Bão số 6 Trà Mi bất thường, bắt đầu tấn công vào miền Trung Việt Nam
© Ảnh : TTXVN - Mai Huyền TrangThừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả bão Trami
© Ảnh : TTXVN - Mai Huyền Trang
Đăng ký
Trưa nay 27/10, bão số 6 – bão Trà Mi, giật cấp 11 trên đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, mưa lớn đang trút xuống các tỉnh miền Trung, đề phòng lũ quét, sạt lở đất.
Theo cơ quan khí tượng, đây là cơn bão khác với bão thông thường. Cơ chế hoạt động của cơn bão số 6 Trà Mi rất đặc biệt, sau khi vào đến đất liền lại quay ra phía Biển Đông.
Cập nhật thông tin mới nhất về bão Trà Mi
Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, chiều nay (27/10), bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng.
Hồi 13 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão Trà Mi vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc, 107,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh, thành phố Thừa Thiên Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng; sức gió mạnh nhất gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, chiều 27/10, bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh, thành phố Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng.
Hồi 13 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc, 107,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh, thành phố Thừa Thiên Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng.
© Ảnh : TTXVN - Mai Huyền TrangThừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả bão Trami
Thừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả bão Trami
© Ảnh : TTXVN - Mai Huyền Trang
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10km/h.
Do ảnh hưởng của bão số 6 tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cấp 6, giật cấp 7; Lệ Thuỷ (Quảng Bình) gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cẩm Lệ (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Từ đêm 26 đến chiều 27/10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính đến 13 giờ ngày 27/10 phổ biến 100-250mm, cục bộ có nơi trên 400mm.
Dự báo đến 1 giờ ngày 28/10, bão di chuyển theo Nam Tây Nam, sau đó là Đông Nam, tốc độ 3-5km/h, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh, thành phố Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng.
Sức gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3; khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển Trung Trung Bộ, đất liền ven biển các tỉnh Quảng Trị-Quảng Nam.
Đến 13 giờ ngày 28/10, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông, tốc độ 3-5km/h, suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển ven bờ Thừa Thiên-Huế-Quảng Nam. Sức gió giảm xuống dưới cấp 6.
Bão số 6 gây gió mạnh, sóng lớn, nước dâng cả trên biển và đất liền. Vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 3-5m; biển động mạnh.
© Ảnh : TTXVN - Mai Huyền TrangThừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả bão Trami
Thừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả bão Trami
© Ảnh : TTXVN - Mai Huyền Trang
Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam có khả năng xuất hiện nước dâng do bão cao từ 0,4-0,6m.
Trung tâm khí tượng cảnh báo nguy cơ cao ngập úng ở vùng trũng thấp ven biển, sạt lở đê, kè biển tại ven biển các tỉnh từ Quảng Trị tới Quảng Nam.
Trên đất liền Quảng Bình đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10.Từ ngày 27/10 đến hết đêm 28/10, khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 200-400mm, cục bộ có nơi trên 600mm.
Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3h). Khu vực Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và Bắc Tây Nguyên có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 250mm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhấn mạnh, diễn biến bão số 6 còn rất phức tạp và có thể thay đổi. Các địa phương cần lưu ý cập nhật trong các bản tin tiếp theo.
Khác bão thông thường
Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sáng nay, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy Văn Quốc gia Mai Văn Khiêm lưu ý, cơn bão này khác cơn bão thông thường.
Tuy nhiên, cơn bão này trong đất liền lại khả năng quay ra khu vực biển Đông, mạnh nhất có thể lên đến cấp 8 cấp 9 cấp 10, 11 sáng đến chiều nay.
“Từ chiều nay đến đêm nay có thể cơn bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đêm nay bắt đầu quay ra biển động khu vực vùng biển Quảng Nam và Đà Nẵng và như vậy khác với cơn bão thông thường gió mạnh tác động ngắn trong khoảng 6-8 tiếng mà còn lâu dài có thể tác động đến tận đêm nay. Chính vì thế nên cơ quan khí tượng thủy văn kiến nghị cần phải lưu ý khi có bản tin báo tin về gió mạnh”, ông nói.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Quang HảiThừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả bão Trami
Thừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả bão Trami
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Quang Hải
Cũng trong cuộc họp trực tuyến về công tác ứng phó với cơn bão số 6 diễn ra sáng 27/10, đại diện Bộ Quốc phòng cập nhật, ngay từ khi cơn bão hình thành, đơn vị đã huy động 275.480 người, trong đó có hơn 80.019 bộ đội, 199.461 dân quân tự vệ, 12.503 phương tiện quân sự các loại, sẵn sàng ứng phó với bão.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, đến thời điểm này địa phương đã di dời hơn 800 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của bão lũ.
“Ngoài đường đã cấm, nhưng vẫn lác đác có người dân đi, chúng tôi đã có lực lượng công an, quân sự, biên phòng có thể ra dường được để khi cần cứu hộ. Phương tiện và các lực lượng rải đều khắp để kịp thời cứu hộ. Chúng tôi có đường dây tổng đài để tiếp nhận thông tin đến tận phương xã để kịp thời cứu hộ”, theo vị lãnh đạo.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo, các hồ chứa, hồ thuỷ điện tại khu vực Trung Trung Bộ đang trong giai đoạn tích nước nên bảo đảm yêu cầu chống lũ.
Tuy vậy, đại diện Bộ Nông nghiệp nhắc việc thời gian cấm tàu thuyền hoạt động tại khu vực biển nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 6 kéo dài hơn trước; nguy cơ sạt lở cao tại khu vực miền núi do mưa lớn kéo dài.
Không để tất cả các hồ chứa cùng xả lũ
Với diễn biến phức tạp của bão số 6 sau khi đổ bộ vào đất liền sẽ quay ra biển và có khả năng hình thành áp thấp hoặc cơn bão mới, Phó Thủ tướng đề nghị hệ thống khí tượng thuỷ văn phải dự báo chính xác thời điểm bão đổ bộ, tuyến đê biển xung yếu để tập trung lực lượng, phương tiện để xử lý kịp thời khi có sự cố.
Bên cạnh đó, với lượng mưa lớn, kéo dài, các đài khí tượng thuỷ văn tiếp tục cập nhật lượng mưa, đưa ra cảnh báo cụ thể hơn cho người dân về khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở.
“Cơ quan khí tượng thuỷ văn dự báo sát sao thời điểm bão số 6 đi vào đất liền, sau đó quay người ra biển. Các cơ quan truyền thông kịp thời thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tính chất phức tạp của bão số 6”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Bộ Quốc phòng phối hợp, hỗ trợ các địa phương khẩn trương triển khai phương án dùng flycam bay kiểm tra, rà soát, phát hiện các vết nứt lớn, kéo dài tại những vùng có nguy cơ sạt lở do mưa lớn, kéo dài.
Lãnh đạo các địa phương tiếp tục quan tâm sâu sát đến công tác quản lý tàu thuyền trên biển.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nắm chắc thông tin lưu lượng nước tại các hồ. Đặc biệt, không được để xảy ra tình trạng tất cả các hồ đều phải xả lũ để bảo đảm an toàn hồ đập.