https://kevesko.vn/20230404/de-nghi-ngung-san-xuat-vaccine-made-in-vietnam-22218096.html
Đề nghị ngưng sản xuất vaccine Covid-19 "made in Vietnam"
Đề nghị ngưng sản xuất vaccine Covid-19 "made in Vietnam"
Sputnik Việt Nam
ĐBQH Nguyễn Anh Trí đề nghị ngừng sản xuất vaccine Covid-19 trong nước. Chuyên gia cho rằng, cần đánh giá “về những thất bại” trong sản xuất vaccine phòng... 04.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-04T20:16+0700
2023-04-04T20:16+0700
2023-04-04T21:34+0700
đại dịch covid-19
việt nam
ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19
covid-19 tại việt nam
bộ y tế việt nam
y tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/04/04/22217938_0:107:3259:1940_1920x0_80_0_0_136393a7d4c9a15147ebdbfef043fdd9.jpg
Trước đó, ông Trí cũng thẳng thắn nhận xét, việc Việt Nam không sản xuất được vaccine Covid-19 là một bài học lớn.Y tế cơ sở còn bộc lộ hạn chếSáng 4/4, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng" đã có buổi làm việc với Chính phủ về nhiều nội dung quan trọng.Trước phiên họp, Đoàn giám sát của Quốc hội đã thực hiện giám sát trực tiếp tại 10 tỉnh, thành phố, làm việc với 14 bộ, ngành.Buổi làm việc với Chính phủ hôm nay là nhằm thảo luận để hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 4/2023.Sau khi nghe dự thảo báo cáo, thảo luận tại buổi làm việc, nhiều đại biểu đề nghị làm rõ một số nội dung liên quan đến việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phòng chống dịch Covid-19, quy định cụ thể hơn về các giải pháp.Cụ thể, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Trần Văn Lâm cho biết, qua giám sát cho thấy hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng đã ứng phó khá hiệu quả với dịch Covid-19 nhưng cũng bộc lộ những tồn tại, yếu kém.Nguyên nhân là do đầu tư đối với hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng của Việt Nam chưa tương xứng với yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân.Đề xuất dừng sản xuất vaccine nội địaPhát biểu tại cuộc làm việc, ĐBQH Nguyễn Anh Trí, thuộc đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, thành viên Đoàn giám sát đã nêu một số ý kiến thẳng thắn.Trước hết, ông đánh giá cao việc trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược ngoại giao vaccine, tiến hành tiêm miễn phí, rộng rãi cho nhân dân.Tuy nhiên, ông Trí đề nghị cần đánh giá "về những thất bại trong sản xuất vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam".Dẫn chứng thực tế, trong khi thế giới thành công, làm chủ công nghệ vaccine phòng Covid-19, sản xuất số lượng lớn, với giá rẻ, thì Việt Nam đến nay vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện báo cáo, thử nghiệm… gây lãng phí lớn.Do đó, ông đề nghị, giai đoạn hiện nay cần ngừng sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 ở Việt Nam mà chỉ mua vaccine có chất lượng, với số lượng hợp lý để sử dụng.Cùng với đó, ông Nguyễn Anh Trí cũng đề nghị, cần rút bài học kinh nghiệm sâu sắc trong câu chuyện sản xuất vaccine Covid-19, đồng thời chuyển Quỹ vaccine Covid-19 sang chi dự phòng sản xuất vaccine cho các dịch bệnh mới phát sinh.Trước đó, hồi tháng 1 năm nay, phát biểu với Quốc hội về vấn đề sản xuất vaccine, ông Trí cũng nêu quan điểm, rằng Việt Nam đã ‘sai đường’ khi đặt mục tiêu sản xuất thành công vaccine Covid-19 trên vai doanh nghiệp tư nhân và đây là bài học lớn.Như đã biết, Việt Nam từng nghiên cứu và phát triển các vaccine Covid-19 như Nanocovax của Nanogen, vaccine Covivac của Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) và vaccine ARCT-154 do tập đoàn Vingroup tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Mỹ.Ngoài những vấn đề trên, ông Trí còn đề cập đến thực trạng tiền trực của cán bộ y tế cơ sở rất thấp, nhưng báo cáo của Chính phủ và Báo cáo giám sát không đề cập đến khó khăn này.Chuyên gia đồng thời bày tỏ quan ngại về tình trạng y tế trường học và y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức, cần được nêu trong báo cáo giám sát và có giải pháp cho vấn đề này.Công nhận lực lượng hy sinh trong công tác phòng chống dịchBáo cáo với Đoàn giám sát về một số ý kiến đề nghị có hình thức khen thưởng, biểu dương đối với lực lượng tham gia phòng chống dịch, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho biết, tính đến ngày 30/10/2022 đã có 1.802 trường hợp được khen thưởng thi đua.Trong đó 265 huân chương các loại, 1.537 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị bổ sung để Báo cáo giám sát toàn diện, khách quan.Ngoài công nhận liệt sĩ đối với lực lượng vũ trang, Bộ Nội vụ đề xuất hình thức khen thưởng phù hợp đối với lực lượng khác hy sinh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời tiếp tục phát hiện để biểu dương những trường hợp có nhiều đóng góp trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua.Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Tài chính cũng báo cáo về những vướng mắc trong công tác thanh quyết toán hàng hóa, vật tư trang thiết bị y tế vay mượn trong thời gian chống dịch, công tác thanh toán, quyết toán kinh phí, xác lập sở hữu toàn dân đối với các tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ; giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong chi ngân sách phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; cơ chế thanh toán cho doanh nghiệp và tổ chức liên quan trong việc xây dựng bệnh viện dã chiến.Không để lúng túng nếu dịch bệnh xảy raPhát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị nhấn mạnh trong Báo cáo kết quả thực hiện giám sát về sự đóng góp, tham gia của từng người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng tình với những tồn tại về việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng được báo cáo của Đoàn giám sát.Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội cho biết, phạm vi, đối tượng giám sát tập trung vào việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 chứ không giám sát chung về y tế.Ông Nguyễn Khắc Định đề nghị Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục phối hợp tham gia hoàn thiện dự thảo Báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
https://kevesko.vn/20230305/quyet-dinh-phut-cuoi-giai-quyet-cuc-mau-dong-mua-sam-vat-tu-y-te-cua-chinh-phu-21579800.html
https://kevesko.vn/20230301/covid-19-tiep-tuc-la-moi-de-doa-21495509.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/04/04/22217938_265:0:2996:2048_1920x0_80_0_0_ec88d12192286684d76099ca11259840.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19, covid-19 tại việt nam, bộ y tế việt nam, y tế
việt nam, ảnh hưởng về kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19, covid-19 tại việt nam, bộ y tế việt nam, y tế
Trước đó, ông Trí cũng thẳng thắn nhận xét, việc Việt Nam không sản xuất được vaccine Covid-19 là một bài học lớn.
Y tế cơ sở còn bộc lộ hạn chế
Sáng 4/4, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng" đã có buổi làm việc với
Chính phủ về nhiều nội dung quan trọng.
Trước phiên họp, Đoàn giám sát của Quốc hội đã thực hiện giám sát trực tiếp tại 10 tỉnh, thành phố, làm việc với 14 bộ, ngành.
Buổi làm việc với Chính phủ hôm nay là nhằm thảo luận để hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 4/2023.
Sau khi nghe dự thảo báo cáo, thảo luận tại buổi làm việc, nhiều đại biểu đề nghị làm rõ một số nội dung liên quan đến việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phòng chống dịch Covid-19, quy định cụ thể hơn về các giải pháp.
Cụ thể, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Trần Văn Lâm cho biết, qua giám sát cho thấy hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng đã ứng phó khá hiệu quả với dịch Covid-19 nhưng cũng bộc lộ những tồn tại, yếu kém.
Nguyên nhân là do đầu tư đối với
hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng của Việt Nam chưa tương xứng với yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Đề xuất dừng sản xuất vaccine nội địa
Phát biểu tại cuộc làm việc, ĐBQH Nguyễn Anh Trí, thuộc đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, thành viên Đoàn giám sát đã nêu một số ý kiến thẳng thắn.
Trước hết, ông đánh giá cao việc trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược ngoại giao vaccine, tiến hành tiêm miễn phí, rộng rãi cho nhân dân.
Tuy nhiên, ông Trí đề nghị cần đánh giá "về những thất bại trong sản xuất vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam".
Dẫn chứng thực tế, trong khi thế giới thành công, làm chủ công nghệ vaccine phòng Covid-19, sản xuất số lượng lớn, với giá rẻ, thì Việt Nam đến nay vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện báo cáo, thử nghiệm… gây lãng phí lớn.
Do đó, ông đề nghị, giai đoạn hiện nay cần ngừng sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 ở Việt Nam mà chỉ mua vaccine có chất lượng, với số lượng hợp lý để sử dụng.
Cùng với đó, ông Nguyễn Anh Trí cũng đề nghị, cần rút bài học kinh nghiệm sâu sắc trong câu chuyện
sản xuất vaccine Covid-19, đồng thời chuyển Quỹ vaccine Covid-19 sang chi dự phòng sản xuất vaccine cho các dịch bệnh mới phát sinh.
Trước đó, hồi tháng 1 năm nay, phát biểu với Quốc hội về vấn đề sản xuất vaccine, ông Trí cũng nêu quan điểm, rằng Việt Nam đã ‘sai đường’ khi đặt mục tiêu sản xuất thành công vaccine Covid-19 trên vai doanh nghiệp tư nhân và đây là bài học lớn.
Như đã biết, Việt Nam từng nghiên cứu và phát triển các vaccine Covid-19 như Nanocovax của Nanogen, vaccine Covivac của Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) và vaccine ARCT-154 do tập đoàn Vingroup tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Mỹ.
Ngoài những vấn đề trên, ông Trí còn đề cập đến thực trạng tiền trực của cán bộ y tế cơ sở rất thấp, nhưng báo cáo của Chính phủ và Báo cáo giám sát không đề cập đến khó khăn này.
Chuyên gia đồng thời bày tỏ quan ngại về tình trạng y tế trường học và y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức, cần được nêu trong báo cáo giám sát và có giải pháp cho vấn đề này.
Công nhận lực lượng hy sinh trong công tác phòng chống dịch
Báo cáo với Đoàn giám sát về một số ý kiến đề nghị có hình thức khen thưởng, biểu dương đối với lực lượng tham gia phòng chống dịch, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho biết, tính đến ngày 30/10/2022 đã có 1.802 trường hợp được khen thưởng thi đua.
Trong đó 265 huân chương các loại, 1.537 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị bổ sung để Báo cáo giám sát toàn diện, khách quan.
Ngoài công nhận liệt sĩ đối với lực lượng vũ trang,
Bộ Nội vụ đề xuất hình thức khen thưởng phù hợp đối với lực lượng khác hy sinh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời tiếp tục phát hiện để biểu dương những trường hợp có nhiều đóng góp trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua.
Tại buổi làm việc, đại diện
Bộ Tài chính cũng báo cáo về những vướng mắc trong công tác thanh quyết toán hàng hóa, vật tư trang thiết bị y tế vay mượn trong thời gian chống dịch, công tác thanh toán, quyết toán kinh phí, xác lập sở hữu toàn dân đối với các tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ; giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong chi ngân sách phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; cơ chế thanh toán cho doanh nghiệp và tổ chức liên quan trong việc xây dựng bệnh viện dã chiến.
Không để lúng túng nếu dịch bệnh xảy ra
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị nhấn mạnh trong Báo cáo kết quả thực hiện giám sát về sự đóng góp, tham gia của từng người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống
dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng tình với những tồn tại về việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng được báo cáo của Đoàn giám sát.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội cho biết, phạm vi, đối tượng giám sát tập trung vào việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 chứ không giám sát chung về y tế.
Ông Nguyễn Khắc Định đề nghị Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục phối hợp tham gia hoàn thiện dự thảo Báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
"Mục tiêu cuối cùng là Nghị quyết sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, tháo gỡ tất cả vướng mắc hiện nay và có tầm nhìn trong tương lai nếu có dịch bệnh xảy ra sẽ không bị động, lúng túng. Đồng thời, giúp hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng có bước phát triển mới, đóng góp chung vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân", - ông Định nhấn mạnh.