Chờ đợi gì từ các vụ thử tên lửa của Triều Tiên?
© AP Photo / Ahn Young-joonPhát sóng vụ thử tên lửa của Triều Tiên trên màn hình TV tại một nhà ga xe lửa ở Seoul
© AP Photo / Ahn Young-joon
Đăng ký
Trên bán đảo Triều Tiên, toàn bộ năm 2022 và hai tháng đầu năm 2023 được đánh dấu bởi một loạt vụ thử tên lửa của Triều Tiên, vụ thử gần đây nhất diễn ra vào ngày 18 tháng 2.
Ban lãnh đạo chính trị của CHDCND Triều Tiên đưa ra tuyên bố rằng, thế giới sẽ chứng kiến Triều Tiên sở hữu một vũ khí chiến lược mới trong tương lai gần, đồng thời cũng có những tuyên bố về việc Triều Tiên và Nga "đã, đang và sẽ đứng chung chiến hào".
Trả lời phỏng vấn của Sputnik Việt Nam, chuyên gia Anna Polenova từ Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Châu Á Hiện đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói lên ý kiến về con đường phát triển của CHDCND Triều Tiên, về những tín hiệu mà Bình Nhưỡng gửi đến thế giới, về quan hệ với các nước láng giềng và vai trò của Hoa Kỳ trong tình hình hiện tại.
Lá chắn tên lửa hạt nhân không phải là mục tiêu cuối cùng
Phát biểu tại Đại hội lần thứ VIII Đảng Lao động Triều Tiên vào năm 2021, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã làm rõ ý tưởng chính trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng – ông kêu gọi tiếp tục phát triển vũ khí, mặc dù Triều Tiên đã hoàn thành việc xây dựng lá chắn tên lửa hạt nhân. Danh sách phát triển bao gồm việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân, vệ tinh do thám, thậm chí cả vũ khí siêu thanh và máy bay không người lái tấn công.
"Vào năm 2021, Triều Tiên đã cho thấy một số tiến bộ trong các lĩnh vực nêu trên. Vào năm 2022, nhiều chuyên gia đã lưu ý đến việc Triều Tiên Nhìn thử tên lửa nhiều kỷ lục, bao gồm cả việc nối lại các vụ phóng tên lửa xuyên lục địa. Đồng thời Bình Nhưỡng đang phát triển chương trình chế tạo vệ tinh trinh sát dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4 năm 2023", - chuyên gia cho biết.
Anna Polenova nhấn mạnh rằng, các cuộc thử nghiệm này được thực hiện không chỉ để xác định các đặc tính của vũ khí, mà còn là một phản ứng đối với bối cảnh chính trị quốc tế:
"Cuộc đua trong lĩnh vực phát triển tổ hợp công nghiệp-quân sự đang nóng dần, nước láng giềng phía nam của CHDCND Triều Tiên đang hiện đại hóa quân đội, Nhật Bản đang tái quân sự hóa, vì vậy mọi nỗ lực của Triều Tiên nhằm duy trì khả năng phòng thủ là điều dễ hiểu".
Yếu tố Hoa Kỳ
Trong năm 2018 đã có những tia hy vọng về sự hòa dịu: giao lưu nhân dân giữa hai miền Triều Tiên đã tăng mạnh, các hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể dẫn đến việc xoa dịu căng thẳng. Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên rất nhanh chóng vỡ mộng với Hoa Kỳ:
"Những năm xảy ra đại dịch coronavirus khiến các tiến trình chính trị bị đình trệ, CHDCND Triều Tiên đã hy vọng vào lập trường cân bằng hơn của Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng, họ đã không thấy những quyết định mang tính xây dựng, và Hoa Kỳ, như Kim Jong-un tuyên bố, vẫn không từ bỏ chính sách thù địch đối với Triều Tiên".
Chuyên gia Anna Polenova lưu ý rằng, mặc dù có vẻ là giai đoạn leo thang căng thẳng tiếp theo là một phần của "tình huống quen thuộc", tuy nhiên, không nên quên những rủi ro khi cả hai bên đều tăng đặt cược. Cần phải có thái độ thận trọng để giảm thiểu rủi ro xung đột, nên duy trì các cơ chế trao đổi thông tin nhanh chóng. Anna Polenova ghi nhận kinh nghiệm tích cực trong lĩnh vực quan hệ liên Triều: vào ngày 19 tháng 9 năm 2018, hai bên đã có thể ký kết thỏa thuận giảm thiểu căng thẳng quân sự liên Triều.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Việt Nam, chuyên gia Nga nói rằng, cáo buộc CHDCND Triều Tiên có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân là vô căn cứ:
"Triều Tiên đang phát triển tiềm năng tên lửa hạt nhân, đồng thời thể hiện thái độ có trách nhiệm đối với vũ khí hạt nhân. Vào tháng 9 năm 2022, Triều Tiên đã công bố văn bản học thuyết hạt nhân của riêng mình. Điều này cho thấy ý muốn của Bình Nhưỡng thể hiện lập trường thận trọng và cân bằng về vấn đề này", - chuyên gia lưu ý.
Đồng thời, Hoa Kỳ - quốc gia duy nhất từng sử dụng vũ khí hạt nhân lên một quốc gia khác - đang thổi phồng mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Những sự kiện diễn ra sau các vụ thử tên lửa cũng tương phản nhau.
Trong khi bà Kim Yo-jong trong cuộc phỏng vấn với Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết: "Tôi nhắc lại cho những kẻ ngốc rằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của chúng tôi sẽ không nhắm vào Seoul".
bà cáo buộc Washington đang cố gắng gây bất ổn tình hình trong khu vực.
Đồng thời, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đạt thỏa thuận tổ chức cuộc tập trận không quân có sử dụng máy bay chiến đấu của Nhật Bản và máy bay ném bom của Mỹ, theo kênh FujiTV.
Bắc Triều Tiên và Nga
Ngày 27/1, bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Kim Yo-jong, đã tuyên bố Triều Tiên luôn "đứng chung chiến hào" sát cánh cùng quân đội và nhân dân Nga. Chuyên gia Anna Polenova lưu ý rằng, những biểu hiện chứng tỏ sự ủng hộ của Bình Nhưỡng đối với Matxcơva không phải là hiếm. Triều Tiên thường xuyên lên tiếng ủng hộ Liên bang Nga, kể cả tại Liên Hợp Quốc. Sự hỗ trợ của Triều Tiên trở nên đặc biệt đáng chú ý vào năm 2022 sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, khi Nga phải chịu áp lực trừng phạt tương tự như các điều kiện mà chính CHDCND Triều Tiên trải qua trong một thời gian dài.
"Câu nói của bà Kim Yo-jong cho chúng tôi biết rằng, CHDCND Triều Tiên tuân thủ các hướng dẫn chính sách đối ngoại giống như Nga. Bình Nhưỡng và Matxcơva đều tuân thủ các nguyên tắc và ý tưởng giống nhau: đấu tranh chống lại quyền bá chủ của Mỹ, bảo vệ chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau", - chuyên gia rút ra kết luận.