Mỗi ngày Việt Nam mất 12-13 tỷ đồng vì Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 chậm tiến độ

© Ảnh : NhanDanNhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 đã thi công được 85% khối lượng
Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 đã thi công được 85% khối lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2024
Đăng ký
Bộ Công Thương cho biết, dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3và 4 chậm ngày nào thì thiệt hại ngày đó. Mỗi ngày mất khoảng 12-13 tỷ đồng.
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 là công trình trọng điểm quốc gia, được xây dựng tại khu công nghiệp Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch.

PV Power và Tín Nghĩa còn nhiều điểm chưa thống nhất

Dự án có quy mô công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ bổ sung khoảng 9 tỷ kWh điện/năm cho hệ thống điện quốc gia.
Đối với tỉnh Đồng Nai, khi đưa vào vận hành dự án sẽ đem lại doanh thu từ 17 đến 18 nghìn tỷ đồng/năm. Tổng công ty Tín Nghĩa đã giao mặt bằng sạch để thi công dự án từ năm 2022, tuy nhiên dự án đang gặp nhiều vướng mắc.
Báo Chính phủ cho biết, tại cuộc họp của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên mới đây (hôm 9/5), đại diện Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) cho biết, đến thời điểm hiện tại, Dự án điện Nhơn Trạch 3 và 4 thi công ước đạt hơn 85% so với hợp đồng đã ký kết, cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra. Tuy nhiên dự án đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Điển hình, công tác thuê đất đối với phần diện tích còn lại khoảng 30,7 ha (đợt 2) chưa ký hợp đồng. Việc chậm thực hiện ký hợp đồng thuê đất sẽ dẫn tới ngân hàng và các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ dừng giải ngân, gây ảnh hường rất lớn tới tiên độ hoàn thành dự án. Cùng với đó, khó khăn do Tổng công ty Tín Nghĩa (đơn vị có vốn góp của Tỉnh ủy Đồng Nai) cản trở thi công.
Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 cung cấp thêm khoảng 8,5 tỷ kWh/năm - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2024
Khánh thành nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1
Từ tháng 11/2023, PV Power đã có văn bản gửi Tổng công ty Tín Nghĩa đề xuất được cắt đường số 4 (đoạn giao cắt đường dài khoảng 30m, rộng 20m) nằm trong Khu công nghiệp Ông Kèo để triên khai thi công tuyến kênh xả nước làm mát theo thiết kế đã được Bộ Công Thương thẩm định. Tuy nhiên, Tổng công ty Tín Nghĩa không chấp thuận cho dự án được thi công cắt đường để gây sức ép buộc PV Power phải chấp nhận phí sử dụng hạ tầng do đơn vị này đề xuất.
Về phí sử dụng hạ tầng tại Khu công nghiệp Ông Kèo, hai bên đã thống nhất và ký thòa thuận vào ngày 12/10/2021 đến nay vẫn còn hiệu lực. Nhưng Tổng công ty Tín Nghĩa đã yêu cầu đàm phán lại và đang đề xuất mức phí 100 USD/m2.
Trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty Tín Nghĩa, PV Power và Tổng công ty Tín Nghĩa đang trao đổi để điều chỉnh thỏa thuận đã ký làm cơ sở đàm phán phí hạ tầng.
PV Power cho hay, hiện Tổng công ty Tín Nghĩa chưa hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp theo quy định, đặc biệt tại khu vực Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, Tổng công ty Tín Nghĩa cũng chưa đầu tư hạ tầng đường nội khu, hệ thống thoát nước, điện, nước phục vụ thi công…
PV Power đã phải tự thực hiện việc san lấp mặt nhà máy, xây dựng hệ thông cung câp điện, nước thi công... với hiện trạng thực tế như vậy rất khó có cơ sở để xác định, thống nhất được phí hạ tầng theo mức mà Tổng công ty Tín Nghĩa yêu cầu.
“PV Power đã nhiều lần báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai, Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về các khó khăn vướng mắc của dự án, cũng như có rất nhiều văn bản gửi Tổng công ty Tín Nghĩa. Tuy nhiên tới nay, đã gần 6 tháng mà Tổng công ty Tín Nghĩa vần không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, của UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý cho dự án được thi công cắt đường”, - báo cáo của PV Power nêu.
Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2024
Lộ diện liên danh nhà đầu tư dự án nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trị
PV Power cho hay, việc chậm hoàn thành hạng mục kênh xả nước làm mát sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ hoàn thành đưa dự án Nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 vào vận hành phát điện. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực trực tiếp tới việc đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triền kinh tế của quốc gia.

“Chúng tôi tha thiết đề nghị các cơ quan của Nhà nước và tỉnh sớm xem xét, giải quyết vướng mắc để dự án được hoàn thành đúng kế hoạch. Các cam kết, trao đổi trước đây cần phải được tôn trọng. Nếu bây giờ thay đổi thì sẽ dẫn đến thay đổi hiệu quả đầu tư cũng như giá thành sản xuất điện”, - ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khi Việt Nam nêu tại cuộc họp.

Đồng Nai không can thiệp vào thoả thuận của Tín Nghĩa và PV Power

Theo đại diện Tổng Công ty Tín Nghĩa, có một số điểm hai bên chưa thống nhất được liên quan đến các quy định của pháp luật về đất đai.
Riêng phí hạ tầng, sau nhiều buổi làm việc và văn bản đề nghị nhưng PV Power chậm xác định và thống nhất. Tổng Công ty Tín Nghĩa đã có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Công thương, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, hiện đang chờ ý kiến chỉ đạo để xử lý.
Tín nghĩa nhấn mạnh, PV Power là công ty cổ phần và Tổng công ty Tín Nghĩa là doanh nghiệp có phần vốn góp của Đảng, vì vậy, cần hài hòa, bình đẳng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động.
“Không để tình trạng một bên luôn phải có trách nhiệm phục tùng, trong khi bên kia không thực hiện. Cho nên việc cắt đường và thống nhất phí sử dụng hạ tầng cũng cần làm song song vì lợi ích của hai bên”, - văn bản số 298/CT-TCT ngày 7/5/2024 của Tổng Công ty Tín Nghĩa cho hay.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết, từ cuối tháng 1/2024 đến nay, UBND tỉnh đã ban hành 4 thông báo kết luận và 2 văn bản hỏa tốc xử lý các vấn đề có liên quan đến Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.
Từ quan điểm của tỉnh, ông Lĩnh chỉ rõ, việc Công ty cổ phần Tín Nghĩa thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm cơ sở cho Tổng công ty Tín Nghĩa ký hợp đồng cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí thuê lại đất - diện tích đất này là Tín Nghĩa đã thỏa thuận bồi thường cho người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2022
Nhiệt điện Sông Hậu 1: Người Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ
Do vậy, tỉnh Đồng Nai đề nghị Tổng công ty Điện lực Dầu khí làm việc trực tiếp với Tín Nghĩa để thuê lại. Thủ tục cấp đất thì sau khi thuê lại từ Tổng công ty Tín Nghĩa thì UBND tỉnh sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Điện lực - Dầu khí.
Thứ hai, đàm phán thu phí sử dụng hạ tầng tại khu công nghiệp giữa Công ty cổ phần Tổng công Tín Nghĩa và Tổng công ty Điện lực Dầu khí là nội dung giữa 2 doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự đàm phán, địa phương không can thiệp sâu.
Thứ ba, việc Tổng công ty Tín Nghĩa chưa chấp thuận cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí thi công cống hộp xả nước, làm máng lá trong cắt đường số 4, tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần làm việc cùng Tổng công ty Điện lực Dầu khí và Tổng công ty Tín Nghĩa.
“Hiện, Tổng công ty Tín Nghĩa đã cam kết là từ đây về sau, Điện lực - Dầu khí sẽ được thi công bình thường”, - ông Lĩnh khẳng định.

Chậm tiến độ, mỗi ngày mất 12-13 tỷ đồng

Sau khi nghe báo cáo của các bên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo kế hoạch, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ phát điện thử nghiệm vào tháng 5/2024 và phát điện thương mại vào tháng 11/2024. Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 sẽ phát điện thử nghiệm vào tháng 11/2024 và phát điện thương mại vào tháng 5/2025.
Tuy nhiên, dự án hiện đang chậm tiến độ, khối lượng công trình hiện đã thực hiện được 85% - tương đương khoảng 30.000 tỷ được giải ngân với mức lãi suất trung bình khoảng 8%/năm thì mỗi ngày sẽ mất khoảng 6-7 tỷ đồng tiền lãi và tỉnh Đồng Nai sẽ mất khoảng 6 - 6,5 tỷ tiền thu từ nguồn phát điện...
“Như vậy, dự án chậm ngày nào thì thiệt hại tính được mỗi ngày mất khoảng 12 - 13 tỷ đồng. Chưa kể đến những thiệt hại không tính được, đó là thiếu nguồn điện cho cả nước nói chung và khu vực nói riêng; ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Nếu tiếp tục chậm tiến độ khiến nguy cơ đổ vỡ dự án là vô cùng lớn”, - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý.
Bởi nếu thủ tục đất đai không được giải quyết thì không nhà tài trợ vốn nào có thể tài trợ nữa, chưa kể phải chủ đầu tư sẽ phải chịu phạt của các các nhà thầu vì cam kết mà không thực hiện được. Đối với 3 nhóm khó khăn mà tỉnh Đồng Nai thì có 2 vấn đề đã được giải quyết. Vấn đề duy nhất còn lại là mặt bằng và thủ tục đất đai, thuộc thẩm quyền của tỉnh Đồng Nai.
Khói thải ra từ ống khói tại nhà máy nhiệt điện than Waigaoqiao ở Phố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2023
Lí do nhiệt điện Phả Lại bị đình chỉ hoạt động
Về hợp đồng mua bán điện và hợp đồng mua bán khí, tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn toàn có quyền dựa vào mặt bằng giá trong từng thời điểm để đưa ra thỏa thuận. Tuy nhiên, sản xuất điện khác các mặt hàng khác nên hướng này đã được Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ. Về việc giải tỏa công suất của nhà máy thuộc thẩm quyền trách nhiệm của EVN và rất cần sự phối hợp của tỉnh Đồng Nai.
“Mấu chốt bây giờ là thủ tục và hợp đồng thuê đất của dự án này bởi không có hợp đồng thuê đất thì các bên liên quan sẽ dừng cấp”, - ông Diên nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai và các bên liên quan tạo điều kiện để PV Power triển khai tiếp các hạng mục còn lại đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án. Đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai và các bên liên quan tiếp tục hỗ trợ cho EVN triển khai 2 tuyến truyền tải 500 kV cho cả cột thứ 15 và cả toàn bộ đường truyền tải 500 kV để giải tỏa công suất của 2 nhà máy này.
Đồng thời, địa phương tiếp tục xem xét xử lý vấn đề pháp lý liên quan đến giao đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giao đất.
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 phấn đấu hoàn thành trong năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
PVN bổ nhiệm 2 Phó Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2
Lãnh đạo Bộ đề nghị tỉnh Đồng Nai từ nay đến hết tháng 5/2024 hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho PV Power để đảm bảo đủ căn cứ pháp lý cho dự án tiếp tục được duy trì.
“Bộ Công Thương mong các đồng chí trong Ban chỉ đạo ủng hộ cho hai bên Tín Nghĩa và PV Power thực hiện dự án”, - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала