Việt Nam: Hàng trăm ngàn doanh nghiệp sắp rút khỏi thị trường

© TTXVN - Hoàng Mạnh HùngDây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Star Engineers Việt Nam, Khu công nghiệp Bình Xuyên Vĩnh Phúc
Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Star Engineers Việt Nam, Khu công nghiệp Bình Xuyên Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2024
Đăng ký
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Tổng cục Thống kê) dự báo, có khoảng 178.000 doanh nghiệp dự kiến rời bỏ thị trường trong năm 2024.
Con số này được tính qoán dựa trên tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2023, cũng như triển vọng kinh tế toàn cầu và trong nước thời gian tới.

Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng

Tạp chí Vnbusiness dẫn số liệu do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Tổng cục Thống kê) công bố cho biết, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay sẽ tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng sẽ hạ nhiệt so với thời điểm dịch Covid-19 kéo dài.
Theo đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường sẽ tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương hơn 178.000 doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 10% số doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể, thực sự chấm dứt hoạt động và rời khỏi thị trường.
Quang cảnh những tòa nhà chọc trời ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2023
HoREA bảo các doanh nghiệp bất động sản "thà bán lỗ còn hơn vay lời"
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cũng dự báo tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm nay sẽ tăng 2% so với năm ngoái, ước đạt khoảng 162.500 doanh nghiệp.
Với số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, trên cơ sở tình hình năm 2023 giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2022, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh điều chỉnh dự báo năm 2024 từ 74.000 doanh nghiệp xuống còn 68.000 doanh nghiệp, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.

Khó khăn vẫn rất lớn

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh nhận định, năm 2024, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn hiện hữu và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đặc biệt, vấn đề kiểm soát lạm phát thành công đi kèm các chính sách vẫn là thách thức lớn với tăng trưởng kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam phục hồi chậm, thiếu bền vững, tăng trưởng thấp. Trong khi đó, cầu tiêu dùng yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng; lạm phát tuy đã chậm lại, nhưng một số nền kinh tế lớn vẫn ẽ duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ; ngoài ra còn có việc nợ công toàn cầu gia tăng.
Chưa hết, tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo tiếp tục xu hướng thấp, do ảnh hưởng từ cạnh tranh địa chính trị căng thẳng; áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh.
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2023
Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam: Tên gọi và mô tả các tập đoàn
Năm 2024 là năm thứ 4 Việt Nam thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Tăng trưởng kinh tế được dự báo tiếp tục phục hồi tích cực; các chính sách hỗ trợ đã ban hành năm 2023 sẽ tác động rõ hơn vào nền kinh tế;
Các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu được củng cố mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn.
Tuy nhiên, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh lưu ý, khó khăn cũng như thách thức vẫn là rất lớn, đặc biệt là khi những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế nội tại đã kéo dài trong thời gian nhiều năm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала