https://kevesko.vn/20241006/kinh-te-viet-nam-vuot-bao-thanh-cong-32231174.html
Kinh tế Việt Nam “vượt bão” thành công
Kinh tế Việt Nam “vượt bão” thành công
Sputnik Việt Nam
Bất chấp ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi, GDP quý 3 của Việt Nam tăng mạnh ở mức 7,4% so với cùng kỳ, tính chung 9 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng kinh tế rất... 06.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-06T15:58+0700
2024-10-06T15:58+0700
2024-10-06T15:58+0700
việt nam
kinh tế
tăng trưởng kinh tế
gdp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/09/15/25401310_0:0:2121:1193_1920x0_80_0_0_5f9b6ed0a4f13043e4e86e6d20beff7f.jpg
Xuất khẩu tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế, 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa đạt trên 299,6 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượngNgày 6/10, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý 3 và 9 tháng năm 2024.Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý 3 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, cao thứ hai trong 5 năm qua.Tính chung, ba quý đầu năm, GDP tăng 6,82% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng của năm 2020 và 2021 - thời điểm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và năm 2023. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn so với 9 tháng đầu năm 2022.Như vậy, với mức tăng GDP quý 1 đạt 5,66%, quý 2 đạt 6,93%, quý 3 đạt 7,4%, để đạt được mức tăng trưởng GDP khoảng 7% trong năm nay thì tăng trưởng GDP quý 4 phải đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước.Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm, nhiều nhất là khu vực dịch vụ tăng 6,95%, đóng góp 48,41%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,20%, đóng góp 5,37% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,19%, đóng góp 46,22%.Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì tăng trưởng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Nhờ đó, giá trị tăng thêm khu vực này vượt 6,95% so với năm trước.Công nghiệp và xây dựng cũng tăng cao so với cùng kỳ 2023. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng tăng 8,34%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng 9,76%.Theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9 nên tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ các năm trước.Giá trị tăng thêm khu vực này trong 9 tháng tăng 3,2%, thấp nhất 4 năm. Mức này chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020.Về lạm phát, CPI bình quân quý III tăng 3,48% so với năm ngoái. Tính chung 9 tháng, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,69%.Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 9 tháng tăng 15,68% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 20,8 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ 2023 (22,1 tỷ USD).Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,38 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 38,17 tỷ USD.Số doanh nghiệp rút lui lớnLuỹ kế chung 9 tháng, cả nước có hơn 183.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,7%, tức bình quân một tháng có hơn 20.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 163.800 doanh nghiệp, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Một tháng có 18.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, thấp hơn so với số doanh nghiệp gia nhập.Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III cũng cho thấy số doanh nghiệp lạc quan giảm xuống còn 34,7%.Số doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh tốt hơn trong quý IV dự kiến tăng lên 42,2%.Triển vọng tăng trưởng khả quanTheo Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương, sau nhiều biến động, kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi dù còn chậm.Trong tháng 9, hầu hết các tổ chức quốc tế đều nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 0,1 đến 0,3 điểm phần trăm so với các dự báo trước đó, đạt từ 2,7% đến 3,2%, tương đương tăng trưởng năm 2023.Liên Hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 2,7%, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2024. Fitch Ratings (FR) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 đạt 2,7%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6.Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra mức 3,2% và cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 5.Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo đạt 3,2%, giữ nguyên so với dự báo tại thời điểm tháng 4.Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng của Singapore là 2,6%, tăng 0,2 điểm phần trăm, trái lại Thái Lan là 2,3%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 7, Malaysia 4,5%, Indonesia 5,0% và Philiphines 6%.Đối với Việt Nam, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP đạt 6,1% và tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 6/2024.Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo đạt 6% (không thay đổi so với dự báo trong tháng Bảy) và IMF kỳ vọng đạt 6,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 4.
https://kevesko.vn/20240925/kinh-te-viet-nam-vung-vang-32040935.html
https://kevesko.vn/20240910/dua-viet-nam-vao-nhom-30-35-nen-kinh-te-lon-tren-the-gioi-31773511.html
https://kevesko.vn/20240925/tong-giam-doc-imf-viet-nam-la-diem-sang-cua-tang-truong-trong-nen-kinh-te-toan-cau-32032822.html
https://kevesko.vn/20240916/de-dat-duoc-toc-do-phat-trien-kinh-te-cao-viet-nam-can-phat-trien-noi-luc-31877799.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/09/15/25401310_106:0:1991:1414_1920x0_80_0_0_9e188e0bcce659b67504c6f0e5de08f6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, tăng trưởng kinh tế, gdp
việt nam, kinh tế, tăng trưởng kinh tế, gdp
Xuất khẩu tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế, 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa đạt trên 299,6 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
Ngày 6/10, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý 3 và 9 tháng năm 2024.
Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý 3 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, cao thứ hai trong 5 năm qua.
Tính chung, ba quý đầu năm, GDP tăng 6,82% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng của năm 2020 và 2021 - thời điểm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và năm 2023. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn so với 9 tháng đầu năm 2022.
Như vậy, với mức tăng GDP quý 1 đạt 5,66%, quý 2 đạt 6,93%, quý 3 đạt 7,4%, để đạt được mức tăng trưởng GDP khoảng 7% trong năm nay thì tăng trưởng GDP quý 4 phải đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm, nhiều nhất là khu vực dịch vụ tăng 6,95%, đóng góp 48,41%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,20%, đóng góp 5,37% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,19%, đóng góp 46,22%.
Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì tăng trưởng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn
nền kinh tế. Nhờ đó, giá trị tăng thêm khu vực này vượt 6,95% so với năm trước.
Công nghiệp và xây dựng cũng tăng cao so với cùng kỳ 2023. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng tăng 8,34%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng 9,76%.
Theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9 nên tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ các năm trước.
Giá trị tăng thêm khu vực này trong 9 tháng tăng 3,2%, thấp nhất 4 năm. Mức này chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020.
Về lạm phát, CPI bình quân quý III tăng 3,48% so với năm ngoái. Tính chung 9 tháng, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 9 tháng tăng 15,68% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 20,8 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ 2023 (22,1 tỷ USD).
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,38 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 38,17 tỷ USD.
Số doanh nghiệp rút lui lớn
Luỹ kế chung 9 tháng, cả nước có hơn 183.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,7%, tức bình quân một tháng có hơn 20.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 163.800 doanh nghiệp, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Một tháng có 18.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, thấp hơn so với số doanh nghiệp gia nhập.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III cũng cho thấy số doanh nghiệp lạc quan giảm xuống còn 34,7%.
Số doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh tốt hơn trong quý IV dự kiến tăng lên 42,2%.
Triển vọng tăng trưởng khả quan
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương, sau nhiều biến động, kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi dù còn chậm.
Trong tháng 9, hầu hết các tổ chức quốc tế đều nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 0,1 đến 0,3 điểm phần trăm so với các dự báo trước đó, đạt từ 2,7% đến 3,2%, tương đương tăng trưởng năm 2023.
Liên Hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 2,7%, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2024. Fitch Ratings (FR) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 đạt 2,7%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra mức 3,2% và cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 5.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo đạt 3,2%, giữ nguyên so với dự báo tại thời điểm tháng 4.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng của Singapore là 2,6%, tăng 0,2 điểm phần trăm, trái lại Thái Lan là 2,3%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 7, Malaysia 4,5%, Indonesia 5,0% và Philiphines 6%.
Đối với Việt Nam, Ngân hàng Thế giới dự báo
tăng trưởng GDP đạt 6,1% và tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 6/2024.
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo đạt 6% (không thay đổi so với dự báo trong tháng Bảy) và IMF kỳ vọng đạt 6,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 4.