Xảy ra trường hợp như SCB, vi phạm liên quan tới thanh tra giám sát ngân hàng

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2023
Đăng ký
Việt Nam muốn ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo ngân hàng, đặc biệt là việc các đại gia đứng sau thao túng ngân hàng, gây rủi ro hệ thống.
Chiều 10/6, Quốc hội thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi.

Để xảy ra sự việc như SCB, vi phạm liên quan đến thanh tra giám sát ngân hàng

Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng an ninh (đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) đã nêu ý kiến cho biết, dự thảo luật đã có nhiều quy định để phòng ngừa các rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tuy vậy, cần bổ sung thêm nội dung đề phòng rủi ro cho hệ thống.
Nhắc lại các tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khi trình sửa luật lần này là phải phòng ngừa được rủi ro, và dự thảo luật lần này có nhiều nội dung thiết kế xoay quanh vấn đề này, tuy nhiên, ông An cho rằng, cần có thiết kế phòng ngừa rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Dẫn sự cố ngân hàng SCB vừa qua hay như việc một số ngân hàng ở Mỹ sụp đổ như một bài học nhãn tiền, đại biểu đề nghị bổ sung thêm nội dung phòng tránh rủi ro cho hệ thống. Theo đó, phải thiết kế thêm phần đề phòng rủi ro mang tính chất hệ thống để khi xảy ra sự cố, sự việc xảy ra có thể chống đỡ được ngay. Đó là những quy định mang tính chất để bảo đảm rủi ro cho hệ thống ở trong Luật Tổ chức tín dụng lần này.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2023
Vụ SCB-Vạn Thịnh Phát lộ hệ luỵ khi đại gia đứng sau các ngân hàng Việt Nam
Lưu ý có sự lòng vòng trong hệ thống tín dụng, theo ông Trịnh Xuân An, để chấm dứt sở hữu chéo, những chính sách đang thiết kế như chỉ giảm tỷ lệ cổ phần, giảm hạn mức cấp tín dụng vẫn chưa đủ mạnh.
"Đây là giải pháp mang tính chất thụ động, còn chấm dứt sở hữu chéo liên quan tới công khai minh bạch và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân dính dáng tới việc này. Do đó, vị đại biểu cho rằng, cần thiết đặt lại mô hình cơ quan giám sát, kiểm tra liên quan tới ngân hàng."
Nêu thực tế, để xảy ra trường hợp như Ngân hàng SCB, vi phạm đều liên quan tới cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, hiện luật mới thiết kế ở một điều, cần quy định rõ hơn thành một chương và cần có cơ quan thanh tra, kiểm tra hoạt động tín dụng mang tính độc lập. Hiện đã có quốc gia tái thành lập lại cơ quan này.
Theo ông, không nhất thiết giảm tỷ lệ cổ phần, room cấp vốn, thậm chí có thể cho phép sở hữu ở mức cao hơn, nhưng quản lý được để tổ chức cá nhân không dám, không thể sử dụng tài sản chéo với công ty của mình.
“Cần thiết chế mạnh mới có thể xử lý nghiêm”, - ông An nhấn mạnh biện pháp để ngăn sở hữu chéo.

Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng?

Nêu ra con số, hiện có khoảng 50 ngân hàng trong nước. ĐBQH Trịnh Xuân An đặt vấn đề với một nền kinh tế như Việt Nam, cần đánh giá số lượng ngân hàng bao nhiêu là đủ?
“Với nền kinh tế hiện nay, có bao nhiêu ngân hàng là đủ? Nếu không, chúng ta có nhiều ngân hàng quá dẫn tới sự cạnh tranh, sở hữu chéo, thậm chí rủi ro cho hệ thống”, - ông An băn khoăn.
Hiện nhiều ngân hàng đã đạt chuẩn, áp dụng chuẩn mực quốc tế Basel 2 và 3 - tiêu chuẩn quản trị rủi ro. Cần tiếp tục luật hoá các tiêu chuẩn Basel II và III tại dự thảo luật.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2023
SCB không sụp đổ nhờ sự linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ Việt Nam
Về cấp hạn mức tín dụng, ông An đồng tình thời điểm này có thể áp room tín dụng, tuy nhiên nếu đã áp chuẩn quốc tế trong quản trị rủi ro ngân hàng, tại sao vẫn duy trì mô hình hạn mức tín dụng? Do đó, theo ông, dự luật lần này cần có điều, mục quy định biện pháp quản trị rủi ro, để có hệ thống luật phù hợp hoàn cảnh Việt Nam, chuẩn mực quốc tế mà các ngân hàng đang áp dụng.

Tránh quyền lực tập trung vào "ông chủ, bà chủ" nào đó

Góp ý về tình trạng sở hữu chéo, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung (đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cho rằng, tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt là việc huy động vốn để cho vay giữa các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của các tập đoàn kinh tế tư nhân.
“Thực tế, vẫn có thể tồn tại các cổ đông lớn đứng danh hoặc không đứng danh trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành nắm cổ phần chi phối và điều hành ngân hàng”, - tướng Trung lưu ý.
Theo ông Trung, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của các cá nhân, tổ chức, tăng tính đại chúng của các tổ chức tín dụng và mở rộng thêm các diện đối tượng liên quan là cần thiết.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2023
Hậu SCB-Vạn Thịnh Phát, Chứng khoán Tân Việt TVSI bị kiểm soát đặc biệt
“Điều này giúp cơ cấu cổ đông của ngân hàng có độ phân tán hơn, lành mạnh hơn, tránh quyền tự quyết tập trung quá lớn, vào tay "ông chủ, bà chủ" nào đó. Từ đó hạn chế hành vi điều hành của tổ chức tín dụng theo hướng phục vụ cho các công ty "sân sau" hoặc lợi ích của cổ đông lớn, ngược lại làm tổn hại tới lợi ích của hệ thống ngân hàng nói chung và các cổ đông còn lại”, - Giám đốc Công an Hà Nội nói.
Tuy nhiên, theo ông, các giải pháp nêu trong dự thảo chỉ là giải pháp kỹ thuật để hạn chế các cổ đông lớn. Do đó, cần nghiên thêm các quy định, tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước để hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị điều hành để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, cần nghiên cứu, đề xuất thêm các biện pháp, giải pháp để quản lý, kiểm soát việc lách luật, sử dụng nhiều cá nhân pháp nhân khác đứng tên cổ phần tạo nhóm cổ đông lớn để điều hành các tổ chức tín dụng.

Quy định tính chính danh khi mở tài khoản ngân hàng

Về quy định về cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm, ĐBQH Nguyễn Hải Trung cho rằng, quy định dự thảo Luật chưa đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian trong thực tiễn của công tác phòng chống tội phạm, nhất là phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo trên không gian mạng.
Ông nhắc lại, hiện nay, tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng và công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, rửa tiền diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khi tội phạm xảy ra, lực lượng công an phải nhanh chóng triển khai truy xét dòng tiền và phong tỏa tài khoản.
“Tuy nhiên, với các quy định pháp luật hiện hành thì không đáp ứng được yêu cầu ngăn chặn kịp thời về chuyển tiền vào các đối tượng. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng liên tục chuyển tiền rất nhanh, nên số tiền thu hồi được rất ít so với số tiền người dân bị lừa”, - ông Trung cho biết.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, theo ông, cần thiết ban hành quy định và rút ngắn về thời gian cung cấp thông tin tài khoản khách hàng để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và có thể giao Chính phủ nghiên cứu quy định chi tiết.
 Ông Sachin N. Shah và lãnh đạo Manulife Việt Nam trao đổi với báo chí chiều 26/4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2023
Vì sao Công an TP.HCM chuyển Bộ Công an thụ lý vụ bảo hiểm Manulife và SCB?
Về quy định tính chính danh khi mở tài khoản ngân hàng, theo ông Trung, trong đấu tranh phòng chống tội phạm cao thời gian qua nổi bật lên các thủ đoạn sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản nhằm gây khó khăn, tránh né. Theo ông Trung, cần luật hóa quy định tính chính danh khi mở tài khoản.
Ngoài ra, theo ông Trung, trong luật này cần có quy định cụ thể về các điều kiện bắt buộc các tổ chức tín dụng phải có nền tảng công nghệ, cơ sở vật chất trong nhận diện khách hàng để đảm bảo tính chính danh.
“Các ngân hàng có trách nhiệm rà soát, phát hiện và phối hợp với cơ quan công an, các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về tài khoản không chính danh”, - tướng Trung khẳng định.

Thống đốc nêu giải pháp ngăn sở hữu chéo

Liên quan đến các quy định điều chỉnh giảm các giới hạn về sở hữu của cổ đông, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, dự thảo luật được thiết kế như vậy nhằm mục đích hướng đến hạn chế, chống việc thao túng và sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng.
“Đây cũng là yêu cầu của các cấp có thẩm quyền, từ Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội”, - Thống đốc cho hay.
Đi vào làm rõ hơn khái niệm người có liên quan, Thống đốc cho biết, dự thảo luật đã mở rộng phạm vi người có liên quan so với quy định người có liên quan quy định tại Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Luật Doanh nghiệp cũng có điều khoản cho rằng tùy theo tính chất đặc thù mà các luật khác có thể quy định về phạm vi người có liên quan. Với tính chất đặc thù của ngành ngân hàng liên quan đến tiền, dự thảo luật đã quy định theo hướng mở rộng người có liên quan.
Về ý kiến của đại biểu băn khoăn quy định như vậy có khắc phục triệt để được tình trạng sở hữu chéo hay không, Thống đốc cho biết, quy định là vậy nhưng muốn thực hiện quy định trong luật phải là vấn đề tổ chức thực hiện.
“Chúng ta đã có những quy định về sở hữu cổ đông, quy định về sở hữu chéo, chúng ta không cho phép xảy ra hiện tượng này. Trên thực tiễn, tỷ lệ sở hữu cũng như sở hữu chéo về cơ bản đã được khắc phục. Tuy nhiên, có thể các cổ đông nhờ những người có liên quan đứng tên và ngân hàng không thể nắm bắt được. Khi một số vụ án được đưa ra xét xử mới thấy có những trường hợp đứng tên sở hữu”, - bà Hồng nói.
Vì vậy, theo Thống đốc, các quy định này cũng chỉ là một cách để hạn chế, còn muốn giải quyết được đòi hỏi rất nhiều các công cụ, giải pháp từ nhiều cơ quan khác nhau. Thống đốc NHNN dẫn chứng việc minh bạch hóa về cơ sở dữ liệu các giao dịch dân cư hay cơ sở dữ liệu các giao dịch về vốn; cổ phần hay các giao dịch của các doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2023
SCB bị kiểm soát đặc biệt, NHNN tiếp tục gây bất ngờ
Liên quan đến ý kiến đại biểu cho rằng liệu giảm tỷ lệ giới hạn tín dụng cho một khách hàng hoặc một khách hàng và những người có liên quan có làm giảm tổng tín dụng của nền kinh tế hay không hay có khó khăn gì cho doanh nghiệp không, Thống đốc Hồng cho biết, nhu cầu tín dụng, nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp hiện phụ thuộc rất lớn vào hệ thống ngân hàng. Các tổ chức quốc tế cũng cảnh báo nếu nhu cầu đầu tư cứ tiếp tục phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bất cứ khi nào kinh tế thế giới, trong nước có biến động phức tạp, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân thì sẽ ảnh hưởng ngay đến ngân hàng. Khi ngân hàng ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng ngược lại đến nền kinh tế.
“Chính vì vậy, để đồng bộ với việc phát triển ngành ngân hàng, các thị trường khác như thị trường vốn gồm: chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… cũng cần phải được phát triển đồng bộ. Hiện nay, Chính phủ cũng đang có các giải pháp để hướng đến điều này”, - lãnh đạo NHNN cho biết.
Về quy định giảm tỷ lệ sở hữu với khách hàng, Thống đốc cho biết, dự án luật quy định rất rõ, đối với khách hàng và người có liên quan nếu vay vượt 15 % vốn tự có, hiện vẫn có một cơ chế để các tổ chức tín dụng đồng tài trợ với nhau.
“Nếu một ngân hàng cho vay một doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn thì mức độ tập trung rủi ro tín dụng cũng sẽ lớn hơn. Do đó, việc đồng tài trợ sẽ là giải pháp chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng một khi doanh nghiệp gặp rủi ro. Trong trường hợp các ngân hàng không đồng tài trợ được vẫn có cơ chế là Thủ tướng Chính phủ quyết định”, - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала