https://kevesko.vn/20231013/o-viet-nam-de-xuat-xac-minh-tai-san-tat-ca-cac-bo-thay-vi-boc-tham-ngau-nhien-25825071.html
Ở Việt Nam đề xuất xác minh tài sản tất cả các bộ thay vì bốc thăm ngẫu nhiên
Ở Việt Nam đề xuất xác minh tài sản tất cả các bộ thay vì bốc thăm ngẫu nhiên
Sputnik Việt Nam
Cử tri đề nghị xác minh tài sản của tất cả cán bộ, công chức, viên chức, thay vì bốc thăm ngẫu nhiên như hiện nay. 13.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-13T21:44+0700
2023-10-13T21:44+0700
2023-10-13T21:44+0700
việt nam
chính trị
chính phủ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/170/96/1709655_0:120:3212:1927_1920x0_80_0_0_2a15b93d5df5245c8fcbe54ada5a10dc.jpg
Thanh tra Chính phủ cho biết, đang tổng hợp kiến nghị về việc tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh tài sản, trong đó có việc sử dụng phần mềm máy tính.Đề nghị xác minh tài sản tất cả các bộ thay vì bốc thăm ngẫu nhiênThanh tra Chính phủ vừa có báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.Trong đó có kiến nghị liên quan tới việc “bốc thăm ngẫu nhiên để xác minh tài sản cán bộ”.Đáng chú ý, cử tri đề xuất nên xác minh tài sản của tất cả cán bộ công chức thay vì bốc thăm ngẫu nhiên như hiện nay.Theo đó, cử tri cho rằng, việc xác minh tài sản của cán bộ, công chức, viên chức thông qua quy định kê khai thu nhập hàng năm thì nên xác minh hết tất cả cán bộ, công chức, viên chức chứ không bốc thăm ngẫu nhiên.Điều này là để bảo đảm sự trung thực, tạo được lòng tin cho người dân về tính gương mẫu của đảng viên.Thanh tra Chính phủ nói gì?Trả lời kiến nghị của cử tri, Thanh tra Chính phủ cho biết, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định cụ thể nhằm kiểm soát tài sản, thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn góp phần kiểm soát, quản lý dòng tiền và nguồn thu nhập của cán bộ, công chức.Theo Thanh tra Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 phê duyệt Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”.Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang tiến hành triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước.Thanh tra Chính phủ lưu ý, hàng năm cơ quan này xây dựng định hướng xác minh tài sản, thu nhập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo cơ quan thanh tra xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm và tổ chức thực hiện; nơi không có cơ quan thanh tra thì chỉ đạo đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ thực hiện.Việc thực hiện kế hoạch xác minh tài sản thu nhập theo đúng quy định tại Điều 15 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đã tổng hợp kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập, trong đó có việc tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh tài sản, thu nhập bằng hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ.Đồng thời,ban hành kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc trao đổi thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (dự kiến sẽ triển khai trong quý IV/2023).Mất cán bộ từ kê khai tài sản không trung thựcTrường hợp ông Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre mới bị cách hết chức vụ trong Đảng do kê khai, giải trình nguồn gốc tài sản không trung thựclà ví dụ điển hình cho công tác xác minh tài sản và chống tham nhũng của Đảng.Đáng nói, vi phạm của ông Lê Đức Thọ "mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân".Như Sputnik đưa tin, quyết định kỷ luật ông Thọ được đưa ra tại hội nghị Trung ương lần thứ 8hôm 2/10 vừa qua.Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định.Báo cáo thẩm tra mới đây của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 cho thấy, cho thấy từ 1/10/2022 – 31/7/2023 đã có 60.458 người kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.Có 545.535 người kê khai tài sản, thu nhập hàng năm; 44.015 người kê khai tài sản, thu nhập bổ sung; 161.928 người kê khai tài sản, thu nhập phục vụ công tác cán bộ.Qua xác minh đối với 13.093 người, cơ quan chức năng xác định có 2.664 trường hợp vi phạm, sai sót (kê khai sai mẫu, không đầy đủ thông tin, chậm thời hạn…).Có 54 người bị xử lý kỷ luật do kê khai không trung thực, gồm cả lãnh đạo quản lý cấp cao ở địa phương.Ủy ban Tư pháp đánh giá, công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã đạt những kết quả bước đầu. Dù vậy, việc này vẫn còn nhiều hạn chế.Trong đó, sốlượng vi phạm bị phát hiện nhiều, nhưng chủ yếu xuất phát từ khâu tổ chức triển khai. Các trường hợp kê khai không trung thực bị xử lý còn chưa tương xứng tình hình thực tế.Trong số 13.093 người được xác minh tài sản thu nhập của năm 2023, chỉ phát hiện 54 người kê khai không trung thực (theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).Trong khi đó, năm 2022 theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực. Trong khi đó, qua giám sát, dư luận và cử tri đều cho thấy tình trạng vi phạm kê khai tài sản, thu nhập diễn ra còn nhiềunhưng không bị phát hiện.
https://kevesko.vn/20230811/bat-quan-chuc-thuoc-van-phong-chinh-phu-viet-nam-24639831.html
https://kevesko.vn/20230518/viet-nam-chi-co-28-co-quan-thuoc-chinh-phu-co-lanh-dao-chu-chot-la-nu-23076101.html
https://kevesko.vn/20230428/da-ro-ke-hoach-vay-no-cua-chinh-phu-viet-nam-22722731.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/170/96/1709655_241:0:2972:2048_1920x0_80_0_0_e5f244cc8bc7d5d7f3be6407c97f318f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, chính trị, chính phủ
việt nam, chính trị, chính phủ
Thanh tra Chính phủ cho biết, đang tổng hợp kiến nghị về việc tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh tài sản, trong đó có việc sử dụng phần mềm máy tính.
Đề nghị xác minh tài sản tất cả các bộ thay vì bốc thăm ngẫu nhiên
Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Trong đó có kiến nghị liên quan tới việc “bốc thăm ngẫu nhiên để xác minh tài sản cán bộ”.
Đáng chú ý, cử tri đề xuất nên xác minh tài sản của tất cả cán bộ công chức thay vì bốc thăm ngẫu nhiên như hiện nay.
Theo đó, cử tri cho rằng, việc xác minh tài sản của cán bộ, công chức, viên chức thông qua quy định kê khai thu nhập hàng năm thì nên xác minh hết tất cả cán bộ, công chức, viên chức chứ không bốc thăm ngẫu nhiên.
Điều này là để bảo đảm sự trung thực, tạo được lòng tin cho người dân về tính gương mẫu của đảng viên.
Thanh tra Chính phủ nói gì?
Trả lời kiến nghị của cử tri, Thanh tra Chính phủ cho biết, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định cụ thể nhằm kiểm soát tài sản, thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn góp phần kiểm soát, quản lý dòng tiền và nguồn thu nhập của cán bộ, công chức.
Theo Thanh tra Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 phê duyệt Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”.
Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang tiến hành triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước.
“Đây là cơ sở dữ liệu có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 56-QĐ/TW ngày 8/2/2022 của Bộ Chính trị về quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập”, - Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Thanh tra Chính phủ lưu ý, hàng năm cơ quan này xây dựng định hướng xác minh tài sản, thu nhập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo cơ quan thanh tra xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm và tổ chức thực hiện; nơi không có cơ quan thanh tra thì chỉ đạo đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ thực hiện.
Việc thực hiện kế hoạch xác minh tài sản thu nhập theo đúng quy định tại Điều 15 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.
Hiện nay,
Thanh tra Chính phủ đã tổng hợp kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập, trong đó có việc tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh tài sản, thu nhập bằng hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Đồng thời,ban hành kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc trao đổi thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (dự kiến sẽ triển khai trong quý IV/2023).
“Thanh tra Chính phủ tiếp thu kiến nghị của cử tri để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng”, - báo cáo nêu.
Mất cán bộ từ kê khai tài sản không trung thực
Trường hợp ông Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre mới bị cách hết chức vụ trong Đảng do kê khai, giải trình nguồn gốc tài sản không trung thựclà ví dụ điển hình cho công tác xác minh tài sản và chống tham nhũng của Đảng.
Đáng nói, vi phạm của ông Lê Đức Thọ "mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân".
Như Sputnik đưa tin, quyết định kỷ luật ông Thọ được đưa ra tại hội nghị Trung ương lần thứ 8hôm 2/10 vừa qua.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định.
Báo cáo thẩm tra mới đây của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 cho thấy, cho thấy từ 1/10/2022 – 31/7/2023 đã có 60.458 người kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.
Có 545.535 người kê khai tài sản, thu nhập hàng năm; 44.015 người kê khai tài sản, thu nhập bổ sung; 161.928 người kê khai tài sản, thu nhập phục vụ công tác cán bộ.
Qua xác minh đối với 13.093 người, cơ quan chức năng xác định có 2.664 trường hợp vi phạm, sai sót (kê khai sai mẫu, không đầy đủ thông tin, chậm thời hạn…).
Có 54 người bị xử lý kỷ luật do kê khai không trung thực, gồm cả lãnh đạo quản lý cấp cao ở địa phương.
Ủy ban Tư pháp đánh giá, công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã đạt những kết quả bước đầu. Dù vậy, việc này vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong đó, sốlượng vi phạm bị phát hiện nhiều, nhưng chủ yếu xuất phát từ khâu tổ chức triển khai. Các trường hợp kê khai không trung thực bị xử lý còn chưa tương xứng tình hình thực tế.
Trong số 13.093 người được xác minh tài sản thu nhập của năm 2023, chỉ phát hiện 54 người kê khai không trung thực (theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Trong khi đó, năm 2022 theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực. Trong khi đó, qua giám sát, dư luận và cử tri đều cho thấy tình trạng vi phạm kê khai tài sản, thu nhập diễn ra còn nhiềunhưng không bị phát hiện.