«Cái bang» gia tăng ở Thái Lan, phát hiện hơn 500 hành khất khiến chính quyền lo ngại

© iStock.com / Matt HuntToàn cảnh những ngôi nhà ở Khlong Toey, một trong những khu ổ chuột lớn nhất Bangkok
Toàn cảnh những ngôi nhà ở Khlong Toey, một trong những khu ổ chuột lớn nhất Bangkok - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2024
Đăng ký
Chính quyền Thái Lan đang lo ngại vì số lượng người ăn xin ở nước này đã tăng 20% so với năm ngoái, năm 2024 đã phát hiện 506 hành khất ở các vùng khác nhau của «đất nước chùa Vàng».
Bộ trưởng Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người của Vương quốc Thái Lan Woravut Silap-Acha đã đưa ra thông báo về việc này hôm thứ Tư, ông tuyên bố khởi động chiến dịch chống lại việc phát tiền mặt cho người ăn xin.
"Nghiên cứu do Bộ chuyên trách thực hiện năm nay đã phát hiện có 506 người ăn xin trên khắp cả nước, như vậy cao hơn 20% so với năm ngoái”, - báo Bangkok Post dẫn lời người đứng đầu Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người Thái Lan.
Chiến dịch do Bộ này phát động là nỗ lực nhằm khuyến khích cư dân Thái Lan cũng như du khách nước ngoài chấm dứt việc đưa tiền mặt cho các hành khất cái bang trên đường phố.
Theo lời ông Silap-Acha, người ăn xin tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như Bangkok, Samut Prakan, Nakhon Ratchasima, Chiang Mai và các khu du lịch trong nước.
Những người nghỉ ngơi trên vỉa hè ở Buenos Aires, Argentina - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Multimedia
Nghèo đói gia tăng trên thế giới
Theo ý tưởng của các nhà tổ chức chiến dịch, việc bố thí dưới hình thức tiền mặt góp phần làm tăng số lượng hành khất «chuyên nghiệp» và phát triển các nhóm tội phạm có tổ chức chuyên nô dịch bóc lột người ăn xin.
Ăn xin ở Thái Lan là hiện tượng hiếm gặp; phần lớn những đại diện cái bang có mặt trên đường phố đều là những hành khất chuyên nghiệp, và theo dữ liệu của Bộ Xã hội, chỉ có 65% trong số họ là công dân Thái Lan, còn lại là những người đến Vương quốc này từ các nước châu Á khác.
Trong lịch sử Thái Lan và các nước láng giềng như Lào, Myanmar, do đặc điểm khí hậu, mật độ dân số thấp và nguồn lương thực luôn sẵn có nên chưa bao giờ xảy ra nạn đói trên diện rộng. Ở Campuchia, chế độ cánh tả cực đoan Khmer Đỏ cai trị đất nước từ năm 1975 đến 1979 và giết chết hơn 1/4 dân số, còn trước đó cũng không có nạn đói hàng loạt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала