Niêm yết trên sàn Nasdaq, VinFast của ông Vượng đưa Việt Nam ra thế giới

© Ảnh : VinFastLô xe điện VinFast VF 8 thứ 2 xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ
Lô xe điện VinFast VF 8 thứ 2 xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Đăng ký
Việc VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) ngày 15/8 sẽ đưa công ty này trở thành doanh nghiệp Việt đầu tiên niêm yết thành công trên sàn quốc tế.
VinFast IPO trên đất Mỹ cũng hiện thực hoá giấc mơ của ông Phạm Nhật Vượng, vị tỷ phú hàng đầu Việt Nam.
Việc niêm yết thành công ở Mỹ sẽ mang đến cơ hội tiếp cận với nguồn vốn lớn và làm tăng giá trị của công ty trên thị trường toàn cầu. Dù vậy, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt đã phải từ bỏ kế hoạch này.

Ngày mai, VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq

Dự kiến trong ngày 15/8, cổ phiếu phổ thông và chứng quyền của hãng xe điện VinFast sẽ bắt đầu được giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq Stock Market LLC ("Nasdaq") với các mã niêm yết mới lần lượt là "VFS" và "VFSWW".
Sự kiện này sẽ đưa VinFast trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết trực tiếp trên sàn quốc tế.
Được biết, Nasdaq hiện được xem là sàn giao dịch tập trung cổ phiếu công nghệ hàng đầu của Mỹ và cả thế giới.
Trước đó, Vingroup từng niêm yết trái phiếu tại Singapore. Tuy vậy, việc thành công đưa VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ sẽ củng cố vị thế của doanh nghiệp nhiều hơn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Trong báo cáo thường niên 2022 của Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng từng khẳng định:
"Vingroup đã chính thức bước vào cuộc chơi toàn cầu với quyết tâm chinh phục thế giới".
Đây cũng là tham vọng của vị tỷ phú hàng đầu Việt Nam mong muốn đưa thương hiệu Việt Nam lên tầm quốc tế.
 Vinhomes Cổ Loa - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2023
Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang âm thầm gom quỹ đất

VinFast, Phạm Nhật Vượng và giấc mơ vươn ra thế giới của người Việt Nam

Như đã biết, quá trình niêm yết của VinFast đã được khởi động từ đầu năm 2022. Tháng 1/2022, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) cho biết, đang triển khai kế hoạch niêm yết cổ phiếu VinFast trên sàn chứng khoán Mỹ.
Hãng xe Việt Nam sẽ làm việc với các nhà tư vấn là các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới để niêm yết vào nửa sau năm 2022.
Để chuẩn bị cho sự kiện này, Vingroup tích cực tái cấu trúc. Tháng 12/2021, HĐQT Vingroup phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ 51,52% vốn góp tại Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast Việt Nam) cho VinFast Trading and Investment Pte.Ltd., công ty con Tập đoàn Vingroup có trụ sở chính tại Singapore (VinFast Singapore).
Sau khi tái cấu trúc, Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast Việt Nam trực tiếp sở hữu 100% vốn của VinFast Singapore, qua đó gián tiếp sở hữu 99,9% VinFast Việt Nam.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup kiêm CEO VinFast, tiết lộ cần phải chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp từ VinFast Việt Nam sang VinFast Singapore là do việc niêm yết các công ty Việt Nam tại nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ, chưa thực hiện được do thiếu sự liên thông về pháp lý và các cơ chế phối hợp liên quan. Chính vì vậy, VinFast bắt buộc phải thực hiện niêm yết qua VinFast Singapore vì Singapore là nước đã có sự liên thông với Mỹ trong lĩnh vực này.
CEO VinFast khẳng định, việc niêm yết thành công tại Mỹ sẽ cho VinFast cơ hội tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, thu hút đầu tư công nghệ và kỹ thuật, qua đó hiện thực hóa chiến lược đưa VinFast trở thành thương hiệu toàn cầu. Chưa hết, VinFast cũng sẽ dễ dàng hơn khi tiếp thị và đưa các sản phẩm vào thị trường Mỹ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
Từ phi vụ tỷ đô của ông Phạm Nhật Vượng đến bước nhảy vọt phi thường của Việt Nam
Ngày 12/5/2023, VinFast và Black Spade Acquisition Co (Black Spade) công bố thỏa thuận sáp nhập doanh nghiệp. Sau giao dịch, VinFast được định giá hơn 23 tỷ USD, tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Ngày 10/8/2023, các cổ đông của Black Spade Acquisition Co đã thông qua kế hoạch hợp nhất kinh doanh tại Đại hội Cổ đông Đặc biệt ("EGM"). Kết quả bỏ phiếu chính thức sẽ được bổ sung trong Báo cáo theo Mẫu 8-K, do Black Spade nộp cho SEC.
Dự kiến giao dịch hợp nhất sẽ hoàn tất vào ngày 14/8. Ngay sau đó, VinFast sẽ hoạt động như một công ty hợp nhất. Cổ phiếu phổ thông và chứng quyền của công ty dự kiến sẽ bắt đầu được giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq vào ngày 15/8, dưới các mã niêm yết mới là “VFS” và "VFSWW".

Ước mơ của nhiều doanh nghiệp Việt

VTC News dẫn lời ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia đầu tư chứng khoán, cho biết việc VinFast niêm yết thành công trên Nasdaq sẽ tác động mạnh và tích cực với tất cả nhóm cổ phiếu của những doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thuộc Vingroup. Không những thế, đây cũng là thông tin đáng chú ý nhất trên thị trường chứng khoán Việt.
Ngoài VinFast, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tìm cách niêm yết trên sàn chứng khoán lớn nhất thế giới bởi đây là giấc mơ lớn được nhiều doanh nghiệp hướng tới và mong muốn hiện thực hóa.
Hơn 10 năm trước, vào tháng 9/2009, Công ty xây dựng Cavico từng thông báo niêm yết tại Nasdaq nhưng đi theo hình thức SPAC mà không phải theo cách thực hiện IPO truyền thống.
Xu hướng SPAC, hình thức "các công ty mua lại có mục đích đặc biệt" hay sáp nhập ngược, giúp đưa công ty tư nhân này lên sàn chứng khoán trong khoảng thời gian nhanh nhất, rút ngắn hơn nhiều quy trình niêm yết theo hình thức IPO truyền thống.
Tuy nhiên, đến năm 2011, sàn Nasdaq thông báo quyết định hủy niêm yết cổ phiếu Cavico do chậm nộp báo cáo tài chính 2010.
Năm 2022, Thaiholdings (HNX: THD) cũng thông báo về việc muốn IPO công ty mới thành lập Thaispace tại thị trường chứng khoán Mỹ ngay trong năm 2022.
Có vốn điều lệ dự kiến là 26.688 tỷ đồng, Thaispace được thành lập với mục tiêu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ. Giai đoạn 2026-2030, Thaispace kỳ vọng có chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ tại Phú Quốc, nếu được các cơ quan quản lý cấp phép.
Tiki, sàn thương mại điện tử Việt Nam, cũng từng có kế hoạch niêm yết tại Mỹ. Ông Trần Ngọc Thái Sơn, nhà sáng lập và CEO Tiki, cho biết đơn vị ban đầu dự định niêm yết tại Mỹ vào năm 2025, hoặc có thể sớm hơn. Công ty có thể IPO thông qua hình thức SPAC.
xe ôtô VinFast Lux A2.0 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2023
VinFast thống trị thị trường xe điện Việt Nam
VNG, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin từng được đầu tư bởi quỹ tài sản Singapore GIC, đang cân nhắc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua sáp nhập với một SPAC. Thương vụ này có thể định giá VNG ở mức 2 – 3 tỷ USD. Bloomberg cho biết, VNG đã dự định niêm yết trên Nasdaq từ năm 2017.
Big Invest Group, công ty bất động sản thương mại, cũng muốn IPO tại New York để thu 200 tỷ USD. Công ty được thành lập vào cuối năm 2017, vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng. Từ một đơn vị chuyên mua bán vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị công trình, Big Invest Group hiện có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, ngành nghề chính được chuyển thành tư vấn và môi giới bất động sản.
Việc niêm yết thành công ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ, sẽ mang đến cơ hội tiếp cận với nguồn vốn lớn và làm tăng giá trị của công ty trên thị trường toàn cầu. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp Việt đã phải từ bỏ giấc mơ này, bởi không phải công ty nào cũng đáp ứng được các điều kiện niêm yết/giao dịch và hoạt động trong các lĩnh vực mà các nhà đầu tư thế giới quan tâm.
Hiện nay, Mỹ sở hữu 2 sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới là NYSE và Nasdaq. Để niêm yết trên 2 sàn này, doanh nghiệp nước ngoài cần đáp ứng 1 trong 4 bộ tiêu chuẩn tài chính khắt khe về doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền, vốn hóa; cùng nhiều các yêu cầu nghiêm ngặt khác về thanh khoản cổ phiếu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала