NATO châu Á sát cạnh cửa Trung Quốc

© AP Photo / Andrew HarnikCuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2023
Đăng ký
Vào thứ Sáu tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sẽ gặp nhau tại Dinh Tổng thống Mỹ ở Camp Davide.
Nhờ những tuyên bố của các quan chức trong nhóm Biden và tin tưc từ các phương tiện truyền thông Mỹ và Nhật Bản, có thể hình dung cuộc gặp này sẽ dẫn đến kết quả gì, - nhà bình luận phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Tiến trình thể chế hóa quan hệ đối tác

Ngày nay, ba quốc gia nằm trên bờ Thái Bình Dương có mối quan hệ bền chặt có thể gọi là đồng minh. Kể từ năm 1951, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã có Hiệp ước hợp tác và an ninh, và với Hàn Quốc, kể từ năm 1953, Hiệp ước phòng thủ chung. Seoul và Tokyo không bị ràng buộc bởi thỏa thuận cho phép họ được coi là đồng minh, nhưng 1 năm trước, Yoon Suk-yeol xuất hiện với tư cách Tổng thống Hàn Quốc, quan hệ giữa hai nước này đã trở nên thân thiết đến mức có thể được coi là đồng minh. Thật vậy, chính tổng thống Hàn Quốc đã gọi đó là mối quân hệ đối tác, được cho là cả hai nước đều chia sẻ giá trị giống nhau và có lợi ích chung.
Hội nghị tại Camp David sẽ củng cố tính chất đồng minh trong quan hệ giữa ba nước. Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo của ba nước sẽ cam kết gặp nhau ít nhất mỗi năm một lần, thường xuyên tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự chung ở khu vực Bán đảo Triều Tiên, liên tục trao đổi thông tin tình báo và cùng phát triển các công nghệ quân sự mới. Sẽ thiết lập đường dây nóng đặc biệt để liên lạc thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo của ba nước. Nhiều chuyên gia ở các nước Đông Á cho rằng việc hình thành Liên minh ‘tay ba’ Washington-Tokyo-Seoul sẽ diễn ra tại Camp David. Và liên minh ba bên này sẽ hướng tới đối trọng với Trung Quốc và Triều Tiên.
© AFP 2023 / Jim WatsonCuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2023
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

Chưa học xong bài học lịch sử

Các quốc gia xâm lược tiềm năng từ lâu đã bắt đầu lập ra các liên minh, bao gồm cả liên minh ba bên. Năm 1882, Liên minh ‘bộ tam’ được thành lập, bao gồm Đức, Áo-Hung, Ý, chia cắt châu Âu thành các khối quân sự thù địch và trở thành một trong những nguyên nhân gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất. Năm 1940, Hiệp ước Berlin ba bên được ký kết giữa Đức, Ý và Nhật Bản. Các nước này thống nhất phân chia thế giới thành các vùng ảnh hưởng, trong đó, Nhật Bản được phép thiết lập “trật tự mới” ở Đông Á. Hiệp ước Berlin đã dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó thể hiện sự tàn bạo đặc biệt của quân đội Nhật Bản. Ở các nước châu Á, sự tàn bạo của quân xâm lược Nhật Bản vẫn còn nhớ cho đến tận ngày nay, và nhân dân Hàn Quốc không thể lãng quên những vấn đề về "phụ nữ thoải mái" và cưỡng bức công nhân trong các doanh nghiệp Nhật Bản.
© AP Photo / Andrew HarnikCuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2023
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol
Truyềnthông Trung Quốc gọi liên minh ba bên mới nổi Washington-Tokyo-Seoul là "NATO châu Á", sử dụng các liên tưởng tiêu cực. Vào nửa sau của thế kỷ 20, khối Bắc Đại Tây Dương "NATO" được tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên hành tinh coi là một liên minh quân sự hiếu chiến. Có thể giả định rằng bộ ba mới sẽ không sớm trở thành một cấu trúc dựa trên điều lệ, được tổ chức rõ nét giống như NATO. Nhưng thực tế nó có khả năng gây ra mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là hoàn toàn thấy rõ. Rốt cuộc, chẳng hạn, các cuộc diễn tập quân sự hàng năm của binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc buộc chính quyền Bắc Triều Tiên phải phát triển chương trình tên lửa hạt nhân của riêng họ. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Hàn ngày càng phát triển, Bình Nhưỡng đã gia tăng số vụ thử tên lửa các tầm bắn khác nhau, bao gồm cả tên lửa liên lục địa. Năm ngoái, đã tiến nhành 90 lần phóng thử nghiệm, nhiều gấp 4 lần so với năm 2017.
Chúng tôi nhắc lại rằng trước đó vào năm 2021, Washington, London và Canberra đã thành lập tổ chức quân sự AUKUS, tổ chức này cũng đã gây ra biểu tình phản đối ở nhiều thủ đô của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Những bài học lịch sử cảnh báo nhân loại tránh việc thành lập các khối quân sự, nhưng có cảm giác dường như không ai nhớ những bài học đau thương này.
© AFP 2023 / Jim WatsonCuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2023
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала