Đã tìm được "nhà tài trợ" cho cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

© iStock.com / HuyThoaiQuang cảnh những tòa nhà chọc trời ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quang cảnh những tòa nhà chọc trời ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sở Giao thông vận tải TP.HCM sắp tới sẽ tiến hành tổ chức đàm phán, ký kết biên bản thỏa thuận với doanh nghiệp tài trợ về tiếp nhận công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn.
Hiện đã có một doanh nghiệp đề xuất tài trợ cho TP.HCM cây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết.
Theo đó, UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành và đơn vị liên quan về đầu tư xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn và quy trình tổ chức thực hiện, tiếp nhận công trình xây dựng từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước.
Sở Giao thông vận tải được giao tổ chức đàm phán, thống nhất ký kết biên bản thỏa thuận với đơn vị tài trợ về tiếp nhận công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Đồng thời tham mưu, đề xuất và dự thảo văn bản UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng từ nguồn tài trợ để xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy.
Đây là công trình được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn khu vực trung tâm, vì vậy từ năm 2019, TP.HCM đã tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc.
Sông Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2023
TP.HCM sẽ cải tạo một đoạn bờ sông Sài Gòn thành không gian vui chơi ngắm cảnh
Tháng 10/2023, kết quả thi tuyển đã được công bố. Thiết kế được chọn có hình tượng lá dừa nước của liên danh Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam.
Cầu đi bộ có vị trí xây dựng ở giữa cầu Ba Son và hầm sông Sài Gòn. Phía quận 1, chân cầu dự kiến tại khu vực công viên bến Bạch Đằng, gần đường Nguyễn Huệ.
Bên Thủ Thiêm, chân cầu nằm tại công viên bờ sông và ngoài ranh khu A - phía nam Quảng trường trung tâm tại khu đô thị này. Đây là một trong 5 cây cầu và một hầm vượt sông Sài Gòn được quy hoạch kết nối Thủ Thiêm với khu vực xung quanh.
Thiết kế hình dáng lá dừa, được đánh giá giúp mặt cầu thông thoáng, mở tầm nhìn cho người đi bộ phía trên công trình. Đơn vị thiết kế đưa ra phương pháp thi công vòm thép theo cách chế tạo sẵn các bộ phận rồi tập kết đến công trường lắp ráp. Điều này giúp hạn chế ảnh hưởng giao thông, môi trường trong quá trình thi công ở trung tâm thành phố. Thác nước tuần hoàn được thiết kế trên cầu đi bộ.
Trên cầu cũng bố trí mảng xanh cùng các tiện ích ghế ngồi, thùng rác, điểm dừng chân nghỉ mát, tạo thuận tiện cho người dân đến vui chơi, giải trí. Khi hoàn thành, công trình chỉ dành cho người đi bộ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật…; cấm các hình thức buôn bán, kinh doanh.
Theo đơn vị thiết kế, trụ cầu được tính toán xây dựng gần bờ nhằm tối ưu hệ thống cột dưới lòng sông Sài Gòn, tạo tĩnh không dưới nước lớn giúp tàu thuyền thuận tiện di chuyển. Về đêm, cầu đi bộ sẽ có hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, tạo điểm nhấn trên sông Sài Gòn và là không gian trải nghiệm ánh sáng để người dân, du khách đi dạo, vui chơi.
Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM, cầu có hình dáng lá dừa nước là phương án độc đáo, chưa trùng lắp, giản dị, sẽ tạo sức hút với người dân, du khách. Thông số kỹ thuật cụ thể của phương án thiết kế sẽ được nghiên cứu và hoàn thiện ở giai đoạn sau.
Thành phố hồ chí minh ở Việt nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2023
Hơn 6,6 tỷ USD kiều hối đổ về thành phố Hồ Chí Minh
Cầu đi bộ khi hoàn thành sẽ kết nối công viên phía đối diện đường Tôn Đức Thắng, bố trí các bãi đậu xe máy ở hai đầu để người dân dễ tiếp cận.
Trong phần việc tiếp theo, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các phương án cần bám sát nội dung thiết kế, kết nối phù hợp với khu vực xung quanh. Các công đoạn thiết kế chi tiết cần tuân thủ và làm rõ hình dáng theo ý tưởng của phương án được chọn.
Chính quyền hành phố đặt mục tiêu khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn vào dịp 30/4/2025 để chào mừng kỷ niệm 50 ngày thống nhất đất nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала