Động thái bất ngờ từ công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng

© AP Photo / Mark Schiefelbeinthị trường cổ phiếu
thị trường cổ phiếu  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2024
Đăng ký
Chứng khoán Vietcap của Nguyễn Thanh Phượng (con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) vừa bất ngờ bị đẩy vào thế khó khi nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT nhưng không thanh toán trước.
Theo Thông tư 68 của Bộ Tài chính, nhà đầu tư tổ chức từ Hà Lan đặt mua 26.600 cổ phiếu FPT, trị giá gần 4 tỷ đồng, nhưng chưa thanh toán, nên nghĩa vụ này thuộc về công ty chứng khoán đặt tài khoản – tức Chứng khoán Vietcap của bà Thanh Phượng.

Chứng khoán Vietcap thanh toán thay nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu chậm trả tiền

Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap (mã chứng khoán: VCI) do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa báo cáo trường hợp tổ chức ngoại mua cổ phiếu FPT nhưng chưa thanh toán khiến công ty phải gánh nợ.
Theo Vietcap, ngày 17/12, nhà đầu tư ngoại đến từ Hà Lan, tên là Aegon Custody B.V, đã đặt lệnh mua và khớp lệnh 26.600 cổ phiếu FPT.
Tổng số tiền nhà đầu tư ngoại trên phải thanh toán gần 4 tỷ đồng (3,9 tỷ đồng). Tuy nhiên, do nhà đầu tư chưa trả nên Chứng khoán Vietcap phải thanh toán thay.
Việc này được áp dụng theo quy định mới tại Thông tư 68, có hiệu lực từ ngày 2/11.
Bà Nguyễn Thanh Phượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
Bà Nguyễn Thanh Phượng: Nội bộ Vietcap chưa bao giờ lục đục
“Cụ thể, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thanh toán đủ tiền cho giao dịch, nghĩa vụ thanh toán sẽ chuyển sang công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư đặt lệnh thông qua tài khoản tự doanh”, - theo Thông tư của Bộ Tài chính.
Hai bên thỏa thuận về số tiền cần có khi đặt lệnh mua cổ phiếu, nhằm đảm bảo minh bạch và an toàn tài chính.
Như vậy, hiểu đơn giản, nếu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không có đủ tiền trả cho giao dịch đã mua, công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư đặt lệnh phải trả tiền thay. Vietcap bị đẩy vào thế khó theo trường hợp này.
Đánh giá về việc các công ty chứng khoán phải trả thay tiền khi nhà đầu tư ngoại không đủ tiền trả cho giao dịch, theo một số chuyên gia, để giảm thiểu rủi ro, các công ty chứng khoán thường đánh giá uy tín nhà đầu tư ngoại và cổ phiếu họ mua.
Các công ty thường sẽ có một danh mục cổ phiếu đủ uy tín để cấp quyền mua cho nhà đầu tư ngoại, cùng với đó là số lượng tối đa có thể mua.
Nếu nhà đầu tư nước ngoài vi phạm, không trả tiền cho giao dịch, các công ty chứng khoán cũng đặt ra các chế tài loại trừ rủi ro như loại bỏ tên khỏi danh sách được cấp quyền mua...
Theo lộ trình, công ty chứng khoán sau khi đứng ra thanh toán tiền sẽ bán lại cổ phiếu này cho nhà đầu tư vào ngày T+3.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 9a, Thông tư 68/2024/TT-BTC, trường hợp công ty chứng khoán thanh toán thay nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, số cổ phiếu tương ứng sẽ được chuyển về tài khoản tự doanh.
Bộ áo vest - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2024
Chồng bà Nguyễn Thanh Phượng sẽ rời Chứng khoán Vietcap sau hơn 13 năm làm việc?
Theo đó, công ty chứng khoán được chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán hoặc bán thỏa thuận số cổ phiếu đã chuyển về tài khoản tự doanh cho nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thiếu tiền thanh toán giao dịch, chậm nhất vào ngày giao dịch liền kề sau ngày cổ phiếu được hạch toán.
Nếu không thực hiện theo điều này, công ty chứng khoán cũng có thể bán cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán đối với số cổ phiếu đã chuyển về tài khoản tự doanh.
Các khoản lỗ, lãi và chi phí khác phát sinh khi thực hiện giao dịch được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Nút thắt để Việt Nam được nâng hạng thị trường

Theo quy định trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đặt lệnh mua/bán khi đã ký quỹ đủ 100% tiền/chứng khoán trên tài khoản giao dịch.
Tuy nhiên, quy định này lại được cho là trở ngại hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư ngoại và hạn chế tính thanh khoản của thị trường nói chung.
Đây cũng là nút thắt cản trở Việt Nam được nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, do đó cần gỡ bỏ để đẩy nhanh tiến trình nâng hạng.
Trên thế giới, hiện còn rất ít thị trường sử dụng cơ chế ký quỹ trước khi giao dịch, thay vào đó sử dụng tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro.
Viet Capital Securities - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng tung chiến lược mới
“Các công ty chứng khoán cần tăng cường quản lý rủi ro liên quan đến khách hàng, tỷ lệ ký quỹ, điều kiện thị trường và tỷ lệ cho vay phù hợp”, - Thời báo Tài chính dẫn lời chuyên gia Giám đốc Khối Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect Barry Weisblatt David lưu ý.
Ông Barry Weisblatt David, Giám đốc Khối Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (VND) đánh giá về Thông tư 68 của Bộ Tài chính cho rằng, đây là một thông tư rất quan trọng bởi đã thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp một số nhà quản lý quỹ tích cực gia tăng phân bổ cho Việt Nam do đầu tư trở nên hiệu quả hơn về chi phí.
Ngoài ra, Thông tư cũng có tác động khác quan trọng là việc nâng cao khả năng FTSE sẽ công bố nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 3/2025 cho Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала