https://kevesko.vn/20240407/to-hop-hoa-dau-54-ty-usd-lon-nhat-viet-nam-gap-su-co-bat-ngo-29146489.html
Tổ hợp hoá dầu 5,4 tỷ USD lớn nhất Việt Nam gặp sự cố bất ngờ
Tổ hợp hoá dầu 5,4 tỷ USD lớn nhất Việt Nam gặp sự cố bất ngờ
Sputnik Việt Nam
Ngày 7/4, xác nhận với báo chí, đại diện Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP) cho hay, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) bất ngờ gặp sự cố khi chạy... 07.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-07T15:40+0700
2024-04-07T15:40+0700
2024-04-07T15:40+0700
bà rịa-vũng tàu
việt nam
công ty long sơn
dầu mỏ
nhà máy
sản xuất
kinh tế
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/1e/26183818_18:0:1166:646_1920x0_80_0_0_02766a0bcf4edc0865ef067c993e33f6.jpg
Trước tình hình này, tổ hợp hoá dầu 5,4 tỷ USD lớn nhất Việt Nam đã phải lùi thời điểm vận hành thương mại.Sự cố bất ngờHôm 22/3, Tập đoàn Siam Cement Group (SCG, Thái Lan) có thông tin cho biết, tổ hợp Hóa dầu Long Sơn có tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gặp phải sự cố kỹ thuật bất ngờ trong quá trình chạy thử và hiện đang được điều tra nguyên nhân.Tổ hợp được đầu tư bởi Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP) – công ty con do SCG Chemical (SCGC) sở hữu 100% vốn điều lệ.Theo tập đoàn Thái Lan, các nhà máy hạ nguồn sản xuất Polyethylene mật độ cao (HDPE), Polyethylene mật độ thấp tuyến tính (LLDPE), Polypropylene (PP) và các nhà máy tiện ích đã hoàn thành quá trình kiểm tra chạy thử vào tháng 12/2023.Sau đó, toàn bộ quá trình chạy thử nghiệm phức tạp, bao gồm Olefins ở hạ nguồn và các nhà máy thượng nguồn đang được tiến hành thì xảy ra sự cố.Dự kiến LSP sẽ tiếp tục chạy thử vào tháng 6/ 2024. Được biết, nhà máy của Công ty TNHH Rayong Olefins (ROC) sẽ tiếp tục hoạt động sau khi bảo trì vào cuối tháng 3/2024, điều này có thể giảm thiểu tác động đến LSP và các khách hàng trong khu vực.Xác nhận với báo Tuổi Trẻ ngày 7/4, Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP) cho hay, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) “đã gặp sự cố kỹ thuật” trong quá trình vận hành thử nghiệm.Đại diện doanh nghiệp cũng xác nhận, sự cố này đã làm gián đoạn việc vận hành tổ hợp.Bao giờ vận hành?Phía Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP) cho biết, do gặp sự cố kỹ thuật xảy ra khi vận hành toàn bộ tổ hợp (chạy thử công suất 100%) nên doanh nghiệp dự kiến sẽ vận hành thử nghiệm lại vào khoảng giữa năm nay.Thông tin về tiến độ vận hành, hôm 5/4, TTXVN dẫn lời LSP cho biết, nhà máy đã được Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (NIC) chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành vào tháng 2/2024 và tiếp tục vận hành thử nghiệm toàn bộ tổ hợp bao gồm nhà máy thượng nguồn olefin và ba nhà máy hạ nguồn polyolefin (HDPE, LLDPE và PP).Trước sự cố, Tổng giám đốc LSP ông Kulachet Dharachandra nói đặt kỳ vọng vận hành thương mại Long Sơn ngay từ quý 2 năm nay.Theo ông Kulachet Dharachandra, khi hoạt động ổn định với công suất tối đa, tổ hợp sẽ sản xuất 1,35 triệu tấn sản phẩm olefin mỗi năm, đây là nguyên liệu thô cho các nhà máy sản xuất polyolefin (hạt nhựa).“Khi chính thức bước vào giai đoạn vận hành, chúng tôi dự kiến đạt được doanh thu 1,5 tỉ USD, đóng góp hơn 150 triệu USD hằng năm vào ngân sách nhà nước về mảng thuế giá trị gia tăng”, ông Kulachet Dharachandra nói.Ông cũng nhấn mạnh rằng, đây được xem như một phần đóng góp của LSP vào sự thịnh vượng của Việt Nam.80% nhân sự là người ViệtDự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn là dự án trọng điểm quốc gia của Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 7/2008.Dư án có tổng vốn đầu tư ban đầu là 3,77 tỷ USD, sau đó tăng lên 4,5 tỷ USD và lại được điều chỉnh tăng lên thành 5,4 tỷ USD vào giai đoạn cuối.Cần nhấn mạnh rằng, Long Sơn là tổ hợp hóa dầu tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam với diện tích mặt đất là 464ha và diện tích mặt nước là 194ha (cho hệ thống cảng biển).Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn là công ty thành viên của SCG Chemicals (ngành hóa dầu) của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan. Đây cũng là dự án duy nhất có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD của Thái Lan tại Việt Nam.Theo TTXVN, ởthời điểm được cấp phép năm 2008, chủ đầu tư Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) - là liên doanh giữa Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan chiếm 53%; Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan (thuộc SCG) chiếm 18%; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chiếm 18%; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chiếm 11%.Cuối năm 2012, Vinachem tiến hành thoái toàn bộ vốn khỏi dự án. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã mua lại 11% cổ phần của Vinachem để nâng phần góp vốn lên 29% vào tháng 12/2014.Cũng trong năm 2012, Qatar Petroleum International (QPI) đã mua lại 25% cổ phần từ SCG. Tuy nhiên, đến 2017,SCG đã mua lại toàn bộ cổ phần của QPI, nâng tỷ lệ góp vốn của SCG lên 53% (thực tế là 71% nếu tính cả 18% của Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan cũng thuộc SCG).Năm 2018, SCG tiến hành mua lại hết 29% cổ phần của PVN dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn, qua đó nắm giữ 100% cổ phần, trở thành chủ đầu tư duy nhất của dự án này.Theo giới thiệu, LSP là một tổ hợp hóa dầu quy mô lớn, được ứng dụng công nghệ vi tính hóa, số hóa trong quy trình sản xuất.Đáng chú ý, tổ hợp có đội ngũ nhân sự khoảng 1.000 nhân viên chất lượng cao, trong đó 80% là nhân sự người Việt Nam.Khi đi vào vận hành thương mại, tổ hợp hóa dầu Long Sơn sẽ tạo việc làm ổn định cho 10.000 lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 2.500 tỷ đồng/năm.
https://kevesko.vn/20240102/ong-truong-tan-son-lam-pho-giam-doc-so-xay-dung-long-an-27409060.html
https://kevesko.vn/20240326/cong-ty-dau-khi-lon-nhat-cao-buoc-cac-nha-moi-truong-lam-ton-hai-nen-kinh-te-28944627.html
https://kevesko.vn/20240324/tau-viet-nam-cho-hon-7000-lit-dau-do-chim-o-cu-lao-cham-28920310.html
bà rịa-vũng tàu
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/1e/26183818_161:0:1022:646_1920x0_80_0_0_0f38a15cd6ccf1bbe43b6844b8e30631.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bà rịa-vũng tàu, việt nam, công ty long sơn, dầu mỏ, nhà máy, sản xuất, kinh tế, kinh doanh
bà rịa-vũng tàu, việt nam, công ty long sơn, dầu mỏ, nhà máy, sản xuất, kinh tế, kinh doanh
Tổ hợp hoá dầu 5,4 tỷ USD lớn nhất Việt Nam gặp sự cố bất ngờ
Ngày 7/4, xác nhận với báo chí, đại diện Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP) cho hay, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) bất ngờ gặp sự cố khi chạy thử 100% công suất.
Trước tình hình này, tổ hợp hoá dầu 5,4 tỷ USD lớn nhất Việt Nam đã phải lùi thời điểm vận hành thương mại.
Hôm 22/3, Tập đoàn Siam Cement Group (SCG, Thái Lan) có thông tin cho biết, tổ hợp Hóa dầu Long Sơn có tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD tại
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gặp phải sự cố kỹ thuật bất ngờ trong quá trình chạy thử và hiện đang được điều tra nguyên nhân.
Tổ hợp được đầu tư bởi Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP) – công ty con do SCG Chemical (SCGC) sở hữu 100% vốn điều lệ.
Theo tập đoàn Thái Lan, các nhà máy hạ nguồn sản xuất Polyethylene mật độ cao (HDPE), Polyethylene mật độ thấp tuyến tính (LLDPE), Polypropylene (PP) và các nhà máy tiện ích đã hoàn thành quá trình kiểm tra chạy thử vào tháng 12/2023.
Sau đó, toàn bộ quá trình chạy thử nghiệm phức tạp, bao gồm Olefins ở hạ nguồn và các nhà máy thượng nguồn đang được tiến hành thì xảy ra sự cố.
Dự kiến LSP sẽ tiếp tục chạy thử vào tháng 6/ 2024. Được biết, nhà máy của Công ty TNHH Rayong Olefins (ROC) sẽ tiếp tục hoạt động sau khi bảo trì vào cuối tháng 3/2024, điều này có thể giảm thiểu tác động đến LSP và các khách hàng trong khu vực.
Xác nhận với báo Tuổi Trẻ ngày 7/4, Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP) cho hay, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) “đã gặp sự cố kỹ thuật” trong quá trình vận hành thử nghiệm.
Đại diện doanh nghiệp cũng xác nhận, sự cố này đã làm gián đoạn việc vận hành tổ hợp.
Phía Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (LSP) cho biết, do gặp sự cố kỹ thuật xảy ra khi vận hành toàn bộ tổ hợp (chạy thử công suất 100%) nên
doanh nghiệp dự kiến sẽ vận hành thử nghiệm lại vào khoảng giữa năm nay.
“Hy vọng LSP sẽ chính thức vận hành thương mại vào quý 3 năm 2024”, đại diện công ty nói.
Thông tin về tiến độ vận hành, hôm 5/4, TTXVN dẫn lời LSP cho biết, nhà máy đã được Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (NIC) chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành vào tháng 2/2024 và tiếp tục vận hành thử nghiệm toàn bộ tổ hợp bao gồm nhà máy thượng nguồn olefin và ba nhà máy hạ nguồn polyolefin (HDPE, LLDPE và PP).
Trước sự cố, Tổng giám đốc LSP ông Kulachet Dharachandra nói đặt kỳ vọng vận hành thương mại Long Sơn ngay từ quý 2 năm nay.
Theo ông Kulachet Dharachandra, khi hoạt động ổn định với công suất tối đa, tổ hợp sẽ sản xuất 1,35 triệu tấn sản phẩm olefin mỗi năm, đây là nguyên liệu thô cho các
nhà máy sản xuất polyolefin (hạt nhựa).
“Khi chính thức bước vào giai đoạn vận hành, chúng tôi dự kiến đạt được doanh thu 1,5 tỉ USD, đóng góp hơn 150 triệu USD hằng năm vào ngân sách nhà nước về mảng thuế giá trị gia tăng”, ông Kulachet Dharachandra nói.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, đây được xem như một phần đóng góp của LSP vào sự thịnh vượng của Việt Nam.
80% nhân sự là người Việt
Dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn là dự án trọng điểm quốc gia của Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 7/2008.
Dư án có tổng vốn đầu tư ban đầu là 3,77 tỷ USD, sau đó tăng lên 4,5 tỷ USD và lại được điều chỉnh tăng lên thành 5,4 tỷ USD vào giai đoạn cuối.
Cần nhấn mạnh rằng,
Long Sơn là tổ hợp hóa dầu tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam với diện tích mặt đất là 464ha và diện tích mặt nước là 194ha (cho hệ thống cảng biển).
Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn là công ty thành viên của SCG Chemicals (ngành hóa dầu) của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan. Đây cũng là dự án duy nhất có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD của Thái Lan tại Việt Nam.
Theo TTXVN, ởthời điểm được cấp phép năm 2008, chủ đầu tư Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) - là liên doanh giữa Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan chiếm 53%; Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan (thuộc SCG) chiếm 18%; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chiếm 18%; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chiếm 11%.
Cuối năm 2012, Vinachem tiến hành thoái toàn bộ vốn khỏi dự án. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã mua lại 11% cổ phần của Vinachem để nâng phần góp vốn lên 29% vào tháng 12/2014.
Cũng trong năm 2012, Qatar Petroleum International (QPI) đã mua lại 25% cổ phần từ SCG. Tuy nhiên, đến 2017,SCG đã mua lại toàn bộ cổ phần của QPI, nâng tỷ lệ góp vốn của SCG lên 53% (thực tế là 71% nếu tính cả 18% của Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan cũng thuộc SCG).
Năm 2018, SCG tiến hành mua lại hết 29% cổ phần của
PVN dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn, qua đó nắm giữ 100% cổ phần, trở thành chủ đầu tư duy nhất của dự án này.
Theo giới thiệu, LSP là một tổ hợp hóa dầu quy mô lớn, được ứng dụng công nghệ vi tính hóa, số hóa trong quy trình sản xuất.
Đáng chú ý, tổ hợp có đội ngũ nhân sự khoảng 1.000 nhân viên chất lượng cao, trong đó 80% là nhân sự người Việt Nam.
Khi đi vào vận hành thương mại, tổ hợp hóa dầu Long Sơn sẽ tạo việc làm ổn định cho 10.000 lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 2.500 tỷ đồng/năm.