Lời khai bất ngờ của Trương Mỹ Lan về pha "quay xe" của ông Trần Bắc Hà

© TTXVN - Phan Thanh VũCác bị tại phiên tòa ngày 12/3
Các bị tại phiên tòa ngày 12/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2024
Đăng ký
Bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan khai phải thế chấp khách sạn 5 sao đầu tiên của Việt Nam là Winsor để vay tiền từ ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch BIDV) 15.000 tỷ đồng nhưng sau đó đại gia Bình Định lại rút lui.
Bà Trương Mỹ Lan khẳng định "không lấy một đồng" của SCB và đề nghị chuyển 1.000 tỷ đồng của Nguyễn Cao Trí sang SCB.

Cứu SCB

Ngày 12/3, TAND TP.HCM tiếp tục ngày thứ 6 xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HQĐT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác trong vụ án sai phạm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nhiều tổ chức khác.
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Trương Mỹ Lan thẩm vấn bà Lan cùng một số bị cáo là cựu lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Kể về gia thế của gia đình, bà Trương Mỹ Lan cho biết mẹ bà tên là Kha Yêu, là tiểu thương chợ Bến Thành, bán mỹ phẩm và nhiều mặt hàng khác.
Năm 1992 Nhà nước cho phép thành lập công ty TNHH. Lúc đó mẹ bà đã tích lũy được một số tài sản, vàng bạc, nhà cửa để bà có nền tảng kinh tế tốt. Cũng trong năm này, bà gặp chồng bà khi ông sang Việt Nam đi đầu tư, hai người nên duyên và chọn ở lại Việt Nam.
Bà Lan cho biết bà muốn "làm nhiều việc" phát triển kinh tế cho Việt Nam. Bà Lan kể bà có nguyên quán tại Triều Châu (Trung Quốc) nhưng sinh ra ở Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai. Sau năm 1975, nhiều người đã đi nước ngoài làm ăn nhưng bà vẫn chọn ở lại Việt Nam và được Nhà nước tạo điều kiện làm ăn.
Chủ toạ đáp lời bà Lan cho rằng, bị cáo sinh ra ở Việt Nam, dù đi nước ngoài hay không vẫn là người Việt Nam và chính sách của Nhà nước là tạo điều kiện cho mọi công dân dù ở bất cứ đâu nên không cần trình bày việc này.
HĐXX cũng yêu cầu luật sư chú ý câu hỏi và bị cáo Trương Mỹ Lan chú ý câu trả lời đi vào trọng tâm.

Luật sư Phan Trung Hoài hỏi bà Lan "vì sao bà biết đến SCB vào thời điểm hợp nhất 3 tổ chức tín dụng", thì bà chủ Vạn Thịnh Phát bật khóc: "Nghĩ đến ngày đó tôi đau xót".

Bà Lan mô tả, thời điểm đó tình hình ở 3 ngân hàng rất hỗn loạn và Ngân hàng Nhà nước mời nhiều người nhưng người ta không muốn vào nên vận động bà.
"Nhà tôi không có ai làm ngân hàng, tôi không biết ngân hàng và không thích. Nhưng Ngân hàng Nhà nước nói tôi làm 3 việc: làm sao cố cổ phần trên 65% giúp ngân hàng mà không ảnh hưởng các ngân hàng khác, không ảnh hưởng tiền tệ quốc gia; cho mượn tài sản; kêu đối tác nước ngoài vào", - bà Trương Mỹ Lan khai.
© TTXVN - Phan Thanh VũBị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 12/3
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 12/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 12/3

Vay tiền Trần Bắc Hà

Sau khi ba ngân hàng họp vào tháng 10/2011, Ngân hàng Nhà nước mời bị cáo tham gia các cuộc họp để cho mượn tài sản. Bà Lan cho biết, khi đó bà có khách sạn Winsor, được định giá 1 tỷ USD, đây là khách sạn 5 sao đầu tiên của Việt Nam và là tài sản có ý nghĩa với gia tộc họ Trương, để SCB thực hiện tái cơ cấu.

Bà chủ Vạn Thịnh Phát khẳng định: "Lúc đó, tôi chỉ hiểu là tôi cho mượn tài sản, kêu gọi nước ngoài đầu tư, tôi có trách nhiệm cho SCB không sụp đổ".

Bà Lan cho biết, sau khi thế chấp Winsor cho ông Trần Bắc Hà (đại gia đất Bình Định, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, chết hồi tháng 7/2019) với giá 15.000 tỷ.

"Khi tôi đồng ý tôi đã thế chấp khách sạn Windsor để vay anh Trần Bắc Hà 15.000 tỷ, anh Bắc Hà đi vay ngân hàng nhà nước cho SCB. Mẹ tôi có bao nhiêu vàng bạc, nhà cửa tôi mượn hết để đưa vào SCB. Quá trình điều tra nói tôi thế chấp Windsor để lấy tiền sử dụng, tôi phải nói. Sau đó anh Bắc Hà rút lui (vì thấy 3 ngân hàng tiền thân của SCB nợ nhiều quá) nên tôi phải giải chấp cho anh Bắc Hà, tôi phải trả cho anh Bắc Hà 15.000 tỷ", - Trương Mỹ Lan khai.

Chưa hết, bà Lan nói còn mượn thêm tòa nhà Times Square, mượn tài sản gia đình bạn bè để đưa vào SCB.
"Với tư duy bất động sản tôi tin sẽ thành công", - bà cũng xác định tinh thần "mạo hiểm" khi đưa tài sản cho SCB (lúc đó kinh khủng lắm) vì nếu không vực dậy được ngân hàng thì sẽ mất hết.
Trả lời nội dung cáo trạng xác định bị cáo Lan nắm 91% cổ phần tại SCB nhưng chủ yếu nhờ người khác đứng tên, gồm 30% của các cổ đông nước ngoài. Cơ quan điều tra đã ủy thác để làm rõ họ là ai nhưng đến nay chưa có kết quả.
© TTXVN - Phan Thanh VũBị cáo Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm tại phiên tòa ngày 12/3
Bị cáo Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm tại phiên tòa ngày 12/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm tại phiên tòa ngày 12/3
Bà Trương Mỹ Lan cho biết, cổ phần bà và con gái chỉ có 15%, còn lại là của bạn bè và cổ đông nước ngoài.
Về cáo buộc rút 1 triệu tỷ đồng khỏi SCB, bà Trương Mỹ Lan khẳng định: "Tôi có lấy đồng nào của SCB đâu".
Trả lời về việc được mọi người đồng ý góp sức với SCB, bà Lan nói do gia tộc bà "sống giản dị, đạo đức uy tín nên có sức ảnh hưởng, được tôn trọng". Tại phiên xử, bà Trương Mỹ Lan lại khóc, trình bày nếu thực sự có tài sản, sẽ chỉ để một nhóm người của SCB quản lý, nhưng là của những người được bạn bè bà giới thiệu rồi đầu tư vào ngân hàng, do đó, nên không thể nói số cổ phần này là của mình.
5 công ty nước ngoài đưa 5 quỹ đầu tư vào (dự án đô thị vệ tinh bắt đầu đi vào hoạt động, làm thế nào để đất bùn sình thành đất kim cương thì mới cứu được SCB).

Đề nghị chuyển 1.000 tỷ của ông Nguyễn Cao Trí cho SCB

Luật sư Phan Trung Hoài đã dẫn lại lời khai tại tòa của những cựu lãnh đạo, nhân viên SCB cho rằng bà Lan có quyền lực, vai trò chỉ đạo tại SCB.
Bà Trương Mỹ Lan cho rằng, do ở SCB mọi người không thấy ai xuất hiện ngoài bà nên bà bị ngộ nhận là chủ.

"Tôi ngoài việc cho mượn tài sản, tìm nhà đầu tư, tôi không biết gì khác. Các công việc phân công tôi không biết... Tôi đã đưa hết tài sản vào SCB", - bà Lan nói.

Bà mong HĐXX xem xét kỹ vai trò của bị cáo trong vụ án, phủ nhận việc tạo lập 1.000 công ty ma cũng như hành vi liên hệ công ty thẩm định giá để nâng khống.
Bà chủ Vạn Thịnh Phát cho rằng tất cả các khoản vay đều có tài sản đảm bảo thì "làm sao gọi là công ty ma?". Còn các công ty khác bà Lan cho rằng không liên quan gì đến Vạn Thịnh Phát và xin hội đồng xét xử xem xét lại.
© TTXVN - Phan Thanh VũBị cáo Nguyễn Cao Trí tại phiên tòa ngày 12/3
Bị cáo Nguyễn Cao Trí tại phiên tòa ngày 12/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2024
Bị cáo Nguyễn Cao Trí tại phiên tòa ngày 12/3
Bị cáo bày tỏ mong muốn được khắc phục thiệt hại trong vụ án. Bà Trương Mỹ Lan cũng đề nghị HĐXX giúp chuyển 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí hoàn trả cho bà để đưa vào SCB.

"SCB đang rất cần tiền, giải quyết kinh tế tài chính", - bị cáo bày tỏ.

Bà Lan cũng đồng ý đưa 13 tài sản khác ngoài danh mục kê biên, phong tỏa để khắc phục hậu quả vụ án. Người đứng đầu Vạn Thịnh Phát cho biết năm ngoái có một tập đoàn tài chính đã đồng ý đưa 37 tỷ USD vào SCB. Tuy nhiên, từ khi bà bị bắt và bị cáo buộc tội tham ô thì những người này sợ nên đang chờ kết quả của bản án.
"Khi tôi mới bị bắt, cơ quan điều tra cho biết SCB mang tài sản thế chấp của ngân hàng đi vay tiền. Tôi xin cho tôi được tại ngoại để giải quyết, tôi rất xót xa, SCB tôi đem bao nhiêu xương máu, tài sản để trong đó. Tôi xin hứa tất cả cổ phần của tôi, bạn bè tôi xin được ủy quyền cho NHNN để NHNN có cổ phần này", - bà Lan khai tại toà.

Vai trò của Trương Mỹ Lan ở SCB

Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó Tổng giám đốc SCB về bản chất được bổ nhiệm nhờ bà Lan, còn trên mặt hồ sơ đương nhiên là do HĐQT quyết định.
Bị cáo Dung cho biết, về mặt cổ phần thì không biết Trương Mỹ Lan chiếm khoảng bao nhiêu, chỉ biết bà Lan và con gái chiếm tổng 15%.

"Bị cáo có biết việc Trương Mỹ Lan đưa tài sản của mình vào SCB để tái cơ cấu ngân hàng không?"

Bà Dung trả lời là có biết, tuy nhiên quá trình tái cơ cấu của SCB có nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ 2012, chị Lan có đưa một số tài sản như Times Square, Chợ Vải, Windsor vào để tái cơ cấu để làm phương án vay mới, nguồn tiền để trả nợ cho các khoản vay cũ. Còn khoản vay cũ xuất phát từ đâu, ai vay thì bị cáo không biết.
Luật sư hỏi, bản chất dòng tiền không ra khỏi ngân hàng mà khoản vay cũ dùng khoản vay mới phải không thì bị cáo Dung trả lời: "Đúng".
Luật sư Hoài hỏi bị cáo Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc Ngân SCB, vì sao cho rằng Trương Mỹ Lan dù không giữ chức vụ gì nhưng tầm ảnh hưởng của bà Lan trong SCB lớn.
Bà Trương Mỹ Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.02.2024
Bị truy tố đến khung tử hình, bà Trương Mỹ Lan nói “tin vào Đảng và Nhà nước”
Đáp lại, bị cáo Hoàng trình bày, tại phiên tòa các bị cáo khác cũng đã khai Trương Mỹ Lan giống như người đỡ đầu. Dưới góc nhìn của bị cáo, ngoài là người đỡ đầu, vai trò, vị trí và tầm ảnh hưởng của Trương Mỹ Lan thấy được từ việc tái cơ cấu các khoản nợ của SCB và hoạt động của ngân hàng đa phần thuộc về nhóm của Trương Mỹ Lan.

Giải thích thêm về thuật ngữ người đỡ đầu là như thế nào, bị cáo Hoàng trả lời: "Đối với suy nghĩ của bị cáo thì Trương Mỹ Lan là người quyết định, điều hành hoạt động của SCB, còn hiểu sâu hơn về tầm ảnh hưởng của Trương Mỹ Lan thì bị cáo không rõ".

Khai về việc thành lập thêm ba trung tâm kinh doanh có chức năng cho vay trực thuộc hội sở SCB, cựu quyền Tổng giám đốc Ngân SCB cho biết, thời điểm đó các chi nhánh phục vụ cho nhóm vay của Trương Mỹ Lan đình chỉ cho vay nên bà Lan nói phải có cách để khắc phục tình trạng này.
Khi đó ban lãnh đạo SCB đưa ra phương án lập ba trung tâm kinh doanh để phục vụ các khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan.
Trong phần xét hỏi sáng nay, trả lời câu hỏi của luật sư Phan Trung Hoài về quá trình bị tạm giam cho đến ngày xét xử, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, bà cảm ơn Toà án và các cơ quan đã quan tâm tới sức khoẻ, tạo môi trường tốt.
"Trước tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, cáo trạng, lời khai của các bị cáo khác và lời trình bày của chị, thì suy nghĩ thực sự của chị như thế nào về tầm quan trọng của mình trong vụ án?" - Luật sư Phan Trung Hoài nêu câu hỏi.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, bản thân bà tôn trọng cáo trạng, cơ quan điều tra lời khai của các bị cáo khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала