Nhiều nước muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam, vị thế đất nước lên cao

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2023
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nhiều nước muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam, vị thế và uy tín của đất nước ngày càng nâng lên.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng báo tin vui rằng, nền kinh tế Việt Nam đã dần lấy lại đà tăng trưởng.

“Phiên họp rất quan trọng”

Sáng ngày 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023.
Phiên họp hôm nay đặc biệt hơn các phiên họp trước vì có những nội dung liên quan đến các tờ trình, báo cáo quan trọng trình Bộ Chính trị, Trung ương và Quốc hội. Ngoài ra, dự phiên họp còn có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Trợ lý Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Đinh Văn Ân cùng lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
“Phiên họp hôm nay rất quan trọng”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ.
Trong đó, phiên họp còn xem xét các báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội, đầu tư công, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024; các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.
Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2023
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023
Thủ tướng cho biết: “Chúng ta đã đi qua 8 tháng-2/3 thời gian của năm 2023 trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi”.
Trong đó, hậu quả của dịch Covid-19 còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược gia tăng, xung đột tại Ukraina còn phức tạp. Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng tăng trưởng giảm, lạm phát có chững lại nhưng vẫn neo ở mức cao, phục hồi chậm, cả tổng cung và tổng cầu khó khăn.
“Nhiều thị trường lớn của Việt Nam đều gặp khó khăn về tăng trưởng”, - theo đánh giá của Chính phủ.
Nguồn cung dầu thô thu hẹp, giá tăng cao. Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan diễn biến phức tạp, hiện tượng El Nino gây nắng nóng kỷ lục tại nhiều nơi và gia tăng nguy cơ mất an ninh lương thực của nhiều quốc gia.
UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Việt Nam chỉ có 2/8 cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ
Tại Việt Nam, nền kinh tế chịu "tác động kép" từ các yếu tố bất lợi bên ngoài nhất là thị trường xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng, đầu tư, tiền tệ, tài chính… và các hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn.
“Trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, là nền kinh tế đang chuyển đổi, có độ mở cao, quy mô còn khiêm tốn, khả năng thích ứng, sức chống chịu có hạn, nên một biến động nhỏ bên ngoài có thể gây tác động, ảnh hưởng lớn đến bên trong”, - Thủ tướng cho biết.

Nhiều nước muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính phủ cùng các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực vượt bậc, tập trung hoàn thiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
Nhờ đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi được kiểm soát tốt.
“Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, hội nhập, đối ngoại được thúc đẩy và mở rộng với nhiều sự kiện ngoại giao sôi động, nhiều nước muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam, vai trò, vị thế, uy tín của đất nước ngày càng được nâng lên”, - lãnh đạo Chính phủ cho biết.
Nhìn chung 8 tháng, kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, tạo đà đạt kết quả cao hơn trong những tháng cuối năm.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Việt Nam ủng hộ nâng cấp quan hệ với Nhật Bản lên tầm cao mới
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ, còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản có khởi sắc nhưng còn khó khăn.
Những vấn đề liên quan tới các dự án thua lỗ, các ngân hàng yếu kém, lĩnh vực da giày, dệt may đã có đơn hàng nhiều hơn nhưng tăng trưởng công nghiệp vẫn có khó khăn, tiếp cận tín dụng khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích kỹ, đánh giá khách quan, sát thực tiễn, phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm, nhận diện, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chỉ đạo, điều hành tốt hơn trong tháng 9, những tháng còn lại của năm 2023 và thời gian tới, với tinh thần là kết qủa năm 2023 phải cao hơn năm 2022 như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, nền kinh tế Việt Nam đã dần lấy lại đà tăng trưởng, tháng sau tích cực hơn tháng trước.
Ông Dũng nhấn mạnh việc từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, xử lý căn bản, hiệu quả nhiều vấn đề tồn đọng, kéo dài của nền kinh tế; chủ động giải quyết, ứng phó những vấn đề mới phát sinh, bộc lộ rõ nét hơn trước các thách thức từ bên ngoài, góp phần củng cố niềm tin của doanh nghiệp, người dân.
Theo đó, GDP quý II tăng 4,14%, cao hơn quý đầu năm 3,28 điểm phần trăm. Tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước giúp cải thiện tốc độ tăng GDP nửa đầu năm nay, đạt 3,72% và cả năm.
Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hơn 14.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8, tăng gần 18% cùng kỳ 2022. Tính chung 8 tháng, số lập mới tăng 2,3% cùng kỳ, với 103.700 doanh nghiệp. Khu vực dịch vụ tăng nhanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại diễn đàn kinh doanh tháng trước, các chuyên gia kinh tế, tài chính cũng nhận xét kinh tế có tín hiệu phục hồi nhờ tiêu dùng, đầu tư công nhưng khó về mức trước dịch.
Quang cảnh Sài Gòn hiện đại của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
Mang lại nhiều yếu tố tích cực cho nền kinh tế Việt Nam
Báo cáo mới của ngân hàng HSBC cũng đánh giá kinh tế Việt Nam đã có khởi đầu ổn định trong tháng 7, giao thương bên ngoài của Việt Nam đã ổn định hơn. Xuất khẩu tiếp tục giảm nhưng chỉ ở mức thấp 3,5% so với cùng kỳ 2022. Vốn FDI mới đạt 3% GDP trong quý II, ngang bằng với năm ngoái. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, tăng trưởng kinh tế vẫn đối mặt thách thức lớn khó có thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn.
Trong tháng 8, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đôn đốc tiến độ các dự án cao tốc, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, xử lý khó khăn, vướng mắc về cung ứng vật liệu xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, giải phóng mặt bằng, khởi công nhà ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất; thông xe các đoạn tuyến cao tốc Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu (ngày 01/9), khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2…
Về giải pháp tăng trưởng cho thời gian tới, Bộ trưởng cho rằng, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay là 6,5%, cần thúc đẩy thị trường trong nước và tranh thủ tối đa cơ hội, xu hướng phục hồi của các thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực, nhất là nông sản.
Đẩy nhanh đàm phán, ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE, khai thác thị trường ngành thực phẩm Halal, nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng.
Thủ tục hành chính đã được cắt giảm nhưng trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Các bất cập trong quy định về phòng cháy, chữa cháy, công tác đăng kiểm vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Thu hút dự án FDI có quy mô lớn, tác động mạnh đến xuất khẩu, việc làm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tập trung xử lý, giải quyết vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý, mặt bằng... để đẩy nhanh triển khai dự án đầu tư tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhanh sự phục hồi của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
“Cần tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, nhịp nhàng, chặt chẽ các chính sách, cả ngắn hạn và dài hạn, tranh thủ thời gian, tận dụng mọi cơ hội để tạo bứt phá ngay trong nội tại nền kinh tế thông qua các dự án lớn, có sức lan tỏa cao, tác động mạnh, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo”, - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng chỉ rõ mục tiêu là kiên quyết, kiên trì, quyết tâm thực hiện mục tiêu tổng quát đã đề ra nhưng cũng phải lưu ý các phương án, kịch bản ứng phó phù hợp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam–Diễn đàn Kinh tế thế giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2023
Việt Nam - Một hình mẫu về phục hồi kinh tế
“Tinh thần đặt ra là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn và thách thức. Kiên quyết không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm. Kiên quyết bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, nhưng cũng cương quyết xử lý những trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm”, - Thủ tướng nêu rõ.
Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh phải kiên quyết tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiếp tục củng cố và phát huy lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và quyết tâm vực dậy công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo và tháo gỡ các chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала