https://kevesko.vn/20230501/dang-sau-viec-ong-pham-nhat-vuong-rot-tien-tan-vao-vinfast-22752822.html
Đằng sau việc ông Phạm Nhật Vượng rót “tiền tấn” vào VinFast
Đằng sau việc ông Phạm Nhật Vượng rót “tiền tấn” vào VinFast
Sputnik Việt Nam
Trong vòng một năm tới đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ hiến tặng 1 tỷ USD từ nguồn tài sản cá nhân cho VinFast. Tập đoàn Vingroup cũng tài trợ không hoàn lại... 01.05.2023, Sputnik Việt Nam
2023-05-01T16:32+0700
2023-05-01T16:32+0700
2023-05-01T16:32+0700
việt nam
phạm nhật vượng
vinfast
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0b/9716034_0:0:1200:676_1920x0_80_0_0_9ef765eca9bd076d9860cb354ce09f03.jpg
Với thỏa thuận tài trợ thêm 2,5 tỷ USD nói trên, ông Phạm Nhật Vượng, Vingroup và các công ty liên kết, các bên cho vay sẽ nâng tổng số tiền rót vào VinFast lên con số khổng lồ hơn 10 tỷ đô la Mỹ.Tính đến cuối quý 1/2023, Vingroup đã đầu tư hơn 65.729 tỷ đồng để góp vốn vào VinFast. So với thời điểm hãng xe được thành lập tháng 6/2017, khoản đầu tư đã tăng hơn 12,5 lần (con số ban đầu là 5.250 tỷ đồng).Ông Vượng rót bao nhiêu vào VinFast?Trong bối cảnh ngành xe điện toàn cầu ngày càng cạnh tranh khốc liệt, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng vừa quyết định ký thỏa thuận cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD cho Công ty CP VinFast.Đây sẽ nguồn lực quan trọng để hãng xe điện này tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hoa Kỳ.Với thoả thuận này, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng sẽ hiến tặng 1 tỷ USD từ nguồn tài sản cá nhân cho VinFast. Trong khi đó, Vingroup sẽ tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD cho VinFast, đồng thời cho VinFast vay 1 tỷ USD với thời hạn tối đa 5 năm.Từ khi thành lập vào năm 2017, VinFast đã trở thành công ty con quan trọng trong chiến lược sản xuất và kinh doanh toàn cầu của Vingroup. Hãng liên tục được Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót vốn.Hỗ trợ to lớn từ VingroupTrong báo cáo tài chính riêng lẻ do Vingroup công bố, tính đến cuối quý 1/2023, tập đoàn đã đầu tư tổng cộng gần 162.200 tỷ đồng vào các công ty con. Trong số đó, chỉ riêng khoản đầu tư vào VinFast đã lên tới 65.729 tỷ đồng, chiếm gần 41% tổng giá trị đầu tư góp vốn vào công ty con của tập đoàn.So với thời điểm hãng xe được thành lập tháng 6/2017, khoản đầu tư đã tăng hơn 12,5 lần (con số ban đầu là 5.250 tỷ đồng).Khoản đầu tư vào VinFast thậm chí vượt xa các khoản đầu tư mà Vingroup chi cho nhóm công ty quan trọng khác như Vinpearl trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, vui chơi giải trí (38.034 tỷ đồng) và Vinhomes trong mảng kinh doanh bất động sản (21.992 tỷ đồng).Trong hồ sơ IPO gửi đến Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), VinFast cho biết, tính đến cuối năm 2022, Vingroup và các công ty liên kết, các bên cho vay bên ngoài đã tài trợ khoảng 8,2 tỷ USD cho chi phí hoạt động và đầu tư của công ty.Với thỏa thuận tài trợ thêm 2,5 tỷ USD lần này, ông Phạm Nhật Vượng, Vingroup và các công ty liên kết, các bên cho vay sẽ nâng tổng số tiền rót vào VinFast lên hơn 10 tỷ USD.Đặc biệt, theo VinFast, tập đoàn mẹ Vingroup cũng đã gửi thư hỗ trợ với nội dung "Vingroup có khả năng và sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính đủ để đáp ứng nhu cầu tiếp tục hoạt động".Cũng trong hồ sơ IPO, VinFast cho biết sẽ "yêu cầu vốn bổ sung đáng kể", dự kiến đến từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, cũng như nguồn vốn của các bên liên quan.Theo Reuters, định giá của VinFast được kỳ vọng lên đến khoảng 60 tỷ USD, trong khi Bloomberg ước tính con số ít nhất khoảng 50 tỷ USD. Bloomberg cũng cho rằng, Vingroup có thể huy động được 3 tỷ USD từ kế hoạch IPO ở Mỹ, qua đó trở thành doanh nghiệp niêm yết lớn nhất Việt Nam.Ngoài ra, các khoản vay quốc tế của VinFast và trái phiếu phát hành trong nước hầu như đều được bảo lãnh bởi Vingroup và các bên liên quan. Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2021, Vingroup đã bảo lãnh khoản vay 200 triệu USD cho VinFast theo hợp đồng tín dụng giữa VinFast và Credit Suisse AG Chi nhánh Singapore.Ngoài ra, Vingroup cũng bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang cho toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của VinFast liên quan đến lô trái phiếu 5.000 tỷ đồng, bảo đảm bằng cổ phiếu VHM.Đến cuối năm 2022, lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng của VinFast do Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) tư vấn phát hành đã được thanh toán đầy đủ cả lãi và gốc. Đây là các trái phiếu đáo hạn trong tháng 12 cùng năm, được bảo lãnh thanh toán bởi Tập đoàn Vingroup.Lấn sân sang thị trường nước ngoàiNhờ sự hỗ trợ lớn từ tập đoàn mẹ và các bên liên quan, thông qua cả hình thức góp vốn, cho vay và bảo lãnh, hãng xe VinFast đã nhanh chóng cho ra mắt các mẫu xe hơi, xe máy điện và ôtô điện. Từ năm 2022, VinFast thông báo chuyển hẳn sang sản xuất các dòng xe thuần điện.Đến nay, hãng đã trình làng 6 mẫu ôtô điện phủ khắp các phân khúc phổ thông A, B, C, D, E và một mẫu xe buýt điện, 9 dòng xe máy điện.Không chỉ thị trường trong nước, VinFast còn tập trung đẩy mạnh mở rộng sản xuất ra thị trường nước ngoài. Vừa qua, hãng đã xin điều chỉnh tăng thêm hơn 120 triệu euro, nâng khoản đầu tư của công ty lên hơn 200 triệu euro tại 3 thị trường Pháp, Đức và Hà Lan. Đây là 3 trụ sở chính của VinFast trong kế hoạch kinh doanh tại thị trường châu Âu, đã được hãng công bố hồi tháng 10 năm ngoái.Trong khi đó, tại thị trường Mỹ, VinFast đã tuyên bố thành lập một nhà máy sản xuất ở Bắc Carolina với tổng trị giá 4 tỷ USD.VinFast cũng đã xuất cảng lô xe VF 8 thứ hai gồm 1.879 chiếc tới Mỹ và Canada. Dự kiến lô xe điện này sẽ cập cảng và sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Mỹ vào tháng 5 và khách hàng Canada trong tháng 6 năm nay.Tại thị trường châu Âu, lô xe VF 8 đầu tiên với số lượng khoảng 700 chiếc dự kiến sẽ được VinFast xuất khẩu vào giữa tháng 7 năm nay. Bên cạnh việc sản xuất và giao xe đến các thị trường quốc tế, VinFast cũng liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn cầu.Ngoài thị trường Việt Nam, VinFast đã mở hơn 30 cửa hàng và xưởng dịch vụ tại Mỹ, Canada, Đức, Pháp và Hà Lan, sẵn sàng kinh doanh các dòng xe điện thông minh xuất khẩu từ Việt Nam.Hiện tại, VinFast Singapore, do Vingroup sở hữu 51,52% vốn, đang nắm trực tiếp 99,9% vốn tại Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast Việt Nam). Số vốn này được Vingroup chuyển cho VinFast Singapore từ tháng 12/2021 để thuận tiện cho việc IPO tại nước ngoài.Tập đoàn Vingroup từng cho biết, việc IPO VinFast tại Mỹ là nền tảng quan trọng trong chiến lược đưa VinFast trở thành thương hiệu toàn cầu.
https://kevesko.vn/20230426/ong-pham-nhat-vuong-lay-tien-tui-tang-vinfast-1-ty-usd-22679361.html
https://kevesko.vn/20230306/tinh-toan-cua-ong-pham-nhat-vuong-khi-lap-hang-taxi-va-cho-thue-o-to-xe-may-dien-vinfast-21610254.html
https://kevesko.vn/20221121/da-ro-ngay-xe-dien-vinfast-cua-ong-pham-nhat-vuong-chinh-thuc-xuat-khau-sang-my-19425922.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0b/9716034_115:0:1107:744_1920x0_80_0_0_2e2ce13d57d7943f55bfcf42840d0157.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, phạm nhật vượng, vinfast, kinh tế
việt nam, phạm nhật vượng, vinfast, kinh tế
Với thỏa thuận tài trợ thêm 2,5 tỷ USD nói trên,
ông Phạm Nhật Vượng, Vingroup và các công ty liên kết, các bên cho vay sẽ nâng tổng số tiền rót vào VinFast lên con số khổng lồ hơn 10 tỷ đô la Mỹ.
Tính đến cuối quý 1/2023, Vingroup đã đầu tư hơn 65.729 tỷ đồng để góp vốn vào VinFast. So với thời điểm hãng xe được thành lập tháng 6/2017, khoản đầu tư đã tăng hơn 12,5 lần (con số ban đầu là 5.250 tỷ đồng).
Ông Vượng rót bao nhiêu vào VinFast?
Trong bối cảnh ngành xe điện toàn cầu ngày càng cạnh tranh khốc liệt, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng vừa quyết định ký thỏa thuận cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD cho Công ty CP VinFast.
Đây sẽ nguồn lực quan trọng để hãng xe điện này tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hoa Kỳ.
Với thoả thuận này, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng sẽ hiến tặng 1 tỷ USD từ nguồn tài sản cá nhân cho VinFast. Trong khi đó, Vingroup sẽ tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD cho VinFast, đồng thời cho VinFast vay 1 tỷ USD với thời hạn tối đa 5 năm.
Từ khi thành lập vào năm 2017, VinFast đã trở thành công ty con quan trọng trong chiến lược sản xuất và kinh doanh toàn cầu của Vingroup. Hãng liên tục được Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót vốn.
Hỗ trợ to lớn từ Vingroup
Trong báo cáo tài chính riêng lẻ do Vingroup công bố, tính đến cuối quý 1/2023, tập đoàn đã đầu tư tổng cộng gần 162.200 tỷ đồng vào các công ty con. Trong số đó, chỉ riêng khoản đầu tư vào VinFast đã lên tới 65.729 tỷ đồng, chiếm gần 41% tổng giá trị đầu tư góp vốn vào công ty con của tập đoàn.
So với thời điểm hãng xe được thành lập tháng 6/2017, khoản đầu tư đã tăng hơn 12,5 lần (con số ban đầu là 5.250 tỷ đồng).
Khoản đầu tư vào VinFast thậm chí vượt xa các khoản đầu tư mà Vingroup chi cho nhóm công ty quan trọng khác như Vinpearl trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, vui chơi giải trí (38.034 tỷ đồng) và Vinhomes trong mảng kinh doanh bất động sản (21.992 tỷ đồng).
Trong hồ sơ IPO gửi đến Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), VinFast cho biết, tính đến cuối năm 2022, Vingroup và các công ty liên kết, các bên cho vay bên ngoài đã tài trợ khoảng 8,2 tỷ USD cho chi phí hoạt động và đầu tư của công ty.
Với thỏa thuận tài trợ thêm 2,5 tỷ USD lần này, ông Phạm Nhật Vượng, Vingroup và các công ty liên kết, các bên cho vay sẽ nâng tổng số tiền rót vào VinFast lên hơn 10 tỷ USD.
Đặc biệt, theo VinFast, tập đoàn mẹ Vingroup cũng đã gửi thư hỗ trợ với nội dung "Vingroup có khả năng và sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính đủ để đáp ứng nhu cầu tiếp tục hoạt động".
Cũng trong hồ sơ IPO, VinFast cho biết sẽ "yêu cầu vốn bổ sung đáng kể", dự kiến đến từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, cũng như nguồn vốn của các bên liên quan.
Theo Reuters, định giá của VinFast được kỳ vọng lên đến khoảng 60 tỷ USD, trong khi Bloomberg ước tính con số ít nhất khoảng 50 tỷ USD. Bloomberg cũng cho rằng, Vingroup có thể huy động được 3 tỷ USD từ kế hoạch IPO ở Mỹ, qua đó trở thành doanh nghiệp niêm yết lớn nhất Việt Nam.
“Chúng tôi tự tin với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng của mình trong quá trình chuẩn bị cho IPO này. Với những bước đi của mình, VinFast tiến được một bước nữa đến cột mốc lịch sử là được niêm yết trên sàn Nasdaq Global Select Market. Đó sẽ là một dấu mốc đáng nhớ tiếp theo của VinFast trên hành trình chinh phục thế giới”, - CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy nhấn mạnh.
Ngoài ra, các khoản vay quốc tế của VinFast và trái phiếu phát hành trong nước hầu như đều được bảo lãnh bởi Vingroup và các bên liên quan. Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2021, Vingroup đã bảo lãnh khoản vay 200 triệu USD cho VinFast theo hợp đồng tín dụng giữa VinFast và Credit Suisse AG Chi nhánh Singapore.
Ngoài ra, Vingroup cũng bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang cho toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của VinFast liên quan đến lô trái phiếu 5.000 tỷ đồng, bảo đảm bằng cổ phiếu VHM.
Đến cuối năm 2022, lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng của VinFast do Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) tư vấn phát hành đã được thanh toán đầy đủ cả lãi và gốc. Đây là các trái phiếu đáo hạn trong tháng 12 cùng năm, được bảo lãnh thanh toán bởi Tập đoàn Vingroup.
Lấn sân sang thị trường nước ngoài
Nhờ sự hỗ trợ lớn từ tập đoàn mẹ và các bên liên quan, thông qua cả hình thức góp vốn, cho vay và bảo lãnh, hãng xe VinFast đã nhanh chóng cho ra mắt các mẫu xe hơi, xe máy điện và ôtô điện. Từ năm 2022, VinFast thông báo chuyển hẳn sang sản xuất các dòng xe thuần điện.
Đến nay, hãng đã trình làng 6 mẫu ôtô điện phủ khắp các phân khúc phổ thông A, B, C, D, E và một mẫu xe buýt điện, 9 dòng xe máy điện.
Không chỉ thị trường trong nước, VinFast còn tập trung đẩy mạnh mở rộng sản xuất ra thị trường nước ngoài. Vừa qua, hãng đã xin điều chỉnh tăng thêm hơn 120 triệu euro, nâng khoản đầu tư của công ty lên hơn 200 triệu euro tại 3 thị trường Pháp, Đức và Hà Lan. Đây là 3 trụ sở chính của VinFast trong kế hoạch kinh doanh tại thị trường châu Âu, đã được hãng công bố hồi tháng 10 năm ngoái.
Trong khi đó, tại thị trường Mỹ, VinFast đã tuyên bố thành lập một nhà máy sản xuất ở Bắc Carolina với tổng trị giá 4 tỷ USD.
21 Tháng Mười Một 2022, 15:34
VinFast cũng đã xuất cảng lô xe VF 8 thứ hai gồm 1.879 chiếc tới Mỹ và Canada. Dự kiến lô xe điện này sẽ cập cảng và sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Mỹ vào tháng 5 và khách hàng Canada trong tháng 6 năm nay.
Tại thị trường châu Âu,
lô xe VF 8 đầu tiên với số lượng khoảng 700 chiếc dự kiến sẽ được VinFast xuất khẩu vào giữa tháng 7 năm nay. Bên cạnh việc sản xuất và giao xe đến các thị trường quốc tế, VinFast cũng liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn cầu.
Ngoài thị trường Việt Nam, VinFast đã mở hơn 30 cửa hàng và xưởng dịch vụ tại Mỹ, Canada, Đức, Pháp và Hà Lan, sẵn sàng kinh doanh các dòng xe điện thông minh xuất khẩu từ Việt Nam.
Hiện tại, VinFast Singapore, do Vingroup sở hữu 51,52% vốn, đang nắm trực tiếp 99,9% vốn tại Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast Việt Nam). Số vốn này được Vingroup chuyển cho VinFast Singapore từ tháng 12/2021 để thuận tiện cho việc IPO tại nước ngoài.
Tập đoàn Vingroup từng cho biết, việc IPO VinFast tại Mỹ là nền tảng quan trọng trong chiến lược đưa VinFast trở thành thương hiệu toàn cầu.