https://kevesko.vn/20230414/mau-voi-biet-thu-co-49-tran-hung-dao-trung-tu-14-ty-dong-bi-che-quan-hoan-kiem-noi-gi-22430332.html
Màu vôi biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo trùng tu 14 tỷ đồng bị “chê”, Quận Hoàn Kiếm nói gì?
Màu vôi biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo trùng tu 14 tỷ đồng bị “chê”, Quận Hoàn Kiếm nói gì?
Sputnik Việt Nam
Gần đây, cộng đồng kiến trúc đang xôn xao về màu vôi mới được áp dụng cho căn biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), sau dự án trùng tu trị giá hơn 14 tỷ đồng... 14.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-14T18:07+0700
2023-04-14T18:07+0700
2023-04-14T18:07+0700
việt nam
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/04/0e/22431708_0:123:1060:720_1920x0_80_0_0_9254a2cbf089521470b64d0df1c602fb.jpg
Theo một số chuyên gia, các bên liên quan cần tổ chức sớm một cuộc báo cáo, trưng bày kết quả công khai dự án bảo tồn này để mọi người hiểu, từ đó đưa ra ý kiến ủng hộ hay phản đối.Văn bản của UBND quận Hoàn KiếmMới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã có văn bản gửi các cơ quan báo chí về việc bảo tồn biệt thự Pháp cổ tại số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài.Nội dung văn bản nêu rõ, ngôi biệt thự này nằm trong dự án bảo tồn biệt thự mẫu, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc của khu phố cũ Hà Nội.Dự án này sẽ giới thiệu những kỹ thuật cơ bản trong việc bảo tồn, trùng tu một số công trình kiến trúc Pháp, qua đó nâng cao ý thức cộng đồng về bảo tồn di sản.Kể từ năm 2016, dự án trùng tu biệt thự mẫu ở số 49 Trần Hưng Đạo được nghiên cứu trong khuôn khổ hợp tác giữa TP.Hà Nội và vùng Ile-de-France (Pháp), cụ thể là giữa quận Hoàn Kiếm và cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France.Diện tích đất của căn biệt thự lên tới hơn 990 m2. Ngôi nhà được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Theo đại diện nhà đầu tư, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 14,7 tỷ đồng, nhưng trong quá trình tu bổ dự kiến sẽ phát sinh thêm kinh phí vì một số hạng mục cần phải điều chỉnh.Tháng 4/2022, UBND quận Hoàn Kiếm bắt đầu khởi công thực hiện dự án. Sau 1 năm thực hiện, hiện công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện.Chính quyền địa phương cho biết, trong quá trình thi công, tu bổ biệt thự, các chuyên gia Pháp và Việt Nam đã tiến hành "khảo cổ học công trình" để tìm ra màu sắc, vật liệu và các chi tiết gốc.Trên cơ sở kết quả khảo cổ, nhóm chuyên gia quyết định sử dụng lại các vật liệu màu sắc gốc theo như công trình được xây dựng ban đầu.Theo đó, sau khi hoàn thành, quận sẽ phát huy giá trị công trình trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội. Đây sẽ là địa điểm để giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cũ; đồng thời là nơi gặp gỡ, trao đổi, kết nối giữa các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và người dân tìm hiểu, tham quan về các giá trị di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc.Nhiều người “không ưa” màu vôiLiên quan đến dự án nói trên, một số ý kiến trong cộng đồng và giới chuyên gia về kiến trúc và bảo tồn di sản bày tỏ thái độ ‘không ưa’ màu vôi quá ‘kệch’ của căn biệt thự cổ đang được tu bổ.Theo đó, việc tu bổ này trước đó từng nhận được nhiều lời ngợi khen bởi căn biệt thự từng được xem là "biệt thự ma", bị bỏ hoang giữa đất vàng nhiều năm nay đã được hồi sinh.Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án này, không chỉ công trình được trùng tu mà các cây cổ thụ trong sân vườn của biệt thự cũng được bảo vệ.Thế nhưng, đến khi dự án đang đi vào những công đoạn cuối cùng thì cả giới chuyên môn và cộng đồng lại có phần “ngỡ ngàng” với màu vôi vừa được phủ lên ngôi biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo.Mức độ phản ứng của mọi người khác nhau, tùy vào độ hiểu biết về chuyên môn cũng như dự án. Có người gay gắt, có người ôn hòa hơn, nhưng đa số đều không thích màu vôi của công trình.Một số người thậm chí còn bày tỏ sự hoài nghi với số tiền cho dự án trùng tu căn biệt thự cổ hai tầng lên tới 14 tỷ đồng.Ý kiến chuyên giaVề vấn đề này, GS.TS.KTS. Doãn Minh Khôi – Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị (UAI) trực thuộc Đại học Xây dựng Hà Nội, đơn vị tư vấn thiết kế của dự án – cho biết, các Biệt thự trăm đã dựa theo nghiên cứu tài liệu cũng như khảo sát thực tiễn để đưa ra các quyết định tu bổ theo màu gốc.Nói với Tuổi Trẻ Online, ông Khôi cho hay, dù cho quét lại màu gốc nhưng vẫn cần một thời gian để công trình có màu thời gian như màu công trình gốc. Các chuyên gia Pháp lựa chọn màu như vậy bởi họ đã nắm bắt, nghiên cứu dữ liệu tiếng Pháp, từ nước Pháp về công trình này và đây là điểm mà họ rất có lợi thế.Tuy nhiên, ông Khôi cũng thẳng thắn thừa nhận, ông không thích màu vôi hiện tại. Từ góc độ một chuyên gia, ông hiểu màu vôi hiện tại "nhìn không ưng nhưng nếu làm cho ưng mắt mọi người thì sẽ thành giả cổ".Cũng theo ông, sau khi có dư luận phản ánh về màu sắc công trình, các chuyên gia Pháp và Việt Nam làm công trình này vẫn chưa trao đổi thêm để có quyết định mới.Về phần mình, KTS. Lê Việt Hà, người sáng lập trang Ashui.com, cho rằng để nói về màu sắc của công trình này thì phải dựa trên nghiên cứu kỹ tài liệu về dự án, trực tiếp khảo sát chứ không thể chỉ bình luận qua ảnh chụp.Do đó, ông Hà đề nghị các bên liên quan cần tổ chức sớm một cuộc báo cáo, trưng bày kết quả công khai dự án bảo tồn này để mọi người hiểu, từ đó mới có thể đưa ra ý kiến ủng hộ hay phản đối đúng.
https://kevesko.vn/20221217/20039064.html
https://kevesko.vn/20180329/ty-phu-xay-hon-200-biet-thu-tang-dan-lang-va-cai-ket-dang-5100858.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/04/0e/22431708_0:0:1060:795_1920x0_80_0_0_f0ebe90b7e6ce6a5602f419af3becc71.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xã hội
Màu vôi biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo trùng tu 14 tỷ đồng bị “chê”, Quận Hoàn Kiếm nói gì?
Gần đây, cộng đồng kiến trúc đang xôn xao về màu vôi mới được áp dụng cho căn biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), sau dự án trùng tu trị giá hơn 14 tỷ đồng được coi là kiểu mẫu.
Theo một số chuyên gia, các bên
liên quan cần tổ chức sớm một cuộc báo cáo, trưng bày kết quả công khai dự án bảo tồn này để mọi người hiểu, từ đó đưa ra ý kiến ủng hộ hay phản đối.
Văn bản của UBND quận Hoàn Kiếm
Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã có văn bản gửi các cơ quan báo chí về việc bảo tồn biệt thự Pháp cổ tại số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài.
Nội dung văn bản nêu rõ, ngôi biệt thự này nằm trong dự án bảo tồn biệt thự mẫu, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc của khu phố cũ Hà Nội.
Dự án này sẽ giới thiệu những kỹ thuật cơ bản trong việc bảo tồn, trùng tu một số công trình kiến trúc Pháp, qua đó nâng cao ý thức cộng đồng về bảo tồn di sản.
Kể từ năm 2016, dự án trùng tu biệt thự mẫu ở số 49 Trần Hưng Đạo được nghiên cứu trong khuôn khổ hợp tác giữa TP.Hà Nội và vùng Ile-de-France (Pháp), cụ thể là giữa quận Hoàn Kiếm và cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France.
17 Tháng Mười Hai 2022, 09:16
Diện tích đất của căn biệt thự lên tới hơn 990 m2. Ngôi nhà được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Theo đại diện nhà đầu tư, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 14,7 tỷ đồng, nhưng trong quá trình tu bổ dự kiến sẽ phát sinh thêm kinh phí vì một số hạng mục cần phải điều chỉnh.
Tháng 4/2022, UBND quận Hoàn Kiếm bắt đầu khởi công thực hiện dự án. Sau 1 năm thực hiện, hiện công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Chính quyền địa phương cho biết, trong quá trình thi công, tu bổ biệt thự, các chuyên gia Pháp và Việt Nam đã tiến hành "khảo cổ học công trình" để tìm ra màu sắc, vật liệu và các chi tiết gốc.
Trên cơ sở kết quả khảo cổ, nhóm chuyên gia quyết định sử dụng lại các vật liệu màu sắc gốc theo như công trình được xây dựng ban đầu.
“Hiện tại, các chuyên gia đang quét thử nghiệm một số màu vôi để lựa chọn ra màu vôi gốc nhằm đảm bảo tính chân xác tối đa cho công trình. Màu vôi tường hiện nay chưa phải là màu chính thức của công trình”, văn bản cho biết.
Theo đó, sau khi hoàn thành, quận sẽ phát huy giá trị công trình trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội. Đây sẽ là địa điểm để giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cũ; đồng thời là nơi gặp gỡ, trao đổi, kết nối giữa các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và người dân tìm hiểu, tham quan về các giá trị di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc.
Nhiều người “không ưa” màu vôi
Liên quan đến dự án nói trên, một số ý kiến trong cộng đồng và giới chuyên gia về kiến trúc và bảo tồn di sản bày tỏ thái độ ‘không ưa’ màu vôi quá ‘kệch’ của căn biệt thự cổ đang được tu bổ.
Theo đó, việc tu bổ này trước đó từng nhận được nhiều lời ngợi khen bởi căn biệt thự từng được xem là "biệt thự ma", bị bỏ hoang giữa đất vàng nhiều năm nay đã được hồi sinh.
Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án này, không chỉ công trình được trùng tu mà các cây cổ thụ trong sân vườn của biệt thự cũng được bảo vệ.
Thế nhưng, đến khi dự án đang đi vào những công đoạn cuối cùng thì cả giới chuyên môn và cộng đồng lại có phần “ngỡ ngàng” với màu vôi vừa được phủ lên ngôi biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo.
Mức độ phản ứng của mọi người khác nhau, tùy vào độ hiểu biết về chuyên môn cũng như dự án. Có người gay gắt, có người ôn hòa hơn, nhưng đa số đều không thích màu vôi của công trình.
Một số người thậm chí còn bày tỏ sự hoài nghi với số tiền cho dự án trùng tu căn biệt thự cổ hai tầng lên tới 14 tỷ đồng.
Về vấn đề này, GS.TS.KTS. Doãn Minh Khôi – Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị (UAI) trực thuộc Đại học Xây dựng Hà Nội, đơn vị tư vấn thiết kế của dự án – cho biết, các Biệt thự trăm đã dựa theo nghiên cứu tài liệu cũng như khảo sát thực tiễn để đưa ra các quyết định tu bổ theo màu gốc.
Nói với Tuổi Trẻ Online, ông Khôi cho hay, dù cho quét lại màu gốc nhưng vẫn cần một thời gian để công trình có màu thời gian như màu công trình gốc.
Các chuyên gia Pháp lựa chọn màu như vậy bởi họ đã nắm bắt, nghiên cứu dữ liệu tiếng Pháp, từ nước Pháp về công trình này và đây là điểm mà họ rất có lợi thế.
Tuy nhiên, ông Khôi cũng thẳng thắn thừa nhận, ông không thích màu vôi hiện tại. Từ góc độ một chuyên gia, ông hiểu màu vôi hiện tại "nhìn không ưng nhưng nếu làm cho ưng mắt mọi người thì sẽ thành giả cổ".
Cũng theo ông, sau khi có dư luận phản ánh về màu sắc công trình, các chuyên gia Pháp và Việt Nam làm công trình này vẫn chưa trao đổi thêm để có quyết định mới.
Về phần mình, KTS. Lê Việt Hà, người sáng lập trang Ashui.com, cho rằng để nói về màu sắc của công trình này thì phải dựa trên nghiên cứu kỹ tài liệu về dự án, trực tiếp khảo sát chứ không thể chỉ bình luận qua ảnh chụp.
Do đó, ông Hà đề nghị các bên liên quan cần tổ chức sớm một cuộc báo cáo, trưng bày kết quả công khai dự án bảo tồn này để mọi người hiểu, từ đó mới có thể đưa ra ý kiến ủng hộ hay phản đối đúng.