Những quốc gia nào sẽ chịu thiệt hại đầu tiên nếu Mỹ vỡ nợ?
07:02 07.05.2023 (Đã cập nhật: 17:16 07.05.2023)
© Sputnik / Natalia Seliverstova
/ Đăng ký
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã thông báo trong tuần này rằng họ đang gặp khó khăn trong việc tài trợ cho chính phủ liên bang và nếu không tìm ra giải pháp, họ có thể tuyên bố vỡ nợ từ ngày 1 tháng Sáu.
Về vấn đề này, nhà kinh tế kiêm nhà khoa học chính trị Mario Campa nói với Sputnik Mundo rằng điều đó có thể dẫn đến suy thoái.
"Có một số kết hợp kinh tế vĩ mô bất lợi cho đất nước và việc không giải quyết được vấn đề nợ trần có thể làm trầm trọng thêm tất cả những điều này và tạo tiền đề cho một cuộc suy thoái", - ông Campa nói.
Phó Giám đốc Phân tích Kinh tế Monex, ông Janneth Quiroz nhấn mạnh, một trong những nguyên nhân khiến Bộ Tài chính Mỹ rơi vào tình trạng này là cách chính phủ chi tiền.
"Lập trường hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mâu thuẫn với nhau. Đảng Cộng hòa kêu gọi cắt giảm chi tiêu. Về phía đảng Dân chủ, họ không muốn theo đuổi chính sách tài khóa chặt chẽ", - ông Janneth Quiroz giải thích.
Ông nói thêm rằng chiến lược được Bộ Tài chính sử dụng do Yellen lãnh đạo đã gây tranh cãi vì vấn đề này phải được thảo luận trước.
"Trong vài ngày hoặc vài tuần qua, điều này đã trở nên cấp bách hơn, bởi vì rõ ràng Hoa Kỳ đang thu vào ít hơn so với dự đoán đầu năm và chi ra nhiều hơn. Họ đang nhận được ít hơn do hoạt động kinh tế ít hơn và chi tiêu nhiều hơn, chủ yếu là do các khía cạnh liên quan đến vấn đề quân sự cuộc xung đột ở Ukraina", - ông Janneth Quiroz nói.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Mundo, chuyên gia kinh tế kiêm giáo sư Trường Ngân hàng và Kinh doanh (EBC) Angel Mendez Mercado cho rằng một nguyên nhân khác là nguồn thu thuế ở quốc gia Bắc Mỹ này bị giảm.
Suy thoái kinh tế
Nguồn thu thuế bị giảm.mở đường cho "suy thoái kinh tế". Thu thuế giảm hay khủng hoảng tài chính buộc chính phủ phải tăng chi tiêu để kích cầu kinh tế là những yếu tố gây áp lực lên nền kinh tế. Tuy nhiên, với một số chiến lược nhất định, họ có thể tránh hoặc cố gắng giảm thiểu một chút tác động này, theo ông Angel Mendez Mercado.
Theo ông Janneth Quiroz, một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc thiếu thỏa thuận giải quyết tình trạng thiếu nguồn lực là việc Mỹ bị hạ bậc xếp hạng chủ quyền.
"Nếu không đạt được thỏa thuận, mà chúng tôi bắt đầu thấy quá trình này đang tiến triển, thì sẽ tăng nguy cơ cơ quan xếp hạng sẽ cắt xếp hạng chủ quyền của Hoa Kỳ, bởi vì, cuối cùng, nếu cạn kiệt nguồn lực, điều đó sẽ làm tăng khả năng rằng đất nước sẽ không thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình", - phó giám đốc phân tích kinh tế của Monex cho biết thêm.
Các chuyên gia Campa và Mendez Mercado đồng ý rằng điều này cũng sẽ tạo ra bầu không khí bất an và mất lòng tin đối với chính quyền Biden. Về tác động toàn cầu, giáo sư lưu ý khu vực sẽ trải qua thời kỳ sóng gió là Bắc Mỹ, gồm Mỹ, Canada và Mexico.
"Canada và Mexico sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Trong năm 2008 và 2009, các ngân hàng Canada và Mexico không gặp nhiều vấn đề về tài chính như các ngân hàng của họ ở Mỹ, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, nếu có sự suy thoái trong hoạt động kinh tế, điều đó sẽ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực", - ông Campa nói.
Ngoài ra, điều đó sẽ buộc phần còn lại của thế giới ngừng sử dụng đồng đô la Mỹ làm ngoại tệ dự trữ toàn cầu. Ông Mendez Mercado cho biết, việc này sẽ làm suy yếu đồng USD đến mức "có thể có tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính toàn cầu, chưa kể đến các thị trường mới nổi".