Việt Nam tiếp tục "gọi" thành công 61 tỷ yên vốn ODA
11:27 22.05.2023 (Đã cập nhật: 14:14 22.05.2023)
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida chứng kiến trao đổi văn kiện ký kết các văn bản hợp tác ODA thế hệ mới
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn Giang
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima (Nhật Bản), Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã thay mặt Chính phủ trao đổi văn bản ký kết 3 dự án hợp tác ODA với tổng trị giá 61 tỷ yên (khoảng 500 triệu USD).
Như vậy, Nhật Bản hiện là đối tác song phương có các khoản viện trợ không hoàn lại và khoản vay ODA lớn nhất với Việt Nam.
Trả lời Dân Trí, Bộ trưởng Bộ Tài Chính cho biết 3 dự án hợp tác ODA vừa ký kết gồm Chương trình hỗ trợ ngân sách ODA thế hệ mới cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hậu Covid-19, dự án cải thiện hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương và dự án cải thiện hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng.
Trong đó, tính riêng Chương trình hỗ trợ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 50 tỷ yên, do Thủ tướng hai nước cam kết để hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Đáng chú ý, những khoản vay ODA mới này chỉ làm thủ tục trong vòng 1 năm là có thể giải ngân. Theo Bộ trưởng Tài chính, đây là chính sách đặc biệt Nhật Bản dành cho Việt Nam, báo hiệu một thời kỳ mới mở ra trong mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Thông tin thêm sau chuyến đi với Thanh Niên, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hiện đang bổ sung các phương án vào báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Hội đồng Thẩm định nhà nước, sau đó trình Thủ tướng.
Ông cho biết dự án đường sắt tốc độ cao dự kiến cần khoảng 65-70 tỷ USD, đó là số vốn rất lớn. Vì vậy, bên cạnh vốn từ ngân sách và huy động doanh nghiệp, Việt Nam tính tới các phương án vay ODA của Nhật Bản, Hàn Quốc, World Bank…
"Việt Nam đang đề xuất Nhật Bản tiếp tục cung cấp hỗ trợ nguồn vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng có tính chất chiến lược như đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ. Quan trọng là huy động nguồn vốn ODA nhưng phải là vốn có ưu đãi đặc biệt thì mới đem lại hiệu quả. "Việt Nam đang đề xuất Nhật Bản tiếp tục cung cấp hỗ trợ nguồn vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng có tính chất chiến lược như đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ. Quan trọng là huy động nguồn vốn ODA nhưng phải là vốn có ưu đãi đặc biệt thì mới đem lại hiệu quả. Nguồn vốn ODA ưu đãi sẽ đỡ gánh nặng cho ngân sách quốc gia trong bối cảnh chúng ta đang có nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đang cần sử dụng ngân sách", ông Thắng nói.
Dù vậy, để sử dụng ODA hiệu quả, lo lắng lớn nhất theo lãnh đạo Bộ GTVT là quy trình, thủ tục khiến kéo dài, dẫn tới khoản vay lãi suất ưu đãi có thể trở thành khoản vay lãi suất cao nếu kéo dài thời gian.
Bộ trưởng GTVT cũng cho biết thêm trong chuyến đi lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính rất quan tâm đến việc đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ nguồn vốn ODA thế hệ mới.
Thủ tướng cũng có nhiều cuộc gặp với các quốc gia lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Canada… để cùng các đối tác thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong phát triển kinh tế xã hội, đầu tư và thương mại.
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ GTVT kỳ vọng tới đây, Việt Nam sẽ cùng các quốc gia trong G7, G7 mở rộng có nhiều cơ hội hợp tác, đem lại lợi ích về phát triển kinh tế, xã hội để giúp Việt Nam và các nước cùng vượt qua những thách thức mang tính toàn cầu.