https://kevesko.vn/20240422/viec-thoi-phong-moi-de-doa-tu-hacker-trung-quoc-gay-ton-hai-toi-cac-hoat-dong-tiep-xuc-trung---my-29414362.html
Việc thổi phồng mối đe dọa từ hacker Trung Quốc gây tổn hại tới các hoạt động tiếp xúc Trung - Mỹ
Việc thổi phồng mối đe dọa từ hacker Trung Quốc gây tổn hại tới các hoạt động tiếp xúc Trung - Mỹ
Sputnik Việt Nam
Mới đây, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) của Hoa Kỳ cho biết, các nhóm tin tặc có liên quan đến chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào nhiều cơ sở hạ... 22.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-22T19:04+0700
2024-04-22T19:04+0700
2024-04-22T19:04+0700
fbi
trung quốc
hacker
hoa kỳ
thế giới
quan điểm-ý kiến
internet
an ninh
quan hệ
tập cận bình
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/04/11147816_0:104:2000:1229_1920x0_80_0_0_0e2b88e77cf6424e2020663bb6182e8e.jpg
Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Trung Quốc lưu ý rằng, Mỹ đang thổi phồng giả thuyết về “mối đe dọa từ tin tặc Trung Quốc” nhằm đánh lạc hướng khỏi những mâu thuẫn nội bộ và để cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.Trong bối cảnh các hoạt động tiếp xúc thường xuyên giữa quan chức cấp cao Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách ổn định quan hệ song phương, những cáo buộc như vậy và những liệu điệu hạ thấp uy tín của Trung Quốc có thể làm suy yếu những nỗ lực này.Giám đốc Wray cũng lập luận rằng, Trung Quốc đang phát triển khả năng "gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi vào thời điểm họ lựa chọn. Kế hoạch của tin tặc Trung Quốc là giáng những đòn thấp vào cơ sở hạ tầng dân sự để tạo ra sự hoảng loạn”.Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã bác bỏ những tuyên bố trên. Đại sứ quán cho biết “một số người ở Mỹ sử dụng việc truy tìm nguồn gốc của các cuộc tấn công mạng như một công cụ để tấn công và quy kết chính phủ Trung Quốc, tuyên bố Mỹ là nạn nhân trong khi ngược lại và chính trị hóa các vấn đề an ninh mạng” .Họ làm rùm beng chuyện hacker để đánh lạc hướng sự chú ýTrong cuộc phỏng vấn với Sputnik, bà Su Xiaohui, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, cho biết rằng, báo chí Mỹ làm rùm beng chuyện về tấn công mạng, mục đích chính của họ là đánh lạc hướng sự chú ý, điều đó liên quan không chỉ đến chính trị nội bộ và bầu cử trong nước mà còn liên quan đến cạnh tranh chiến lược đang diễn ra gay gắt.Căng thẳng giữa Trung Quốc và MỹMối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn căng thẳng trong những năm gần đây, nhưng cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo ở San Francisco vào tháng 11 năm ngoái đã làm dấy lên hy vọng khôi phục mối quan hệ. Đây là cuộc gặp thứ hai kể từ Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2022 tại Bali và là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ sau 6 năm. Trong cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa thuận về hơn 20 vấn đề liên quan đến chính trị, ngoại giao, trao đổi văn hóa, quản trị toàn cầu và an ninh quân sự.Sau đó, các hoạt động tiếp xúc cấp cao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên thường xuyên hơn. Đầu tháng này, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Biden đã có cuộc điện đàm. Ông Tập lưu ý rằng, tại cuộc gặp ở San Francisco vào tháng 11 năm ngoái, hai bên đã hình thành “Tầm nhìn San Francisco” hướng tới tương lai. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các hành động nhằm hiện thực hóa những lời hứa chung và biến Tầm nhìn San Francisco thành hiện thực. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đã ở thăm Trung Quốc từ ngày 4-9/4, và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ có chuyến công du tới Trung Quốc từ ngày 24-26/4.Bất chấp các chuyến thăm thường xuyên của quan chức Mỹ tới Trung Quốc thể hiện mong muốn khôi phục quan hệ song phương, chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục chỉ trích và đổ lỗi cho Trung Quốc, đặc biệt là thổi phồng “giả thuyết về mối đe dọa từ phía Trung Quốc”. Tiêu chuẩn kép này có thể gây ra tác động tiêu cực đến việc khôi phục và cải thiện quan hệ Trung-Mỹ.Nói về an ninh mạng toàn cầu, các chuyên gia nhận định rằng, sẽ không có thay đổi đáng kể trong ngắn hạn, nhưng Mỹ từ lâu hành động chống lại Trung Quốc trong lĩnh vực tấn công mạng và gián điệp. Về lâu dài, với việc ngày càng chú trọng hơn đến các mối đe dọa mạng từ Trung Quốc, các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ sẽ cần nhiều nguồn lực và hỗ trợ hơn để gia tăng các cuộc tấn công mạng, điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.
https://kevesko.vn/20240416/bao-dong-do-an-ninh-mang-viet-nam-29328045.html
https://kevesko.vn/20240402/kenh-cua-do-mixi-voi-hon-7-trieu-nguoi-theo-doi-bi-hacker-hoi-tham-29065559.html
https://kevesko.vn/20240404/29112615.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/04/11147816_112:0:1889:1333_1920x0_80_0_0_555a3597bc0a855cd854d376a3588b38.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
fbi, trung quốc, hacker, hoa kỳ, thế giới, quan điểm-ý kiến, internet, an ninh, quan hệ, tập cận bình, an ninh mạng
fbi, trung quốc, hacker, hoa kỳ, thế giới, quan điểm-ý kiến, internet, an ninh, quan hệ, tập cận bình, an ninh mạng
Việc thổi phồng mối đe dọa từ hacker Trung Quốc gây tổn hại tới các hoạt động tiếp xúc Trung - Mỹ
Mới đây, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) của Hoa Kỳ cho biết, các nhóm tin tặc có liên quan đến chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, và đang chờ đợi “thời điểm thích hợp để giáng một đòn tàn khốc”.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Trung Quốc lưu ý rằng, Mỹ đang thổi phồng giả thuyết về “mối đe dọa từ tin tặc Trung Quốc” nhằm đánh lạc hướng khỏi những mâu thuẫn nội bộ và để cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.
Trong bối cảnh các hoạt động tiếp xúc thường xuyên giữa quan chức cấp cao Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách ổn định
quan hệ song phương, những cáo buộc như vậy và những liệu điệu hạ thấp uy tín của Trung Quốc có thể làm suy yếu những nỗ lực này.
Giám đốc Wray cũng lập luận rằng, Trung Quốc đang phát triển khả năng "gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi vào thời điểm họ lựa chọn. Kế hoạch của tin tặc Trung Quốc là giáng những đòn thấp vào cơ sở hạ tầng dân sự để tạo ra sự hoảng loạn”.
Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã bác bỏ những tuyên bố trên. Đại sứ quán cho biết “một số người ở Mỹ sử dụng việc truy tìm nguồn gốc của các cuộc tấn công mạng như một công cụ để tấn công và quy kết chính phủ Trung Quốc, tuyên bố Mỹ là nạn nhân trong khi ngược lại và chính trị hóa các vấn đề an ninh mạng” .
Họ làm rùm beng chuyện hacker để đánh lạc hướng sự chú ý
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, bà Su Xiaohui, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, cho biết rằng, báo chí Mỹ làm rùm beng chuyện về tấn công mạng, mục đích chính của họ là đánh lạc hướng sự chú ý, điều đó liên quan không chỉ đến chính trị nội bộ và bầu cử trong nước mà còn liên quan đến cạnh tranh chiến lược đang diễn ra gay gắt.
“Trước hết phải nói rằng, mỗi khi các vấn đề nảy sinh ở Mỹ, họ có xu hướng tìm một ai khác để đổ trách nhiệm. Cũng không ngoại lệ khi các mối đe dọa mạng được cho là do Trung Quốc gây ra. Họ quả quyết rằng, nguồn gốc của mối đe dọa đã được xác định và cần phải có phản hồi. Đặc biệt trong năm bầu cử lớn, việc “xác định Trung Quốc là nguồn gốc của mối đe dọa” có thể biện minh cho các chính sách trong nước. Thứ hai, không chỉ FBI, mà cả Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cũng cho rằng, Trung Quốc đang tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, tạo ra sự hoảng loạn và từ đó làm suy yếu khả năng ứng phó của quân đội Hoa Kỳ, bao gồm cả khả năng ứng phó với cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan. Họ lợi dụng tình huống này để tiếp tục thổi phồng “giả thuyết về mối đe dọa từ phía Trung Quốc”, - bà Su Xiaohui cho biết.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn căng thẳng trong những năm gần đây, nhưng cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo ở San Francisco vào tháng 11 năm ngoái đã làm dấy lên hy vọng khôi phục mối quan hệ. Đây là cuộc gặp thứ hai kể từ Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2022 tại Bali và là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch
Tập Cận Bình tới Mỹ sau 6 năm. Trong cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa thuận về hơn 20 vấn đề liên quan đến chính trị, ngoại giao, trao đổi văn hóa, quản trị toàn cầu và an ninh quân sự.
Sau đó, các hoạt động tiếp xúc cấp cao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên thường xuyên hơn. Đầu tháng này, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Biden đã có cuộc điện đàm. Ông Tập lưu ý rằng, tại cuộc gặp ở San Francisco vào tháng 11 năm ngoái, hai bên đã hình thành “Tầm nhìn San Francisco” hướng tới tương lai. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các hành động nhằm hiện thực hóa những lời hứa chung và biến Tầm nhìn San Francisco thành hiện thực. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đã ở thăm Trung Quốc từ ngày 4-9/4, và
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ có chuyến công du tới Trung Quốc từ ngày 24-26/4.
Bất chấp các chuyến thăm thường xuyên của quan chức Mỹ tới Trung Quốc thể hiện mong muốn khôi phục quan hệ song phương, chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục chỉ trích và đổ lỗi cho Trung Quốc, đặc biệt là thổi phồng “giả thuyết về mối đe dọa từ phía Trung Quốc”. Tiêu chuẩn kép này có thể gây ra tác động tiêu cực đến việc khôi phục và cải thiện quan hệ Trung-Mỹ.
“Trước hết phải nói rằng, ở cấp chính phủ, cả hai nước đều nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện thỏa thuận “biến tầm nhìn San Francisco thành hiện thực”. Tuy nhiên, việc Mỹ làm rùm beng “các mối đe dọa trên mạng” chắc chắn ảnh hưởng đến bầu không khí tương tác mang tính xây dựng và tích cực giữa hai bên. Các hoạt động tiếp xúc ở cấp cao, chẳng hạn như chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính và Ngoại trưởng tới Trung Quốc, có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động tuyên truyền trong nước. Mặc dù theo quan điểm của Mỹ, đây chỉ là một nỗ lực nhằm cân bằng chính trị, điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc khôi phục quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và làm tăng thêm sự bất ổn giữa hai nước”, - bà Su Xiaohui lưu ý.
Nói về
an ninh mạng toàn cầu, các chuyên gia nhận định rằng, sẽ không có thay đổi đáng kể trong ngắn hạn, nhưng Mỹ từ lâu hành động chống lại Trung Quốc trong lĩnh vực tấn công mạng và gián điệp. Về lâu dài, với việc ngày càng chú trọng hơn đến các mối đe dọa mạng từ Trung Quốc, các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ sẽ cần nhiều nguồn lực và hỗ trợ hơn để gia tăng các cuộc tấn công mạng, điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.