Số tiền thu hồi từ loạt đại án tham nhũng, kinh tế cao nhất từ trước đến nay

© iStock.com / BjeayesĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2024
Đăng ký
Việt Nam đã thu hồi hơn 22 nghìn tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế, tín dụng ngân hàng, mức cao nhất từ trước đến nay – thông tin được nêu tại họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp sáng 7/10.
Bộ Tư pháp cũng báo cáo kết quả việc phối hợp với Bộ Công an thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp thông qua VNeID.

Thu hồi hơn 22 nghìn tỷ đồng tài sản từ tham nhũng

Ngày 7/10, tại họp báo quý 3/2024 của Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), đã thông tin nhiều kết quả thi hành án dân sự (THADS).
“Công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính thời gian qua tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền cao nhất từ trước đến nay”, đại diện Bộ Tư pháp cho biết.
Trong đó, đồng đều từ các loại án, từ tín dụng ngân hàng, đến tham nhũng kinh tế. Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Thắng Lợi, việc hoàn thiện thể chế, sửa đổi các quy định để phù hợp với thực tiễn đã góp phần vào kết quả thu hồi tài sản trong thời gian qua.
Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên trả lời các câu hỏi của phóng viên - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2024
Thông tin mới về tham nhũng ở Việt Nam
“Cơ quan thi hành án cũng đã bổ sung nguồn lực từ cơ sở vật chất đến con người cho công tác này”, ông Lợi nhấn mạnh.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thông tin, toàn ngành đã thi hành xong gần 622 nghìn vụ việc, tăng gần 46 nghìn việc so với cùng kỳ 2023, cao hơn so với chỉ tiêu của Tổng cục Thi hành án dân sự giao.
Về tiền thi hành xong hơn 117 nghìn tỷ đồng, tăng gần 28 nghìn tỷ so với cùng kỳ. Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt thất thoát trong các vụ án về hình sự, tham nhũng, kinh tế là hơn 9.200 việc với trên 22 nghìn tỷ đồng.
Về kết quả thi hành án hành chính, Bộ Tư pháp nhấn mạnh, nếu tính chung cả 12 tháng năm 2024, tổng số bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính có nội dung phải thi hành là 1.973 bản án, tăng 599 bản án so với cùng kỳ năm 2023. Hiện số bản án tòa án đã ra quyết định buộc thi hành án hành chính là 652 bản án.
Theo báo cáo, các cơ quan hành chính nhà nước đã thi hành xong 896/1.973 bản án, quyết định (tăng 314 bản án, quyết định so với cùng kỳ năm 2023).
Số bản án bị hủy, hoãn, tạm đình chỉ thi hành: 11 bản án; số bản án đang tiếp tục thi hành là 1.066 bản án, chủ yếu các bản án mới phát sinh trong năm 2023 - 2024.
Trong thời gian từ nay đến hết quý IV/2024, Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức, thi hành các vụ án, vụ việc lớn, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Tù nhân bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2024
Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên đã ăn hối lộ thế nào?
Bộ Tư pháp cũng sẽ chỉ đạo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2024 và giao chỉ tiêu thi hành án năm 2025.

Thi hành án với các vụ án phức tạp

Trả lời về việc thi hành án các đại án Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát, ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết cơ quan thi hành án rất cố gắng để sớm thực hiện thi hành đối với các vụ án lớn, phức tạp.
Đối với vụ Tân Hoàng Minh, đến nay tổng số tiền đã chi trả đạt 8.547 tỷ đồng trên 8.644 tỷ đồng phải thi hành. Tổng số bị hại đã được chi trả là 6.630 người, có 6.407 hồ sơ đã được thi hành án.
Tại vụ án FLC, ngày 5-8-2024, TAND TP Hà Nội đã ban hành bản án sơ thẩm vụ án Trịnh Văn Quyết và đồng phạm, hiện cơ quan thi hành án đang theo sát tiến trình tố tụng.
“Khi bản án có hiệu lực thi hành thì sẽ cố gắng thi hành sớm nhất có thể và cố gắng đạt được kết quả tốt”, ông Lợi nói.
Cũng chính từ kinh nghiệm thi hành án vụ Tân Hoàng Minh và các vụ án về tham nhũng kinh tế khác, cơ quan thi hành án rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, từ đó tổ chức thi hành án ngày càng tốt hơn.
Cũng theo đại diện Bộ Tư pháp, tới đây sẽ phải thi hành án đối với vụ Vạn Thịnh Phát trái phiếu, vụ án cực kỳ phức tạp với giá trị thi hành án lớn, số lượng bị hại - các nhà đầu tư trái phiếu rất lớn
Do đó, Tổng cục Thi hành án dân sự có chỉ đạo sát sao và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Kỳ họp thứ 48 Uỷ ban Kiểm tra Trung ương - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2024
Loạt quan chức ở Phú Thọ, Tuyên Quang bị "sờ gáy"
Chủ động trong việc tiếp nhận vật chứng, rà soát nội dung cáo trạng, bản án để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh nếu có. Việc chủ động phối hợp trong khuôn khổ pháp luật.
Ngoài ra, Tổng cục chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trong phạm vi, thẩm quyền rà soát và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thụ lý, tổ chức thi hành án ngay khi bản án có hiệu lực ở trong cả 2 giai đoạn của vụ Vạn Thịnh Phát như chuẩn bị nguồn nhân lực, trang thiết bị để tổ chức thi hành án. Hiện, Tổng cục đã làm rồi và đang tiếp tục làm.
Thứ ba, Tổng cục Thi hành án dân sự đang chỉ đạo các cơ quan đơn vị chuyên môn xây dựng dự thảo, kế hoạch chỉ đạo tổ chức thi hành án kết thúc vụ việc thuộc trách nhiệm của cơ quan thi hành án từ việc ra quyết định thi hành án, thông báo kết quả thi hành án, thẩm định giá, bán đấu giá…
“Tổng cục đều có chỉ đạo và anh em đã có những phương án để thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt, chúng tôi cũng tăng cường nguồn nhân lực đảm bảo công tác thi hành án nhanh chóng, chính xác”, ông Nguyễn Thắng Lợi bày tỏ.

Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Theo báo cáo tại họp báo, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Tư pháp đã triển khai toàn diện, đảm bảo đúng tiến độ thực hiện đối với các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực như xây dựng, rà soát xử lý văn bản quy phạm pháp luật; công tác theo dõi thi hành pháp luật, phổ biến pháp luật; quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, bổ trợ tư pháp…
Tài liệu tòa án. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2024
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang bị kỷ luật
Đáng lưu ý nữa, thời gian qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an ban hành quy trình thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) để triển khai thực hiện thí điểm trên toàn quốc từ ngày 1/10/2024 tới ngày 30/6/2025.
Quy trình mới đã rút ngắn thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ 10 ngày xuống còn 3 ngày trong trường hợp thông thường, từ 15 ngày xuống còn 9 ngày trong trường hợp cần xác minh, được người dân đồng tình, ủng hộ.
Bộ Tư pháp cũng phối hợp hướng dẫn địa phương để kết nối hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố với ứng dụng VNeID và Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp.
Theo đại diện Bộ Tư pháp, hiện đã có 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện kết nối, trong đó 5 địa phương đã hoàn thành việc quét an toàn, an ninh, bảo mật thông tin để sẵn sàng thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, các tỉnh đã thử nghiệm thành công còn lại đang thực hiện kiểm thử toàn trình, chuẩn bị đánh giá an toàn thông tin…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала