính có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng”, chuyên gia cảnh báo.
Yếu tố tích cực ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam
Trong khi đó, theo tờ The Star, mặc dù kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với các thách thức trong năm 2023, vẫn còn đó những điểm tích cực.
Những yếu tố giúp kinh tế tăng trưởng có thể kể đến như việc Trung Quốc mở cửa trở lại, giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, phát triển du lịch. Cùng với đó là việc Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng nội địa để bù đắp sụt giảm xuất khẩu.
"Có thể nói rằng năm 2023 là năm mà chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với những cơn gió ngược cả trong và ngoài nước. Đầu tiên đó là tăng trưởng chậm lại ở các đối tác chính của Việt Nam. Ở trong nước, tiêu dùng và đầu tư khó có thể bù đắp cho suy giảm nhu cầu. Với các tác động đó, Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng khoảng 5,8% vào năm 2023, đây vẫn là mức đáng kể so với các nước trên thế giới", Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Antoinette Sayeh nhận định.
Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, những nguyên nhân giúp Việt Nam có thể trở thành điểm nóng công nghiệp tiếp theo của châu Á bao gồm: lợi thế cạnh tranh về lao động trẻ, lành nghề, môi trường FDI cởi mở, mở rộng thương mại với nhiều nước.
TS. Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng WB lưu ý, báo cáo đánh giá quốc gia gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới với tiêu đề “Để Việt Nam tươi sắc đào xuân”, cần thực hiện 5 cải cách thể chế để Việt Nam cải thiện hiệu quả. Đó là:
Việt Nam cần tạo nền tảng thể chế vững chắc cho từng ưu tiên phát triển nhằm biến những ưu tiên phát triển đó thành hành động cụ thể;
Đơn giản hóa thủ tục hành chính để nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp;
Sử dụng các công cụ dựa trên thị trường để tạo động lực cho các bên liên quan thuộc khu vực công và khu vực tư;
Thực thi hiệu quả các quy tắc và quy định để tăng cường động lực, niềm tin và sự công bằng;
Áp dụng các quy trình có sự tham gia để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn.
Đại diện Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, khi áp dụng những cải cách thể chế này một cách có hệ thống hơn, Việt Nam sẽ củng cố tầm nhìn phát triển kinh tế, tăng cường năng lực thực hiện các chiến lược quốc gia và nâng cao năng lực tạo ra kết quả trong một số lĩnh vực then chốt giúp đất nước đạt được các mục tiêu phát triển trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.