https://kevesko.vn/20240513/tai-sao-o-trung-quoc-lai-nho-den-nhung-phu-nu-mua-vui-cho-linh-nhat-29751304.html
Tại sao ở Trung Quốc lại nhớ đến «những phụ nữ mua vui» cho lính Nhật?
Tại sao ở Trung Quốc lại nhớ đến «những phụ nữ mua vui» cho lính Nhật?
Sputnik Việt Nam
Một vụ kiện mới được đệ trình lên tòa án tỉnh Sơn Tây ở miền trung Trung Quốc. Đứng đơn là 18 phụ nữ từng bị lính Nhật bạo hành tình dục trong Thế chiến II... 13.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-13T20:12+0700
2024-05-13T20:12+0700
2024-05-13T20:12+0700
nhật bản
trung quốc
quan điểm-ý kiến
tác giả
quân lính
thế chiến ii
tội ác chiến tranh
phụ nữ
thế giới
thái bình dương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/793/80/7938094_0:138:3151:1910_1920x0_80_0_0_0ddefcc1a05c1c2dc54c428531af95d0.jpg
Nạn nhân của bọn quân phiệt xâm lược Nhật BảnTrong những năm Thế chiến II, bọn quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng các nước châu Á đã khét tiếng về sự tàn ác, giết người và cướp bóc đặc biệt, cũng như bạo lực đối với các phụ nữ Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Philippines. Chiếm đóng ở đâu, bọn chúng đều tạo ra hệ thống nhà thổ, bắt các cô gái và phụ nữ địa phương về cưỡng bức và làm nô lệ tình dục cho lính tráng.Đôi khi chuyện này xảy ra theo cách tàn khốc nhất. Một nạn nhân tên là Zhao từ tỉnh Sơn Tây, năm 1941 mới 16 tuổi nhớ lại rằng: «Ngay tại đây, giữa những xác chết đẫm máu, tôi đã bị bọn lính hãm hiếp tập thể. Sau đó, chúng biến tôi thành «phụ nữ mua vui» và bị cưỡng bức hàng ngày».Ở khắp Trung Quốc, quân phiệt Nhật Bản đã biến 20.000 người thành «phụ nữ mua vui», nhưng chính quyền Nhật Bản, dù thừa nhận sự tồn tại của vấn đề như vậy vẫn cố hạ thấp con số các nạn nhân của bạo lực.Bằng cách đệ đơn kiện lên Tòa án Trung Quốc, thân nhân và gia đình của những «phụ nữ mua vui» bất hạnh (mà hầu hết các nạn nhân đều không sống nổi đến ngày nay) hy vọng đòi Chính phủ Nhật Bản trả khoản bồi thường với mức 276.000 USD cho mỗi người.Vấn đề «những phụ nữ mua vui» là lá bài mới trong ván cờ chính trịĐơn kiện như trên là đầu tiên trong thực tiễn tư pháp của nước CHND Trung Hoa, mặc dù đã rõ rằng những sự kiện trong Thế chiến II là một phần đặc biệt tạo nên trở ngại cho sự phát triển quan hệ Trung-Nhật. Bắc Kinh không hài lòng với việc sách giáo khoa lịch sử xuất bản ở nước Nhật không hề lên án hành động hung hãn của quân phiệt Nhật Bản trong Thế chiến II. Về vấn đề này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng những nỗ lực của Tokyo «bóp méo hoặc xuyên tạc sự thật về cuộc xâm lược của quân phiệt Nhật Bản mãi mãi là điều không thể chấp nhận hay lãng quên đối với nhân dân Trung Quốc và các nước châu Á».Một vấn đề khác gắn với Thế chiến II là những phòng thí nghiệm vũ khí hóa học và sinh học mà người Nhật lập ra ở tỉnh Hắc Long Giang.Vụ việc «Cuộc thảm sát Nam Kinh» cho đến nay vẫn là vết thương ứa máu trong ký ức của nhân dân Trung Quốc - tháng 12 năm 1937, đội quân Nhật Bản chiếm thủ phủ của Trung Quốc thời bấy giờ là thành phố Nam Kinh và thực hiện hành vi giết người, bạo lực và cướp bóc trong suốt 6 tuần lễ. Theo dữ liệu chính thức của Chính phủ Trung Quốc, khi đó hơn 300.000 người dân Trung Quốc vô tội đã bị sát hại thảm thương.Vấn đề «những phụ nữ mua vui» không phải là nổi cộm mới mẻ trong quan hệ Trung-Nhật. Những năm 1995-2007, các «phụ nữ mua vui» Trung Quốc đã kiện lên Tòa án Nhật Bản nhưng họ không nhận được phản hồi thỏa đáng từ Tokyo. Tòa án Nhật Bản thừa nhận sự thật quân đội Nhật Bản hãm hại phụ nữ dân sự ở Trung Quốc, nhưng không hề đưa ra lời xin lỗi công khai, cũng không có bất kỳ bồi thường tài chính nào cho các nạn nhân.Bây giờ vấn đề lại được nêu lên và bước vào quỹ đạo mới. Mọi người ở Trung Quốc tiếp nhận cảm hứng từ điển hình Hàn Quốc, nơi các tòa án địa phương chấp nhận yêu cầu bồi thường của các “phụ nữ mua vui” và gần đây đưa ra quyết định buộc Chính phủ Nhật Bản phải trả 146.500 USD cho mỗi nạn nhân.Quả thật hiện vẫn chưa biết liệu chính quyền Nhật Bản có trả số tiền này cho «những phụ nữ mua vui» hay người thân của họ hay chăng. Và ở Trung Quốc cũng hiểu rõ sự khó khăn phức tạp này của vụ kiện cùng với yêu sách bồi thường. Nhưng tại sao thông tin về hồ sơ kiện lại được phổ biến tích cực đến vậy?Chắc hẳn nên coi vụ này là “cuộc tấn công” kế tiếp của Chính phủ Trung Quốc với nhà cầm quyền Nhật Bản, ê-kip gần đây ngày càng tham gia ráo riết hơn vào những hoạt động do Hoa Kỳ phát động khởi xướng chống Trung Quốc: Tokyo sẵn sàng tham gia liên minh quốc phòng do Hoa Kỳ tổ chức, ủng hộ tuyến đường lối của Hoa Kỳ liên quan đến Đài Loan, đưa ra nhiều tuyên bố tiêu cực về vấn đề nhân quyền ở nước CHND Trung Hoa.Tình hình xung đột trong quan hệ Mỹ-Trung đang ảnh hưởng rõ rệt đến bang giao Trung-Nhật. Và để tác động đến Chính phủ Nhật Bản theo hướng cần thiết, Bắc Kinh thường xuyên nêu các vấn đề như chủ quyền với quần đảo Điếu Ngư, việc xả nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương, và những tội ác chiến tranh của binh sĩ quân phiệt Nhật Bản. Không loại trừ rằng giờ đây vấn đề «những phụ nữ mua vui» sẽ thành mục thường trực trong chương trình nghị sự quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản.
https://kevesko.vn/20230208/can-co-gang-tranh-chien-tranh-cuu-binh-tran-okinawa-neu-suy-nghi-ve-viec-quan-su-hoa-nhat-ban-21085553.html
https://kevesko.vn/20231003/nam-my-da-tro-thanh-noi-tru-an-cua-nhung-ke-phat-xit-duc-chay-tron-sau-the-chien-thu-hai-25611935.html
https://kevesko.vn/20240411/fsb-giai-mat-tai-lieu-ve-toi-ac-cua-duc-quoc-xa-o-crum-29245989.html
nhật bản
trung quốc
thái bình dương
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/793/80/7938094_210:0:2939:2047_1920x0_80_0_0_9e1b33d0bd69adaf019cb8f559455f17.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
nhật bản, trung quốc, quan điểm-ý kiến, tác giả, quân lính, thế chiến ii, tội ác chiến tranh, phụ nữ, thế giới, thái bình dương
nhật bản, trung quốc, quan điểm-ý kiến, tác giả, quân lính, thế chiến ii, tội ác chiến tranh, phụ nữ, thế giới, thái bình dương
Tại sao ở Trung Quốc lại nhớ đến «những phụ nữ mua vui» cho lính Nhật?
Một vụ kiện mới được đệ trình lên tòa án tỉnh Sơn Tây ở miền trung Trung Quốc. Đứng đơn là 18 phụ nữ từng bị lính Nhật bạo hành tình dục trong Thế chiến II. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết về vấn đề này.
Nạn nhân của bọn quân phiệt xâm lược Nhật Bản
Trong những năm Thế chiến II, bọn quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng các nước châu Á đã khét tiếng về sự tàn ác, giết người và cướp bóc đặc biệt, cũng như bạo lực đối với các phụ nữ Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và
Philippines. Chiếm đóng ở đâu, bọn chúng đều tạo ra hệ thống nhà thổ, bắt các cô gái và phụ nữ địa phương về cưỡng bức và làm nô lệ tình dục cho lính tráng.
Đôi khi chuyện này xảy ra theo cách tàn khốc nhất. Một nạn nhân tên là Zhao từ tỉnh Sơn Tây, năm 1941 mới 16 tuổi nhớ lại rằng: «Ngay tại đây, giữa những xác chết đẫm máu, tôi đã bị bọn lính hãm hiếp tập thể. Sau đó, chúng biến tôi thành «phụ nữ mua vui» và bị cưỡng bức hàng ngày».
Ở khắp Trung Quốc, quân phiệt Nhật Bản đã biến 20.000 người thành «phụ nữ mua vui», nhưng chính quyền Nhật Bản, dù thừa nhận sự tồn tại của vấn đề như vậy vẫn cố hạ thấp con số các nạn nhân của bạo lực.
Bằng cách đệ đơn kiện lên Tòa án Trung Quốc, thân nhân và gia đình của những «phụ nữ mua vui» bất hạnh (mà hầu hết các nạn nhân đều không sống nổi đến ngày nay) hy vọng đòi Chính phủ Nhật Bản trả khoản bồi thường với mức 276.000 USD cho mỗi người.
Vấn đề «những phụ nữ mua vui» là lá bài mới trong ván cờ chính trị
Đơn kiện như trên là đầu tiên trong thực tiễn tư pháp của nước CHND Trung Hoa, mặc dù đã rõ rằng những sự kiện trong Thế chiến II là một phần đặc biệt tạo nên trở ngại cho sự phát triển quan hệ Trung-Nhật. Bắc Kinh không hài lòng với việc sách giáo khoa lịch sử xuất bản ở nước Nhật không hề lên án hành động hung hãn của quân phiệt Nhật Bản trong Thế chiến II. Về vấn đề này, Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng những nỗ lực của Tokyo «bóp méo hoặc xuyên tạc sự thật về cuộc xâm lược của quân phiệt Nhật Bản mãi mãi là điều không thể chấp nhận hay lãng quên đối với nhân dân Trung Quốc và các nước châu Á».
Một vấn đề khác gắn với Thế chiến II là những phòng thí nghiệm vũ khí hóa học và sinh học mà người Nhật lập ra ở tỉnh Hắc Long Giang.
Vụ việc «Cuộc thảm sát Nam Kinh» cho đến nay vẫn là vết thương ứa máu trong ký ức của nhân dân Trung Quốc - tháng 12 năm 1937, đội quân Nhật Bản chiếm thủ phủ của Trung Quốc thời bấy giờ là thành phố Nam Kinh và thực hiện hành vi giết người, bạo lực và cướp bóc trong suốt 6 tuần lễ. Theo dữ liệu chính thức của Chính phủ Trung Quốc, khi đó hơn 300.000 người dân Trung Quốc vô tội đã bị sát hại thảm thương.
Vấn đề «những phụ nữ mua vui» không phải là nổi cộm mới mẻ trong quan hệ Trung-Nhật. Những năm 1995-2007, các «phụ nữ mua vui» Trung Quốc đã kiện lên Tòa án Nhật Bản nhưng họ không nhận được phản hồi thỏa đáng từ Tokyo. Tòa án Nhật Bản thừa nhận sự thật quân đội Nhật Bản hãm hại phụ nữ dân sự ở Trung Quốc, nhưng không hề đưa ra lời xin lỗi công khai, cũng không có bất kỳ bồi thường tài chính nào cho các nạn nhân.
Bây giờ vấn đề lại được nêu lên và bước vào quỹ đạo mới. Mọi người ở Trung Quốc tiếp nhận cảm hứng từ điển hình
Hàn Quốc, nơi các tòa án địa phương chấp nhận yêu cầu bồi thường của các “phụ nữ mua vui” và gần đây đưa ra quyết định buộc Chính phủ Nhật Bản phải trả 146.500 USD cho mỗi nạn nhân.
Quả thật hiện vẫn chưa biết liệu chính quyền Nhật Bản có trả số tiền này cho «những phụ nữ mua vui» hay người thân của họ hay chăng. Và ở Trung Quốc cũng hiểu rõ sự khó khăn phức tạp này của vụ kiện cùng với yêu sách bồi thường. Nhưng tại sao thông tin về hồ sơ kiện lại được phổ biến tích cực đến vậy?
Chắc hẳn nên coi vụ này là “cuộc tấn công” kế tiếp của Chính phủ Trung Quốc với nhà cầm quyền Nhật Bản, ê-kip gần đây ngày càng tham gia ráo riết hơn vào những hoạt động do Hoa Kỳ phát động khởi xướng chống Trung Quốc: Tokyo sẵn sàng tham gia liên minh quốc phòng do Hoa Kỳ tổ chức, ủng hộ tuyến đường lối của Hoa Kỳ liên quan đến
Đài Loan, đưa ra nhiều tuyên bố tiêu cực về vấn đề nhân quyền ở nước CHND Trung Hoa.
Tình hình xung đột trong quan hệ Mỹ-Trung đang ảnh hưởng rõ rệt đến bang giao Trung-Nhật. Và để tác động đến Chính phủ
Nhật Bản theo hướng cần thiết, Bắc Kinh thường xuyên nêu các vấn đề như chủ quyền với quần đảo Điếu Ngư, việc xả nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương, và những tội ác chiến tranh của binh sĩ quân phiệt Nhật Bản. Không loại trừ rằng giờ đây vấn đề «những phụ nữ mua vui» sẽ thành mục thường trực trong chương trình nghị sự quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản.