https://kevesko.vn/20240503/viet-nam-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-nam-2024-theo-phuong-cham-5-tang-5-giam-29578861.html
Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 theo phương châm "5 tăng, 5 giảm"
Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 theo phương châm "5 tăng, 5 giảm"
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành... 03.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-03T09:09+0700
2024-05-03T09:09+0700
2024-05-03T09:09+0700
việt nam
thông tin
chính sách
chính sách tiền tệ
kinh tế
phạm minh chính
ngân hàng nhà nước
vàng
giá vàng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/04/18/29463573_0:64:1616:973_1920x0_80_0_0_fff0a65618efd136dc12102be5f32053.jpg
Theo Chỉ thị của Thủ tướng, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế thế giới còn rất nhiều khó khăn, để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị với phương châm "5 tăng" gồm:Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; Tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; Tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; Tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực."5 giảm" được Thủ tướng định hướng gồm: Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý; Giảm chi phí giao dịch, hoạt động; Giảm thủ tục hành chính; Giảm phiền hà, sách nhiễu; Giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau"….Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh "5 tăng tốc, bứt phá" về số hóa, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng ngân hàng và phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo điều hành xuyên suốt là bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; không chủ quan, kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra; không ngừng đổi mới, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nhanh chóng "xoay chuyển tình thế", "chuyển đổi trạng thái"; giữ vững đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng.Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.Chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai tích cực các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro thanh khoản.Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai, minh bạch lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng cho vay có lãi suất thấp, phù hợp yêu cầu sử dụng vốn tín dụng.Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, hài hòa, linh hoạt, chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp.Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, sửa đổi hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tinh thần là giảm cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kịp thời tiến độ triển khai luật.Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành và địa phương có giải pháp thiết thực, hiệu quả triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội; triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỉ đồng.Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản, nhất là quy định liên quan thủ tục với mỏ vật liệu xây dựng thông thường bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đúng quy định pháp luật.Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai, phối hợp với Bộ Xây dựng để kết nối với Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
https://kevesko.vn/20240223/tap-doan-tong-cong-ty-nha-nuoc-phat-huy-vai-tro-mo-duong-dan-dat-nen-kinh-te-28333765.html
https://kevesko.vn/20240425/khi-nao-viet-nam-bo-doc-quyen-vang--29455969.html
https://kevesko.vn/20240502/bo-tu-phap-bao-tin-vui-cho-thi-truong-bat-dong-san-29565120.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/04/18/29463573_116:0:1500:1038_1920x0_80_0_0_488c7f2ef0cc125ea1e0b009bc82627e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, chính sách, chính sách tiền tệ, kinh tế, phạm minh chính, ngân hàng nhà nước, vàng, giá vàng
việt nam, thông tin, chính sách, chính sách tiền tệ, kinh tế, phạm minh chính, ngân hàng nhà nước, vàng, giá vàng
Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 theo phương châm "5 tăng, 5 giảm"
HÀ NỘI (Sputnik) - Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Chỉ thị của
Thủ tướng, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế thế giới còn rất nhiều khó khăn, để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị với phương châm "5 tăng" gồm:
Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; Tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; Tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; Tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực.
"5 giảm" được Thủ tướng định hướng gồm: Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý; Giảm chi phí giao dịch, hoạt động; Giảm thủ tục hành chính; Giảm phiền hà, sách nhiễu; Giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau"….
Bên cạnh đó, người đứng đầu
Chính phủ nhấn mạnh "5 tăng tốc, bứt phá" về số hóa, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng ngân hàng và phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo điều hành xuyên suốt là bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; không chủ quan, kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra; không ngừng đổi mới, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nhanh chóng "xoay chuyển tình thế", "chuyển đổi trạng thái"; giữ vững đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng.
Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ
việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.
"Thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng", Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ yêu cầu.
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai tích cực các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro thanh khoản.
Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai, minh bạch lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng cho vay có lãi suất thấp, phù hợp yêu cầu sử dụng vốn tín dụng.
Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, hài hòa, linh hoạt, chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, sửa đổi hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn
Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tinh thần là giảm cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kịp thời tiến độ triển khai luật.
Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành và địa phương có giải pháp thiết thực, hiệu quả triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội; triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỉ đồng.
Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản, nhất là quy định liên quan thủ tục với mỏ vật liệu xây dựng thông thường bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đúng quy định pháp luật.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai, phối hợp với Bộ Xây dựng để kết nối với Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.