Việt Nam bị Mỹ đối xử bất công

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtCán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2023 ước tính xuất siêu trên 4,07 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2023 ước tính xuất siêu trên 4,07 tỷ USD. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2023
Đăng ký
Mỹ đang gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam và chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, dẫn đến gây thiệt thòi lớn trong các vụ việc điều tra hàng hoá.
Mới nhất, giá để đồ bằng thép của Việt Nam cũng bị đề nghị điều tra tại Mỹ.

Giá để đồ bằng thép của Việt Nam “vào tầm ngắm”

Hoa Kỳ đã nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với giá để đồ bằng thép nhập khẩu, theo Cổng TTĐT Bộ Công Thương.
Cụ thể, thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới đây đã nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với giá để đồ bằng thép không dùng bu-lông được đóng gói sẵn nhập khẩu từ từ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Đài Loan. Sản phẩm bị đề nghị điều tra thuộc mã HS: 9403.20.0075.
Thành phố Hồ Chí Minh: Lễ hội “Nông sản đặc sản vùng miền 2023” - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2023
Bất chấp lạm phát, Mỹ mua hàng Việt Nam nhiều nhất
Theo dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 32,7 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Mỹ, đứng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu nói trên sang Hoa Kỳ (sau Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan).
Theo quy định điều tra của Mỹ, DOC sẽ có thời 20 ngày kể từ ngày ngày nhận đơn đề nghị để xem xét việc khởi xướng điều tra vụ việc.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của vụ việc, chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá của Mỹ.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra và Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Mỹ đã điều tra 53 vụ việc với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Mỹ hiện là quốc gia áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Lũy kế đến hết tháng 12/2022, Mỹ đã điều tra 53 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, riêng năm 2022 có 11 vụ việc.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ năm 2022 đạt gần 124 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021.
Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 110 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2021, chiếm 29,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ đạt gần 14,5 tỷ USD, giảm 5% và chiếm tỷ trọng 4% tổng nhập khẩu cả nước. Thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ đạt 95 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2021.
IPhone 14 tại buổi ra mắt của Apple ở Cupertino, California - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2023
Việt Nam sản xuất 210 triệu chiếc điện thoại, bất ngờ đóng góp của Samsung
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu như hiện tại, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ phải đối mặt với thách thức liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM).
Nếu trước đây, chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn mới bị dính kiện, thì nay, cả những nhóm hàng xuất khẩu với kim ngạch không đáng kể cũng dễ dàng bị kiện. Ngoài Mỹ, EU, Australia…, động thái sử dụng công cụ phòng vệ thương mại đã lan sang cả những nước mới có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, như Mexico, Canada.
Bộ Công Thương, các chuyên gia thời gian qua cũng lưu ý, hiện Mỹ đang gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam và chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, dẫn đến gây thiệt thòi lớn trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Thêm nữa, theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tính đến hết tháng 12/2022, Mỹ đã điều tra 53 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chiếm khoảng 25% tổng số vụ việc nước ngoài điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể, trong năm 2022, Mỹ đã khởi xướng điều tra mới 12 vụ việc, trong đó chủ yếu là điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (11 vụ). Các mặt hàng bị điều tra gồm các sản phẩm thép, pin năng lượng mặt trời, tủ gỗ, ghim dập, thép dây. Cùng với đó, Mỹ cũng tiến hành rà soát một số biện pháp phòng vệ thương mại đã áp dụng trước đó, như rà soát hành chính thuế chống trợ cấp (CTC) với lốp xe, rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) với cá tra, basa.
Nhờ có sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, một số vụ việc đã đạt được kết quả tích cực. Chẳng hạn, theo thông tin trên Doanh nghiệp và Kinh doanh, việc điều tra chống lẩn tránh thuế với pin năng lượng mặt trời, có khoảng 98% kim ngạch xuất khẩu pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam không bị áp thuế hoặc có thể sử dụng cơ chế tự xác nhận để được miễn áp thuế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp khác có thể tham gia cơ chế miễn thuế theo tuyên bố ngày 6/6/2022 của Tổng thống Joe Biden với thời hạn lên đến 24 tháng. Còn với vụ việc điều tra chống lẩn tránh với thép dây không gỉ, Mỹ sơ bộ kết luận Việt Nam không lẩn tránh thuế.
Hay như việc rà soát hành chính thuế CBPG tôm nước ấm đông lạnh, Mỹ đã hủy bỏ đợt rà soát POR14 và POR15. Mức thuế cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam được duy trì một cách tích cực, hai bị đơn bắt buộc và 29 công ty được hưởng thuế suất riêng rẽ đều ở mức 0%.
Vụ việc rà soát hành chính thuế CBPG cá tra – basa, khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam không bị áp thuế CBPG, trong đó có một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn như CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Nam Việt, CTCP Thủy sản Nha Trang.
Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 22 - AgroViet 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Xuất khẩu Việt Nam đang gặp nhiều thách thức?

Để tránh bị điều tra bất công

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương đã đề nghị các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và xuất khẩu luôn luôn chú ý đến nguồn gốc nguyên liệu, không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ các nước hiện đang bị áp dụng các biện pháp về phòng vệ thương mại.
Quan trọng, trong quá trình sản xuất và xuất khẩu phải luôn luôn tạo được các giá trị gia tăng, giá trị thặng dư trên sản phẩm xuất khẩu, qua đó cũng góp phần tăng giá trị xuất khẩu tuyệt đối cũng như mang lại các lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, như hạn chế các vụ việc về phòng vệ thương mại chống lại hàng hoá của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала