- Sputnik Việt Nam, 1920
Chuyện đáng kinh ngạc
Sputnik đã chuẩn bị cho bạn những câu chuyện có thật thú vị, đầy cảm hứng về những người bình thường từ khắp nơi trên thế giới. Những người có tinh thần mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu của mình bất chấp những khó khăn.

Người Việt ai cũng có thể sở hữu SU-30MK2 phiên bản mini

© Ảnh : Hoàng Văn KhôiMột buổi bay thử nghiệm của mô hình SU-30MK2 tại Lục Yên, Yên Bái
Một buổi bay thử nghiệm của mô hình SU-30MK2 tại Lục Yên, Yên Bái  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đam mê đặc biệt với dòng máy bay chiến đấu SU của Nga, chàng trai dân tộc Tày Hoàng Văn Khôi đã tìm hiểu và chế tạo thành công các mô hình máy bay SU để thỏa mãn đam mê của mình.
Chia sẻ với Sputnik, Khôi cho biết mình “bén duyên” với mô hình máy bay SU của Nga từ năm 2015.

“Một lần tình cờ xuống Hà Nội và thấy một nhóm chơi máy bay mô hình ở các công viên, mình tò mò rồi tìm hiểu và đam mê từ đấy. Qua nhóm, mình cũng được các anh chị chỉ giúp cách làm các mô hình đầu tiên”, Khôi cho biết.

© Ảnh : Hoàng Văn KhôiChàng trai người Tày Hoàng Văn Khôi và mô hình máy bay SU-30MK2 chạy bằng xăng
Chàng trai người Tày Hoàng Văn Khôi và mô hình máy bay SU-30MK2 chạy bằng xăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Chàng trai người Tày Hoàng Văn Khôi và mô hình máy bay SU-30MK2 chạy bằng xăng
Mô hình máy bay đầu tiên mà Khôi làm chạy bằng pin sạc. Thời gian bay của các mô hình này khoảng 4 - 5 phút, còn loại chạy xăng thời gian bay trên 30 phút. Khôi cho biết thêm:

“Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu số lượng máy bay SU-30MK2 lớn nhất thế giới nên mình muốn chế tạo dòng máy bay này để mọi người biết nhiều hơn về chúng. Vì đam mê các dòng máy bay tiêm kích của Nga nên mình hay làm các mô hình của SU-27, SU-30, SU-34, SU-35 và SU-37”.

Thú vui không hề giản đơn

Để tạo ra một mô hình máy bay chiến đấu, Khôi đã mất khá nhiều thời gian tìm hiểu qua sách báo và trên mạng. Chàng trai người dân tộc Tày giải thích, máy bay mô hình bao gồm điều khiển, pin, các hệ thống lái.

“Đầu tiên là mình in bản vẽ, cắt hình khuôn trên bìa Fomex, ghép lại và lắp động cơ điện và bay thử. Lần đầu tiên thử nghiệm mô hình SU-30MK2 cũng thành công nhưng đường bay và thao tác vẫn chưa được chuẩn. Lần thứ 2 bắt đầu hoàn thiện rất tốt và từ những mô hình tiếp theo là hoàn thiện”, Khôi bộc bạch.

© Ảnh : Hoàng Văn KhôiKhông quản ngại khó khăn, Hoàng Văn Khôi theo đuổi đam mê của mình và lan tỏa tới cộng đồng có cùng sở thích
Không quản ngại khó khăn, Hoàng Văn Khôi theo đuổi đam mê của mình và lan tỏa tới cộng đồng có cùng sở thích - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Không quản ngại khó khăn, Hoàng Văn Khôi theo đuổi đam mê của mình và lan tỏa tới cộng đồng có cùng sở thích
Bên cạnh sự khéo léo, việc tạo khung sườn cho mô hình máy bay là hoàn toàn không dễ như mọi người vẫn nghĩ. Khôi tâm sự:

“Khó khăn nhất khi chế tạo mô hình SU-30MK2 là khung sườn vì khi làm phiên bản chạy xăng thì bên trong cần độ chắc chắc, cứng cáp thì mới chịu được trọng lượng của máy nổ trên thân máy bay”.

Có được thành công như ngày hôm nay, Khôi cũng gặp không ít rào cản khi theo đuổi đam mê “không giống ai” của mình. Chàng trai chia sẻ:

“Công việc chính của mình là nghề làm tóc. Đầu tiên bố mẹ cũng phản đối vì mình đam mê chế tạo mô hình máy bay nên xao nhãng công việc chính. Hơn nữa, chi phí dành cho đam mê cũng khá nhiều nên bố mẹ cũng lo lắng. Nhưng vì đam mê mình quyết tâm. Bây giờ mình cũng có thêm nguồn thu nhập từ việc làm máy bay mô hình nên gia đình không có ý kiến gì”.

Tổng thống Putin thử nghiệm trực thăng giả lập Mi-171A2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Multimedia
Tổng thống Putin thử nghiệm trực thăng giả lập Mi-171A2

Sáng tạo cùng đam mê

Trao đổi với Sputnik, Khôi hiện đang chế tạo hai loại mô hình máy bay chạy pin sạc và chạy xăng. Mô hình chạy pin sạc có giá dao động từ 1 triệu - 2 triệu đồng/chiếc, mô hình chạy xăng có giá từ 10 triệu - 20 triệu đồng/chiếc do kích thước lớn.

“Dòng mô hình chạy xăng thì mình bán được khoảng 10 chiếc. Chủ yếu là mô hình chạy pin sạc khoảng 100-200 chiếc. Khách hàng có cả trong và ngoài nước. Khách nước ngoài chủ yếu là Việt Kiều, nhờ người nhà ship sang bên đó. Phản hồi của khách hàng rất tốt, thậm chí còn giới thiệu người mua thêm”, Khôi nói.

© Ảnh : Hoàng Văn KhôiMô hình máy bay tiêm kích của Nga SU-30MK2
Mô hình máy bay tiêm kích của Nga SU-30MK2  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Mô hình máy bay tiêm kích của Nga SU-30MK2
Chàng trai người Tày cũng lưu ý rằng, người chơi cần chọn không gian thoáng và rộng để bay, nhằm đảm bảo an toàn cho dân cư. Khôi cho biết:

“Với không gian nhỏ (dưới 100m) thì có thể chơi mô hình kích thước chiều dài 1m, chiều rộng 75cm và chạy bằng pin sạc, sử dụng mô tơ 3 pha không chổi than. Do mình sinh sống tại Yên Bái, khu vực có nhiều đồng ruộng nên khi cho bay thử nghiệm thì không ảnh hưởng gì đến người dân. Nên chọn nơi có địa hình thoáng như cánh đồng hoặc sân rộng tránh ảnh hưởng tới mọi người”.

© Ảnh : Hoàng Văn KhôiMô hình máy bay tiêm kích của Nga SU-34 được Hoàng Văn Khôi vừa chế tạo mới đây
Mô hình máy bay tiêm kích của Nga SU-34 được Hoàng Văn Khôi vừa chế tạo mới đây  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Mô hình máy bay tiêm kích của Nga SU-34 được Hoàng Văn Khôi vừa chế tạo mới đây
Khôi cho biết muốn lan tỏa niềm đam mê với những người cùng sở thích nhưng chưa có đủ điều kiện bằng cách hỗ trợ về chuyên môn.

“Tuần trước mình vừa hoàn thành mô hình máy bay SU-34 chạy xăng với chiều dài 2,3m, rộng 1,4m. Đây là phiên bản chạy xăng đầu tiên ở Việt Nam vì bản chạy pin sạc với kích thước bé thì khá phổ biến”, Khôi nói.

Người đam mê bộ môn này còn có thể tìm hiểu thêm về các mô hình máy bay thông qua Youtube hoặc TikTok của Khôi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала