FDI toàn cầu giảm, vốn chảy vào Việt Nam tăng mạnh: Điều gì đang xảy ra?

© Ảnh : Trần Quốc Việt - TTXVNCông ty Trina Solar (100% vốn của Trung Quốc) mỗi năm sản xuất hàng triệu tấm tế bào quang điện
Công ty Trina Solar (100% vốn của Trung Quốc) mỗi năm sản xuất hàng triệu tấm tế bào quang điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong thời gian gần đây, hàng loạt chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước tới Việt Nam, thúc đẩy hàng loạt đoàn doanh nghiệp, các quỹ quốc tế đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại đất nước hình chữ S. Liệu đây có phải là tín hiệu tích cực cho dòng vốn FDI mới chảy vào Việt Nam?
Trong bối cảnh, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung hơn vào doanh nghiệp nội địa và thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước, tác động không nhỏ đến nguồn vốn toàn cầu.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các tình hình địa chính trị trên toàn thế giới khiến chuỗi giá trị toàn cầu đang được sắp xếp lại, giá cả nguyên liệu diễn biến bất thường. Điều này cũng khiến nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển như Việt Nam sụt giảm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện sự quan tâm đặc biệt với doanh nghiệp FDI

Điều kỳ diệu mang tên Việt Nam

Mặc dù thị phần FDI toàn cầu giảm, nhưng Việt Nam vẫn thu hút hơn 36 tỷ USD vốn FDI trong năm 2023. Lý giải về điều này, PGS. TS Đinh Công Hoàng, Viện nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (ISAWAAS), Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chia sẻ với Sputnik:

“Thứ nhất, đây là kết quả của chính sách mở cửa của Việt Nam trong gần 40 năm “Đổi mới” (1986-2024). Việt Nam là quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, gần 200%. Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP là 683/430 tỷ USD. Thứ hai, Việt Nam đã ký kết được rất nhiều Hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” như EVFTA, CPTPP, RCEP v.v với nhiều đối tác quan trọng. Đặc biệt, vừa qua Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các cường quốc như Nhật, Mỹ, Úc. Thứ ba, trong bối cảnh thế giới và khu vực thay đổi, chuyển dịch sản xuất đầu tư và xu hướng đầu tư toàn cầu, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia ổn định về an ninh, chính trị, có năng lực sản xuất vững mạnh, có hạ tầng cơ sở tốt và nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách thu hút, cởi mở đối với các dòng vốn FDI trên thế giới”.

© Ảnh : Trần Quốc Việt - TTXVNCông ty Trina Solar (100% vốn của Trung Quốc) mỗi năm sản xuất hàng triệu tấm tế bào quang điện
Công ty Trina Solar (100% vốn của Trung Quốc) mỗi năm sản xuất hàng triệu tấm tế bào quang điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2024
Công ty Trina Solar (100% vốn của Trung Quốc) mỗi năm sản xuất hàng triệu tấm tế bào quang điện
Cũng theo chuyên gia trên, Việt Nam đã xây dựng được một nền tảng sản xuất - xuất khẩu vững mạnh, nằm trong top 20 quốc gia có nền sản xuất và ngoại thương lớn nhất thế giới. Trong năm 2023, Việt Nam có trên 30 ngành/lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

“Tôi cho rằng, đây là những yếu tố chính giúp Việt Nam có được sự thu hút đầu tư rất lớn như vậy”, PGS. TS Đinh Công Hoàng nhấn mạnh.

Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2024
FDI dồn dập về Việt Nam, tiền vào bất động sản tăng gấp đôi

Nhiều lợi thế thu hút “đại bàng mới”

Mặc dù sở hữu nhiều lợi thế thu hút dòng vốn FDI, theo đánh giá của PGS. TS Đinh Công Hoàng, thực trạng nền công nghiệp Việt Nam còn bộc lộ một số bất cập trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

“Đó là vấn đề nội lực còn chưa cao, chủ yếu các lĩnh vực sản xuất vẫn là gia công, với giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra nền sản xuất của Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI, trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước chỉ ở mức trung bình và quá trình sản xuất thiên về “số lượng” hơn là “chất lượng” đang gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có những thay đổi rất lớn trong việc sàng lọc FDI, tập trung vào các dòng vốn FDI có giá trị cao hơn. Các dòng vốn FDI tới đây sẽ hướng đến công nghệ cao, những công nghệ đột phá của Cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, Big data, IoT hay công nghệ nano…”, chuyên gia chỉ ra.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Jose Fernandez - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2024
Thứ trưởng Mỹ sang Việt Nam, đề nghị hợp tác về bán dẫn
Sự linh hoạt, thích ứng với thay đổi của tình hình kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đón dòng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực điện tử, bán dẫn; năng lượng tái tạo; kinh tế số; đổi mới sáng tạo… từ các cường quốc trên thế giới.

“Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là Việt Nam phải làm chủ công nghệ. Trước đây chúng ta phát triển ở hạ nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu (phần gia công), nhưng hiện nay chúng ta sẽ làm chủ cả công nghệ và các thương hiệu, phân phối... Đó sẽ là hướng phát triển của giai đoạn này. Các tập đoàn như VinFast, Viettel, FPT hiện nay là minh chứng rõ ràng cho sự cam kết của Việt Nam trong việc đầu tư và nắm bắt quyền kiểm soát công nghệ”, PGS. TS Đinh Công Hoàng phân tích.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2023
FPT muốn cùng NVIDIA đưa Việt Nam thành cứ điểm thu hút nhân tài AI và bán dẫn
Đồng tình với ý kiến trên, một đại diện doanh nghiệp FDI về công nghệ tại TP HCM chia sẻ với Sputnik.

“Năm 2024 là năm của AI. Nếu các nhà máy về công nghệ được xây ở Việt Nam thì rất tốt. Nhưng hiện tại số này rất ít do chi phí logistics vẫn rất đắt. Di chuyển đường bộ đắt gấp nhiều lần so với đường biển hay đường hàng không. Việt Nam hiện chưa sản xuất được vật liệu thành phẩm công nghệ cao. Nếu linh hoạt mở cửa và có chính sách phù hợp, tôi tin rằng Việt Nam sẽ là “tổ đại bàng” công nghệ trong tương lai gần”.

Busan - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2024
Các nhà sản xuất chip ở Hàn Quốc không bán thiết bị cũ vì sợ Mỹ phản ứng

Hướng tới FDI “thế hệ mới”, khai phá thị trường tiềm năng

PGS. TS Đinh Công Hoàng phân tích, dự báo kinh tế thế giới sẽ dần phục hồi trong giai đoạn 2024-2025 cùng với việc thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam với các đối tác chiến lược, Việt Nam sẽ thu hút được dòng vốn FDI dễ dàng hơn.

“Các FDI “thế hệ mới” sẽ hướng tới tính tuần hoàn, xanh, sạch và bền vững, chuyển đổi số, giảm phát thải carbon và đặc biệt tập trung vào công nghiệp sản xuất chip, bán dẫn. Đây chính là nền tảng cốt lõi của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam đang có lợi thế lớn”, chuyên gia cho biết.

Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2022
Thổ Nhĩ Kỳ - 'Cửa ngõ vàng' giúp Việt Nam kết nối với Trung Đông
Hơn nữa, Việt Nam có thể suy nghĩ đến việc thu hút các dòng FDI từ các thị trường “còn đang ngủ quên” như Trung Đông và Bắc Phi. Giai đoạn trước đây do vị trí địa lý xa xôi và chưa có đầy đủ hiểu biết về nhiều mặt nên Việt Nam chưa thể khai thác được hết tiềm năng từ các thị trường này.

“Cụ thể, Trung Đông đang thực hiện “chính sách hướng Đông”, hướng về các quốc gia đang phát triển như Việt Nam để đầu tư. Họ cũng tập trung phát triển nền kinh tế “phi dầu mỏ”, đầu tư vào công nghệ cao. Đây là hướng hợp tác mà Việt Nam nên suy nghĩ tới. Hay như đối tác Israel - “quốc gia khởi nghiệp” với nền công nghiệp và công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, Việt Nam cũng nên hợp tác với họ để phát triển thu hút FDI xây dựng hệ sinh thái công nghiệp 4.0 và cùng khai phá thị trường công nghệ toàn cầu”, PGS. TS Đinh Công Hoàng nhấn mạnh.

Cả nước xuất siêu 12,25 tỷ USD nửa đầu năm 2023  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2023
Việt Nam sở hữu ‘Át chủ bài’ thu hút dòng vốn FDI
Được biết, thực hiện đề án của Chính phủ (QĐ số 10/QĐ-TTg ban hành ngày 14/02/2023) về “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (ISAWAAS) cùng nhiều bộ, ngành, địa phương đang tích cực triển khai đề án phát triển ngành Halal tại Việt Nam. Trong đó cần chú trọng xây dựng các khu công nghiệp Halal (Halal industrial parks) để hướng tới thị trường trên 1 tỷ dân của người Hồi giáo với thu nhập cao và nhu cầu tiêu dùng rất lớn.

“Với những định hướng trên, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để trở thành trung tâm sản xuất chip, bán dẫn của khu vực và thế giới, trở thành “tổ đại bàng” của ngành công nghệ cao, là tiền đề của công cuộc “đổi mới 2.0”. Bằng công nghệ và trí tuệ Việt Nam, tôi tin rằng Việt Nam sẽ sớm thực hiện hóa được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra”, PGS. TS Đinh Công Hoàng kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала