Đằng sau khoản lỗ khổng lồ của EVN

© Ảnh : Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2024
Đăng ký
Theo công bố của Bộ Công Thương sau khi đã lập đoàn kiểm tra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ gần 22 ngàn tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).
Thực tế, EVN gánh chi phí sản xuất điện vẫn cao hơn giá bán lẻ bình quân và nhiều khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 khoảng 18.032 tỷ đồng.

EVN lỗ gần 22 ngàn tỷ đồng

Hôm nay, 10/10, Bộ Công thương công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trong đó, mọi sự chú ý dồn về khoản lỗ gần 22.000 tỷ đồng từ sản xuất điện năm 2023của tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Cần lưu ý, các số liệu được đưa ra sau khi Bộ Công Thương đã lập đoàn kiểm tra thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm ngoái của tập đoàn Điện lực. Đây cũng sẽ là cơ sở để Bộ và EVN tính toán, đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện.
Được biết, đoàn kiểm tra gồm đại diện của các Bộ, cơ quan, hiệp hội có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…
Sản xuất thép tại nhà máy Hòa Phát Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2024
Mỹ lại điều tra mặt hàng quan trọng của Việt Nam
Báo cáo chính thức cho biết, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 528.604 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành, tăng 35.338 tỉ đồng (tương ứng tăng 7,16%) so với năm 2022.
Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,9 đồng/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022.
Có thể thấy, với giá bán lẻ điện bình quân duy trì ở mức 2.006,79 đồng một kWh từ tháng 11/2023 đến hiện giờ thì EVN lỗ hơn 82,1 đồng mỗi kWh điện bán ra. Mức lỗ này giảm một nửa so với ghi nhận năm 2022.
Trong đó các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên.
Tổng chi phí khâu phát điện là 441.356 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.744,12 đồng/kWh.
Kết quả kiểm tra ghi nhận, so với năm 2022, chi phí khâu phát điện năm 2023 tăng 29.112 tỷ đồng.
Ngoài ra, tổng chi phí khâu truyền tải điện là 18.879,15 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 74,61 đồng/kWh.
Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện 66.773,11 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm 263,87 đồng/kWh.
Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành 1.595,6 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm 6,31 đồng/kWh.
Nhà máy điện gió AC Energy tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2024
Vì sao Việt Nam chọn PVN chứ không phải EVN làm điện gió ngoài khơi?
Kểt quả kiểm tra vừa qua ghi nhận tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo chưa nối lưới điện quốc gia 428,54 tỷ đồng.
Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2023 là 253,05 tỷ kWh, tăng 4,26% so với năm 2022.
Trong khi đó, doanh thu bán điện thương phẩm năm 2023 là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện 1.953,57 đ/kWh, tăng 3,76% so với năm 2022.
Bộ Công Thương cho biết, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN lỗ 34.244 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 là 12.423 tỷ đồng.

Hơn 18.000 tỷ đồng chưa hạch toán vào giá thành sản xuất

Theo báo cáo, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN (thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) lỗ hơn 21.821 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác). Hồi năm 2022, EVN cũng lỗ gần 36.300 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2024
Bổ nhiệm Chủ tịch công ty 776 tỷ vừa tách khỏi EVN
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thể hiện, các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 khoảng 18.032 tỷ đồng, bao gồm phần còn lại khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện phần còn lại năm 2019 và khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện các năm từ 2020 - 2023.
Bộ lưu ý, việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp.
Cụ thể, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam; báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện; tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, phụ trợ và quản lý ngành.
Tại Việt Nam, hiện EVN và các Tổng Công ty phát điện (các Genco thành viên) chiếm khoảng 37,5% nguồn điện trong nước, 62,5% còn lại phụ thuộc vào PVN, TKV và nhà đầu tư bên ngoài (BOT, tư nhân).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала