Chuyên gia phán đoán Pháp có khả năng khiêu khích ở Niger
06:28 06.09.2023 (Đã cập nhật: 14:24 06.09.2023)
© AFP 2023 / -Binh lính Niger canh gác khi những người ủng hộ Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc Niger (CNSP) biểu tình bên ngoài căn cứ không quân Niger và Pháp ở Niamey ngày 30/8/2023 đòi Pháp rút quân đội khỏi Niger
© AFP 2023 / -
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Pháp có thể cố gắng khiêu khích Niger gây xung đột nhằm thực hiện một cuộc xâm lược vũ trang vào đất nước này, giáo sư triết học và nhân chủng học Amadou Bounty Diallo tại Đại học Niamey bày tỏ quan điểm trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Niger do phe nổi dậy bổ nhiệm Ali Mahamane Lamine Zeine cho biết sẽ đàm phán để Pháp sớm rút quân ra khỏi đất nước. Ông cũng tuyên bố rằng quân đội Pháp đã có mặt ở nước này một cách bất hợp pháp. Theo tin của báo Le Monde, Pháp đã bắt đầu đàm phán với quân đội Niger về việc rút một phần trong số 1.500 binh sĩ đồn trú tại quốc gia châu Phi này.
Tổng thống Pháp Macron tuần trước cho biết Paris lên án ý định của Hoa Kỳ và các nước khác từ chối hỗ trợ chính quyền hợp pháp của Niger, còn Pháp sẽ tiếp tục ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum cũng như các nỗ lực ngoại giao và quân sự của ECOWAS.
"Đây là ý định của Tổng thống Emmanuel Macron. Những hành động khiêu khích này nhằm gây ra xung đột giữa quân đội chúng tôi và Pháp", - nhà phân tích cho biết.
Theo ý kiến giáo sư, Pháp lầm tưởng rằng mình sẽ có lợi thế trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc đối đầu vũ trang nào ở các nước như Niger, Chad, Benin, Gabon và các nước khác.
“Đây là một sai lầm, bởi quân đội của chúng tôi đã có hơn 30 năm kinh nghiệm chiến đấu. Không một đội quân nào của Pháp có kinh nghiệm như binh lính chúng tôi, chúng tôi biết rõ đất nước của mình”, - ông Diallo, người từng phục vụ trong lực lượng lính dù nói.
Theo chuyên gia, Niger sẽ không dùng đến vũ lực mà có thể yêu cầu "Liên hợp quốc can thiệp để buộc Pháp rời khỏi nước này".
Đồng thời, ông cáo buộc quân đội Pháp ngầm phá hoại cuộc chiến chống khủng bố khi vẫn lấy nó để biện minh cho sự hiện diện của quân đội Pháp ở Niger. Theo ông, máy bay không người lái của Pháp không tấn công sào huyệt của bọn khủng bố mà chỉ thực hiện “các chuyến bay nhằm mục đích dọa dẫm”, bởi vì Pháp không muốn tiêu tốn vũ khí đắt tiền. Chuyên gia cho rằng trong những điều kiện đó, đội quân đồn trú của Pháp thực sự đã trở thành "trở ngại cho cuộc chiến chống khủng bố", trong khi quân đội của Niger, Mali và Burkina Faso hoàn toàn có khả năng đối phó với mối đe dọa này.
“Tất cả những gì Pháp làm ở Niger đều là vì uranium… Pháp đã khai thác uranium ở đây khoảng 50 năm, nhưng chúng tôi vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới… Chúng tôi không có điện, chúng tôi đang trên bờ vực sống chết", - ông nhắc nhở.