https://kevesko.vn/20240420/nen-tang-cua-ngoai-giao-nhat-ban-hien-dai-chu-nghia-thuc-dung-va-tinh-kep-29359608.html
Nền tảng của ngoại giao Nhật Bản hiện đại: Chủ nghĩa thực dụng và tính kép
Nền tảng của ngoại giao Nhật Bản hiện đại: Chủ nghĩa thực dụng và tính kép
Sputnik Việt Nam
Trong báo cáo thường niên về chính sách đối ngoại (Diplomatic Bluebook), Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố cần thiết phải hợp tác với các nước có cùng chí hướng... 20.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-20T12:20+0700
2024-04-20T12:20+0700
2024-04-20T12:20+0700
nhật bản
quan điểm-ý kiến
quan hệ
australia
ấn độ
nato
chính trị
á-thái bình dương
thế giới
ngoại giao
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/08/28072077_0:0:2112:1188_1920x0_80_0_0_a638489cb01e1b6dcf897906dc39a8a0.png
Đối với quan hệ song phương, tài liệu nêu rõ chủ ý phát triển mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc và giải quyết các vấn đề như quyền sở hữu đảo Senkaku, xả nước phóng xạ đã lọc từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 ra biển và những vấn đề khác thông qua đối thoại.Về quan hệ đối với Nga, trong "Sách xanh" khẳng định cam kết theo định hướng ký kết hiệp ước hòa bình và giải pháp cho vấn đề lãnh thổ. Đồng thời, Tokyo sẽ tiếp tục thực hiện “chính sách trừng phạt cứng rắn”, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời duy trì thị phần trong các dự án dầu khí, chẳng hạn ở Sakhalin.Những vấn đề và mâu thuẫnChủ nghĩa thực dụng và tính kép được phản ánh trong “Sách xanh” của Nhật Bản là thực tế ngày nay,- Oleg Kazakov, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Trung Quốc và Châu Á hiện đại (ICSA) khẳng định.Những cân nhắc thực dụngSách Xanh không phải là hướng dẫn hành độngĐối với Nhật Bản, vấn đề an ninh của nước này mang tính chất tồn tại - Yevgeny Osmanov, cộng tác viên Khoa Đông Phương học, Đại học Tổng hợp St. Petersburg (SPBSU) nêu ý kiến. Theo ông, đối với Nhật Bản, kinh tế quan trọng hơn nhiều so với chính trị.
https://kevesko.vn/20240418/lieu-lien-he-quan-su-co-giup-giai-quyet-bat-dong-ve-an-ninh-trung-my-29361664.html
https://kevesko.vn/20240416/nhat-ban-se-tiep-tuc-tang-cuong-hop-tac-voi-nato-29313537.html
https://kevesko.vn/20240417/se-ra-sao-neu-nhat-ban-can-thiep-vao-tranh-chap-trung-quoc-philippines-29333632.html
nhật bản
australia
ấn độ
á-thái bình dương
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/02/08/28072077_264:0:1848:1188_1920x0_80_0_0_ec10868c98b3956caca23c7ada50526f.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
nhật bản, quan điểm-ý kiến, quan hệ, australia, ấn độ, nato, chính trị, á-thái bình dương, thế giới, ngoại giao
nhật bản, quan điểm-ý kiến, quan hệ, australia, ấn độ, nato, chính trị, á-thái bình dương, thế giới, ngoại giao
Nền tảng của ngoại giao Nhật Bản hiện đại: Chủ nghĩa thực dụng và tính kép
Trong báo cáo thường niên về chính sách đối ngoại (Diplomatic Bluebook), Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố cần thiết phải hợp tác với các nước có cùng chí hướng và lập ra “mạng lưới đa cấp” với sự tham gia của các nước, chẳng hạn như Australia, Ấn Độ, NATO do tình hình thế giới căng thẳng.
Đối với quan hệ song phương, tài liệu nêu rõ chủ ý phát triển mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc và giải quyết các vấn đề như quyền sở hữu đảo Senkaku, xả nước phóng xạ đã lọc từ
nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 ra biển và những vấn đề khác thông qua đối thoại.
Về quan hệ đối với Nga, trong "Sách xanh" khẳng định cam kết theo định hướng ký kết hiệp ước hòa bình và giải pháp cho vấn đề lãnh thổ. Đồng thời, Tokyo sẽ tiếp tục thực hiện “chính sách trừng phạt cứng rắn”, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời duy trì thị phần trong các dự án dầu khí, chẳng hạn ở Sakhalin.
Những vấn đề và mâu thuẫn
Chủ nghĩa thực dụng và tính kép được phản ánh trong “Sách xanh” của Nhật Bản là thực tế ngày nay,- Oleg Kazakov, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Trung Quốc và Châu Á hiện đại (ICSA) khẳng định.
"Có rất nhiều vấn đề và mâu thuẫn giữa các nước. Cho dù mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có quan trọng đến đâu, có vẻ như họ đang tiến hành đàm phán và “cố gắng ngồi vững vào cả hai chiếc ghế”. Các vấn đề tranh chấp là giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc và Philippines, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, v.v. Không có giải pháp dễ dàng và phải đi theo quỹ đạo hiện có, bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Tất cả đều hiểu những rủi ro leo thang và thù địch, không dẫn đến điều gì tốt đẹp. Đây không phải là thế kỷ trước, khi các quốc gia cắt đứt quan hệ với nhau trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng. Hiện nay, các nước cố gắng duy trì quan hệ, bất chấp quan điểm chính trị khác nhau.
Cắt đứt các mối quan hệ là sự sụp đổ ngoại giao. Vì vậy, ngay cả trong những tình huống vô vọng, người Nhật vẫn cố gắng giải quyết vấn đề bằng các đường lối hợp lý. Tính kép này cũng cố hữu trong ngoại giao Trung Quốc: không đứng về phía ai một cách dứt khoát, thể hiện sự kiềm chế mà theo đuổi lợi ích của riêng mình. Nhật Bản cũng đang đi theo con đường tương tự, bởi vì sự rạn nứt trong quan hệ chẳng hạn với Trung Quốc là thảm họa đối với nước này. Nga không quá quan trọng đối với Nhật Bản về mặt quan hệ kinh tế và chính trị, nhưng người Nhật không muốn hủy hoại cuộc sống của họ bằng cách phá vỡ quan hệ. Bởi vì ngoại giao là đàm phán chứ không phải giải quyết vấn đề bằng vũ khí", - Oleg Kazakov lưu ý.
“Sách Xanh của Nhật Bản là một tập hợp các vectơ của chính sách đối ngoại, trước hết dựa trên những cân nhắc thực dụng”, - Irina Gordeyeva, giáo sư Khoa kinh tế và chính trị thế giới, Trường Đại học Tổng hợp kinh tế cao cấp ( VSE) nêu ý kiến.
“Mỹ muốn giao phó quyền kiểm soát an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho Nhật Bản. Và bản thân Nhật Bản cũng quan tâm đến việc tăng cường vai trò của mình tại khu vực này, nơi tập trung thị trường nguyên liệu thô, thị trường bán hàng, chuỗi hậu cần và sản xuất. Nhưng Nhật Bản không thể cáng đáng điều đó một mình, đó là lý do tại sao Tokyo nỗ lực để nhận được sự hỗ trợ của Mỹ và các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Úc, Ấn Độ và Philippines. Nhật Bản đang tăng cường tiềm lực phòng thủ một cách độc lập và với sự giúp đỡ của các nước khác, dần dần rời xa các điều khoản hòa bình trong Hiến pháp của mình. Tuy nhiên, Nhật Bản tách biệt chính trị khỏi kinh tế. Nhật Bản có mối quan hệ thương mại khổng lồ với Trung Quốc, nước này được kết nối với các nước trong khu vực Thái Bình Dương bằng hàng nghìn sợi dây kinh tế. Vì vậy, họ phải hành động cẩn thận để không làm hại chính mình. Do đó, công bố ý định giải quyết vấn đề lãnh thổ vốn không khả thi do lập trường của Nga, họ cũng không vội từ bỏ các dự án kinh tế có lợi trong lĩnh vực nguyên liệu thô. Ngay cả khi đối mặt với các lệnh trừng phạt, Nhật Bản vẫn duy trì tham gia vào các dự án Sakhalin, vì không có cơ hội hiệu quả hơn để có được nguồn năng lượng ở nước này trong giai đoạn này”, - Irina Gordeeva giải thích.
Sách Xanh không phải là hướng dẫn hành động
Đối với Nhật Bản, vấn đề an ninh của nước này mang tính chất tồn tại - Yevgeny Osmanov, cộng tác viên Khoa Đông Phương học, Đại học Tổng hợp St. Petersburg (SPBSU) nêu ý kiến. Theo ông, đối với Nhật Bản, kinh tế quan trọng hơn nhiều so với chính trị.
“Đặc biệt Nhật Bản dễ bị tổn thương trong lĩnh vực nguyên liệu thô nên nó vẫn để lại “ không gian xoay xở điều động” trong quan hệ với Nga. Đối với Trung Quốc, bất chấp những lời lẽ thân thiện, trên thực tế, những mối quan hệ này rất mong manh về mặt chính trị. Không ai nghi ngờ Nhật Bản sẽ đứng về phía ai nếu xảy ra xung đột xung quang Đài Loan. Nhưng cần lưu ý rằng “Sách Xanh” không phải là kim chỉ nam hành động mà là một tài liệu hướng tới công chúng, bao gồm cả công chúng quốc tế. Và trong đó chỉ đơn giản phác thảo những thách thức mà Nhật Bản phải đối mặt và cách thức mà nước này dự định ứng phó với những thách thức này. Nhiệm vụ của Nhật Bản là sử dụng mọi biện pháp ngoại giao, không chỉ ngồi vững trên hai mà trên tất cả các ghế, nhằm ngăn chặn những thách thức này phát triển thành xung đột toàn diện, như trường hợp Israel-Palestine. Nhật Bản đang cố gắng ngăn chặn những xung đột có thể gây tổn hại cho nước này. Đối với Nhật Bản, đây là vấn đề mang bản chất tồn tại", chuyên gia bổ sung trong phần kết luận.