Mỹ đang chứng minh là kẻ bảo kê số một của Đài Loan

© Ảnh : U.S. Navy/Markus CastanedaMột người lính trên tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain trong chuyến tuần tra vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ở eo biển Đài Loan
Một người lính trên tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain trong chuyến tuần tra vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ở eo biển Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2024
Đăng ký
Những cuộc diễu võ dương oai của hải quân Mỹ xung quanh Đài Loan chỉ có thể có tác dụng trấn an đối với giới quân sự-chính trị Đài Loan với tư cách là một “kẻ đầu gấu bảo kê” mà thôi; nếu tình hình sẽ có những diễn biến bất lợi thì Việt Nam cũng sẽ có sẵn những kịch bản để ứng phó.
Để đáp trả cuộc tập trận của Trung Quốc gần Đài Loan, người Mỹ cũng quyết định làm điều tương tự. Thực ra là không có buổi tập trận nào với quân đội Đài Loan, nhưng lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã trở nên tích cực hơn một cách rõ rệt ở vùng biển này.
Đầu tiên, người Trung Quốc khiến người Đài Loan lo lắng, sau đó là người Mỹ phô trương sức mạnh. Và vào ngày 25/1, các nguồn tin của Trung Quốc đưa tin về hoạt động mạnh mẽ của máy bay và tàu thuyền ở vùng ven biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan. Rõ ràng là, một cuộc tập trận mới bắt đầu.
Tình hình ở vùng biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan sẽ leo thang hay không? Việt Nam đang theo dõi tình hình như thế nào?
Hôm nay, Sputnik có cuộc phỏng vấn chuyên gia, nhà bình luận quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng về vấn đề đang nóng nói trên.
Cuộc bầu cử ở Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2024
Các nghị sĩ Mỹ lần đầu tiên tới Đài Loan kể từ bầu cử

Hải quân Mỹ diễu võ dương oai xung quanh Đài Loan để làm gì?

Sputnik: Đầu tiên, các tàu thuộc nhóm tấn công của tàu sân bay, do tàu sân bay Carl Vinson dẫn đầu và ba tàu hộ tống đã đến khu vực phía đông đảo Đài Loan.
Và ngày 24/1/2024, tàu khu trục John Finn đã đi về phía nam qua eo biển Đài Loan lần đầu tiên trong năm nay. Người Mỹ nói đây là một “hoạt động tự do hàng hải”, tuy nhiên với một kiểu đầy khiêu khích.
Hai máy bay không người lái của Trung Quốc cũng như các tàu tuần duyên tích cực theo dõi hành trình của tàu khu trục Mỹ. Cùng lúc, từ căn cứ không quân Kadena của Nhật Bản, máy bay trinh sát RC-135 của không quân Mỹ đã theo dõi hoạt động của lực lượng PLA của Trung Quốc. Và ngày hôm sau, cũng từ Kadena, một chiếc máy bay E-3C AWACS đã hoạt động trên eo biển Bashi. Cùng thời điểm, các máy bay F-50 Fokker bay trên bầu trời Đài Loan một cách đáng ngờ. Có khả năng chiếc E-3C theo dõi vị trí của các hệ thống phòng không PLA của Trung Quốc.
Cùng với hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, có thể thấy, căng thẳng ở Đông Nam Á đã gia tăng đáng kể.
Thưa chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng, theo đánh giá của ông, sẽ có sự leo thang căng thẳng ở khu vực này không? Những động thái trên của các bên có nghĩa là gì?
© AFP 2023 / SAM YEHLính Đài Loan vận hành xe tăng M60A3 do Mỹ sản xuất
Lính Đài Loan vận hành xe tăng M60A3 do Mỹ sản xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
Lính Đài Loan vận hành xe tăng M60A3 do Mỹ sản xuất
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia, nhà bình luận quan hệ quốc tế:
Ngoài khu vực Biển Đông thì khu vực Biển Hoa Đông mà trọng tâm là Eo biển Đài Loan đang trở thành “nút thắt” thứ hai trên tuyến đường hàng hải nối Ấn Độ Dương với các quốc gia ven bờ Tây Thái Bình Dương. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi người Mỹ cố tình gây hấn tại một loạt các tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới ở Đông bán cầu bao gồm tuyến Kênh đào Suez - Biển Đỏ - Vịnh Adel và tuyến Biển Đông - Eo biển Đài Loan - Biển Hoàng Hải. Hai tuyến hàng hải này chiếm tới trên 50% tổng lưu lượng vận chuyển hàng hóa toàn cầu; lớn hơn nhiều lần tuyến kênh đào Panama vốn chủ yếu phục vụ cho tuyến vận tải biển nối bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.
Vấn đề là người Mỹ muốn gì khi liên tục yểm trợ cho Ukraina chống Nga, yểm trợ cho Đài Loan chống Trung Quốc, yểm trợ cho Israel chống Iran? Câu trả lời vẫn xuất phát từ chiến lược của Mỹ: “Thế giới đại loạn, nước Mỹ đại trị”, một chiến lược có nguồn gốc từ chủ trương của người Trung Quốc trong “Chiến tranh lạnh”.
Còn trong thời điểm hiện tại, khi mà Trung Quốc và nhiều quốc gia khác ở Châu Á, Nam Mỹ, Châu Phi đang khôi phục lại sự phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19, trong khi các cường quốc kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bước ra khỏi thời kỳ suy thoái và bắt đầu tăng dần tốc độ phát triển thì Mỹ và EU lại đang lún sâu vào “vũng lầy” Ukraina, khiến cho tốc độ phục hồi và tăng trưởng của họ chậm lại. Vì vậy, nếu những hành động gây hấn của Mỹ ở Bán đảo Triều Tiên, ở Eo biển Đài Loan, ở Biển Đỏ và vịnh Adel sẽ tiếp tục làm đứt gãy chuỗi cung ứng Đông - Tây theo hướng kìm hãm sự phát triển của các quốc gia mà Mỹ “không ưa” hoặc ngay cả các đồng minh của Mỹ nhưng lại muốn vượt lên trên Mỹ (như EU) thì tại sao Mỹ lại không dám làm? Đơn giản là sự kìm hãm ấy có lợi cho Mỹ, giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị thế bá chủ toàn cầu.
Đài Bắc - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Chuyên gia: Phe ly khai ở Đài Loan đe dọa an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới
Vấn đề mà Mỹ cần là một “cái cớ” nào đó hoặc một “lính xung kích” sẵn sàng phục vụ Mỹ tới cùng. Chuyện đó đã diễn ra ở Ukraina. Nhưng ở một số nơi khác mà Mỹ muốn gây hấn để chứng tỏ mình là một kẻ “bảo kê” đệ nhất thiên hạ thì sự thể lại không diễn ra như Mỹ mong muốn. Ngay cả Đài Loan, một vùng lãnh thổ không có độc lập trên danh nghĩa và hoàn toàn dựa vào Mỹ về quân sự nhưng cũng không muốn làm lính xung kích cho Mỹ. Không giống như Hàn Quốc luôn tiến hành tập trận chung thường niên với Mỹ, quân đội Đài Loan không thể làm như quân đội Hàn Quốc bởi điều đó sẽ cắt đứt hoàn toàn sợi dây mong mạnh nối hai bờ Eo biển Đài Loan. Ngay cả Philippines gần đây cũng tiến hành tập trận chung với Mỹ và cho Mỹ sử dụng thêm 4 căn cứ lưỡng dụng dân sự-quân sự nhưng cũng không dám đi xa hơn. Bởi Biển Đông không giống như Eo biển Đài Loan.
Các quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam, Malaysia, Indonesiađã tạo ra được một vị thế quốc tế hoàn toàn khác với Đài Loan và Hàn Quốc trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược Mỹ-Trung. Trung Quốc hiểu điều này và người Mỹ cũng hiểu. Vì thế, cả hai bên đều ra sức lôi kéo ASEAN đứng về phe mình, rất khác với Đài Loan và Hàn Quốc đang thực hiện chiến lược “nhất biên đảo” (ngả về một bên).
Vì vậy, những cuộc diễu võ dương oai của hải quân Mỹ xung quanh Đài Loan chỉ có thể có tác dụng trấn an đối với giới quân sự-chính trị Đài Loan với tư cách là một “kẻ đầu gấu bảo kê” mà thôi. Hành động đó có thể làm một số quốc gia trong khu vực lo lắng nhưng không thể làm người Trung Quốc lay chuyển trong quyết sách thống nhất Đài Loan với Đại Lục của họ.

Việt Nam luôn theo dõi sát các tình huống đang diễn ra

Sputnik: Tình hình trên có ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào, và nếu căng thẳng leo thang thì Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia, nhà bình luận quan hệ quốc tế:
Dĩ nhiên là nếu nổ ra cuộc khủng hoảng ở Eo biển Đài Loan thì đó sẽ là một “Ukraina thứ hai” ở Châu Á. Và điều đó sẽ làm ách tắc tuyến hàng hải Ấn Độ Dương – Tây Thái Bình Dương. Tuy không trực tiếp đe dọa an ninh của Việt Nam nhưng nếu cuộc khủng hoảng đó nổ ra, nó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu tới các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, một quốc gia đang vươn lên thành công xưởng thứ hai của thế giới ở thời hiện đại và trong tương lai gần. Ngay cả các quốc gia đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines cũng khó tránh khỏi liên lụy.
Một cô gái cầm chiếc quạt có tấm biển kêu gọi cử tri tắt điện thoại di động khi bỏ phiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2024
Đài Loan trong ván cờ chiến lược Mỹ -Trung
Việt Nam luôn theo dõi sát các tình huống đang diễn ra trên thế giới, nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Biển Đông và đánh giá các tình huống đó một cách xác đáng nhất trên cơ sở vì lợi ích quốc gia trên hết. Với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, thân thiện và mục tiêu lấy hòa bình, ổn định làm trọng để có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam tránh xa các cuộc đối đầu, xung đột không liên quan đến mình, đồng thời, luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, yêu cầu các bên tuân thủ những gì mà các bên xung đột đã cam kết khi họ là thành viên của Liên Hợp Quốc, đó là tôn trọng lẽ phải và công pháp quốc tế.
Còn nếu tình hình sẽ có những diễn biến bất lợi thì Việt Nam cũng sẽ có sẵn những kịch bản để ứng phó với những bất lợi ấy sao cho giảm thiểu thiệt hại về kinh tế đến mức thấp nhất trên cơ sở giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ.
Sputnik: Xin chân thành cảm ơn ông!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала