Vì sao Việt Nam chọn PVN chứ không phải EVN làm điện gió ngoài khơi?

© Ảnh : AC Energy Nhà máy điện gió AC Energy tại Việt Nam.
Nhà máy điện gió AC Energy tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2024
Đăng ký
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo các thủ tục cần thiết để giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khảo sát làm điện gió ngoài khơi.
So với các đơn vị khác, PVN có nhiều lợi thế trong triển khai thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi. Trên thực tế, các nhà đầu tư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi đa phần đều là các tập đoàn dầu khí lớn.

Giao PVN khảo sát điện gió ngoài khơi

Theo thông báo, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo về các thủ tục cần thiết để giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiến hành khảo sát điện gió ngoài khơi.
Nội dung Quy hoạch điện 8 nêu rõ, công suất điện gió ngoài khơi đến 2030 khoảng 6.000 MW (Bắc bộ 2.500 MW, Trung Trung bộ 500 MW, Nam Trung bộ 2.000 MW và Nam bộ 1.000 MW). Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có dự án nào được quyết định chủ trương và giao đầu tư.
Trong thông báo của Văn phòng Chính phủ ngày 1/10, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn lưu ý: "Từ nay đến 2030 không còn nhiều, việc sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi rất cần thiết để bảo đảm thực hiện quy hoạch".
Ông Lê Ngọc Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
PVN có tân CEO
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương phối hợp với PVN để báo cáo, đề xuất Thủ tướng các nội dung, thủ tục cần thiết để xem xét việc PVN thực hiện khảo sát điện gió ngoài khơi tại dự án cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/10.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng hợp ý kiến vướng mắc, vấn đề cần sửa đổi, bổ sung luật Điện lực và các quy định pháp luật khác có liên quan, hoàn thiện dự án luật Điện lực (sửa đổi) hoặc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất trong dự án một luật sửa nhiều luật, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 15, sẽ diễn ra vào tháng 10 sắp tới.
Cùng với đó, củng cố hành lang pháp lý triển khai thực hiện các dự án về năng lượng, trong đó có dự án điện gió ngoài khơi.
Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, điện là yếu tố đầu vào nền tảng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2024
Bổ nhiệm Chủ tịch công ty 776 tỷ vừa tách khỏi EVN
Đầu tư phát triển ngành điện cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Yêu cầu đặt ra là phải tăng trưởng nguồn điện ở mức 10 - 12% mỗi năm. Do đó, cần tập trung đầu tư các dự án nguồn điện từ sớm, từ xa để bảo đảm cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển trong tương lai, đặc biệt là các nguồn điện nền, điện năng lượng tái tạo, điện sạch, bao gồm điện gió ngoài khơi, điện khí nhằm hướng tới mục tiêu Net Zezo vào năm 2050.

Vì sao chọn PVN?

Hồi tháng 7, Bộ Công Thương có báo cáo đề xuất 3 phương án chọn nhà đầu tư thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi gồm EVN, PVN hoặc một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, thay vì tư nhân.
Bộ Công Thương đánh giá, với việc chọn PVN, sẽ có một số hạng mục, công trình tương đồng với các dự án dầu khí ngoài khơi cũng như cơ sở dữ liệu (địa kỹ thật, địa vật lý) sẵn có của ngành dầu khí, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng.
Điều này đem lại hiệu quả trong sử dụng tài sản hiện hữu, góp phần vào công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, thực hiện quyền chủ quyền trên biển.
Tuy nhiên, khi chuyển đổi từ lĩnh vực dầu khí, Bộ Công Thương lưu ý PVN phải có những điều chỉnh, thay đổi cần thiết để đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của ngành năng lượng tái tạo ngoài khơi.
Добыча нефти и газа на Дай Хунг, Вьетнам - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2024
Mừng và lo của PVN
Theo nhiều chuyên gia, để phát triển điện gió ngoài khơi với quy mô lớn, các tập đoàn dầu khí đa quốc gia đóng vai trò rất quan trọng.
Với kinh nghiệm triển khai các dự án dầu khí ngoài khơi như chia sẻ chuỗi cung ứng và công nghệ, sự tham gia của các tập đoàn này đóng vai trò quan trọng trong việc biến điện gió ngoài khơi thành một ngành công nghiệp lớn.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) từng công bố báo cáo cho biết, kinh nghiệm chuyên môn của ngành công nghiệp dầu khí có thể chi phối đến 40-45% chi phí của một dự án điện gió ngoài khơi.
Trên thực tế, các nhà đầu tư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi đa phần đều là các tập đoàn dầu khí lớn, như: Equinor, Shell, Repsol, Total, BP, Chevron, CNOC, Petronas...
Trong đó, một số công ty như Orsted của Đan Mạch đã chuyển hoàn toàn sang các dự án năng lượng tái tạo. Hiện Orsted sở hữu hơn 11.000 MW điện gió ngoài khơi, hướng tới mục tiêu đạt 50.000 MW công suất lắp đặt vào năm 2030.
Trong khi đó, Equinor (Na Uy) cũng giảm dần tỷ trọng dầu khí và tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo. Công ty này có gần 12.000 MW điện gió ngoài khơi đang phát triển, một vài dự án trong số đó đã được đưa vào vận hành.
Ở Đông Nam Á, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) đã thành lập công ty năng lượng tái tạo Gentari. Tập đoàn này cũng mua 29,4% cổ phần dự án điện gió ngoài khơi Hải Long tại Đài Loan.
Nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2024
Quyết không để “lịch sử lặp lại”, EVN sẵn sàng mượn máy phát điện diesel dự phòng
Với EVN, đơn vị này có ưu điểm là không phải tiến hành đàm phán giá điện (do EVN đồng thời cũng là đơn vị mua điện và bán điện).
Ngoài ra, việc triển khai dự án cũng sẽ thuận lợi khi EVN là tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư, quản lý vận hành các nhà máy điện và hệ thống truyền tải điện ở Việt Nam.
Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực mới nên vẫn có những đòi hỏi khác so với các dự án điện truyền thống.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала