https://kevesko.vn/20250114/stalin-coi-ho-chi-minh-la-mot-nguoi-cong-san-kien-dinh-va-thong-minh-34034600.html
Stalin coi Hồ Chí Minh là một người cộng sản kiên định và thông minh
Stalin coi Hồ Chí Minh là một người cộng sản kiên định và thông minh
Sputnik Việt Nam
Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết về vai trò của Stalin trong việc Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 14.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-14T18:30+0700
2025-01-14T18:30+0700
2025-01-14T18:30+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
iosif stalin
hồ chí minh
liên xô
việt nam
hợp tác nga-việt
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/0e/34036492_0:5:2737:1545_1920x0_80_0_0_ca0c5fbd4c50188c9b00c0ae306b5054.jpg.webp
75 năm trước, vào đầu tháng 1 năm 1950, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Toàn Liên bang (Bolshevik) Stalin đã gửi thư cho Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, trong đó ông đưa ra những đặc điểm sau đây về Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh: Những câu nói ngắn gọi này có ý nghĩa rất lớn và cho thấy rằng, nhà lãnh đạo Liên Xô coi việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là khả thi và cần thiết.Tại sao quyết định này không được đưa ra sớm hơn, vì ngay vào tháng 9 năm 1945 sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập của Việt Nam, Người đã yêu cầu các cường quốc chiến thắng trong Thế chiến thứ II, bao gồm cả Liên Xô, công nhận nước Việt Nam độc lập? Các nhà sử học đưa ra một số lời giải thích cho điều này, bao gồm: Mátxcơva không biết Hồ Chí Minh là ai (tức là không biết Hồ Chí Minh chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người đã từng học tập và làm việc tại Quốc tế Cộng sản) và cũng không biết ông ấy có quan điểm gì. Và do đó, quá trình đưa ra quyết định cuối cùng về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam DCCH đã kéo dài khá lâu. Stalin phải nhận rõ, phải biết rõ ông có thể tìm thấy một đồng minh ở nhà lãnh đạo của quốc gia châu Á mới.Ở Liên Xô, vấn đề công nhận VNDCCH lần đầu tiên được thảo luận tại cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolshevik) vào ngày 10 tháng 12 năm 1949. Khi đó, một quyết định được đưa ra là “chấp nhận đề nghị của Bộ Ngoại giao Liên Xô về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi phái viên giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Tuy nhiên, không ai vội vàng thực hiện quyết định này. Theo những cán bộ có trách nhiệm làm việc vào thời điểm đó trong bộ máy của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolshevik) và Bộ Ngoại giao Liên Xô, chính phủ mới của Việt Nam đang bị “thăm dò”. Và trong vấn đề này, quan điểm của Stalin có tính quyết định.Sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Trung QuốcCác nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc Liên Xô công nhận nước Việt Nam DCCH. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đến Mátxcơva vào cuối tháng 12 năm 1949, ông nhiều lần nêu vấn đề Việt Nam trong các cuộc trò chuyện cá nhân với Stalin. Phía Trung Quốc liên tục thông báo cho Stalin về các bước đi của chính quyền Hồ Chí Minh hướng tới sự công nhận quốc tế đối với VNDCCH. Ngày 31 tháng 12 năm 1949, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai trong cuộc trao đổi với người đứng đầu phái bộ ngoại giao Nga tại Bắc Kinh đã báo cáo rằng “Chính phủ dân chủ của Hồ Chí Minh tại Việt Nam đang chuẩn bị một bản tuyên bố gửi tới tất cả các nước trên thế giới kêu gọi công nhận nước Việt Nam DCCH”. Và bản tuyên bố về việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ các nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đã được công bố vào ngày 14 tháng 1 năm 1950. Sau khi gửi văn bản tuyên bố tới Bắc Kinh, phía Việt Nam đã yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc chuyển văn bản này tới chính phủ Liên Xô.Giới lãnh đạo Trung Quốc đã làm gương cho Mátxcơva khi công nhận VNDCCH vào ngày 18 tháng 1 năm 1950. Liên Xô đã làm điều tương tự vào ngày 30 tháng 1 năm 1950. Trong trường hợp này, Stalin cũng không vội vàng, rõ ràng ông muốn đánh giá kết quả của việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận nước VNCDCH.Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrey Vyshinsky đã chuyển thông tin về sự công nhận này tới người đồng cấp Việt Nam Hoàng Minh Giám thông qua đại sứ Liên Xô tại Bangkok. Bức điện của Andrey Vyshinsky nêu rõ: Theo gương Liên Xô, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập đã được CHDCND Triều Tiên công nhận vào ngày 31 tháng 1 năm 1950, Cộng hòa Dân chủ Đức và Tiệp Khắc công nhận vào ngày 2 tháng 2, Romania công nhận vào ngày 3 tháng 2, Hungary công nhận vào ngày 4 tháng 2 và Bulgaria công nhận vào ngày 8 tháng 2.Khi đó, các nước xã hội chủ nghĩa đã cùng nhau đoàn kết ủng hộ Việt Nam.
https://kevesko.vn/20231113/ho-chi-minh-o-matxcova-cac-cuoc-gap-voi-stalin-26333648.html
https://kevesko.vn/20210330/quan-diem-thong-nhat-cua-stalin-va-ho-chi-minh-10295117.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_510757ea3d8a62036df5a8388c2a0b6b.jpg.webp
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_510757ea3d8a62036df5a8388c2a0b6b.jpg.webp
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/0e/34036492_8:0:2737:2047_1920x0_80_0_0_d99b67a2d6fa4940c318ac9f06a00dc8.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_510757ea3d8a62036df5a8388c2a0b6b.jpg.webp
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, iosif stalin, hồ chí minh, liên xô, việt nam, hợp tác nga-việt, chính trị
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, iosif stalin, hồ chí minh, liên xô, việt nam, hợp tác nga-việt, chính trị
Stalin coi Hồ Chí Minh là một người cộng sản kiên định và thông minh
Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết về vai trò của Stalin trong việc Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
75 năm trước, vào đầu tháng 1 năm 1950, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Toàn Liên bang (Bolshevik) Stalin đã gửi thư cho Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, trong đó ông đưa ra những đặc điểm sau đây về
Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh:
“Tôi có dịp xem tài liệu về Việt Nam và Hồ Chí Minh. Tôi tin chắc rằng, đồng chí Hồ Chí Minh là một người cộng sản kiên định và thông minh, làm tốt công việc của mình và xứng đáng nhận được mọi sự ủng hộ”.
Những câu nói ngắn gọi này có ý nghĩa rất lớn và cho thấy rằng, nhà lãnh đạo Liên Xô coi việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là khả thi và cần thiết.
Tại sao quyết định này không được đưa ra sớm hơn, vì ngay vào tháng 9 năm 1945 sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập của Việt Nam, Người đã yêu cầu các cường quốc chiến thắng trong Thế chiến thứ II, bao gồm cả Liên Xô, công nhận nước Việt Nam độc lập? Các nhà sử học đưa ra một số lời giải thích cho điều này, bao gồm: Mátxcơva không biết Hồ Chí Minh là ai (tức là không biết Hồ Chí Minh chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người đã từng học tập và làm việc tại Quốc tế Cộng sản) và cũng không biết ông ấy có quan điểm gì. Và do đó, quá trình đưa ra quyết định cuối cùng về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam DCCH đã kéo dài khá lâu. Stalin phải nhận rõ, phải biết rõ ông có thể tìm thấy một đồng minh ở nhà lãnh đạo của quốc gia châu Á mới.
13 Tháng Mười Một 2023, 06:38
Ở Liên Xô, vấn đề công nhận VNDCCH lần đầu tiên được thảo luận tại cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolshevik) vào ngày 10 tháng 12 năm 1949. Khi đó, một quyết định được đưa ra là “chấp nhận đề nghị của Bộ Ngoại giao Liên Xô về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi phái viên giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Tuy nhiên, không ai vội vàng thực hiện quyết định này. Theo những cán bộ có trách nhiệm làm việc vào thời điểm đó trong bộ máy của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolshevik) và Bộ Ngoại giao Liên Xô, chính phủ mới của Việt Nam đang bị “thăm dò”. Và trong vấn đề này, quan điểm của Stalin có tính quyết định.
Sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc Liên Xô công nhận nước Việt Nam DCCH. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đến Mátxcơva vào cuối tháng 12 năm 1949, ông nhiều lần nêu vấn đề Việt Nam trong các cuộc trò chuyện cá nhân với Stalin. Phía Trung Quốc liên tục thông báo cho Stalin về các bước đi của chính quyền Hồ Chí Minh hướng tới sự công nhận quốc tế đối với VNDCCH. Ngày 31 tháng 12 năm 1949, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai trong cuộc trao đổi với người đứng đầu phái bộ ngoại giao Nga tại Bắc Kinh đã báo cáo rằng “Chính phủ dân chủ của Hồ Chí Minh tại Việt Nam đang chuẩn bị một bản tuyên bố gửi tới tất cả các nước trên thế giới kêu gọi công nhận nước Việt Nam DCCH”. Và bản tuyên bố về việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ các nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đã được công bố vào ngày 14 tháng 1 năm 1950. Sau khi gửi văn bản tuyên bố tới Bắc Kinh, phía Việt Nam đã yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc chuyển văn bản này tới chính phủ Liên Xô.
Giới lãnh đạo Trung Quốc đã làm gương cho Mátxcơva khi công nhận VNDCCH vào ngày 18 tháng 1 năm 1950. Liên Xô đã làm điều tương tự vào ngày 30 tháng 1 năm 1950. Trong trường hợp này, Stalin cũng không vội vàng, rõ ràng ông muốn đánh giá kết quả của việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận nước VNCDCH.
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrey Vyshinsky đã chuyển thông tin về sự công nhận này tới người đồng cấp Việt Nam Hoàng Minh Giám thông qua đại sứ Liên Xô tại Bangkok. Bức điện của Andrey Vyshinsky nêu rõ:
“Sau khi xem xét đề xuất của chính phủ VNDCCH và xét đến việc VNDCCH đại diện cho phần lớn dân số cả nước, chính phủ Liên Xô đã thông qua quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trao đổi đại diện ngoại giao”.
Theo gương Liên Xô, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập đã được CHDCND Triều Tiên công nhận vào ngày 31 tháng 1 năm 1950, Cộng hòa Dân chủ Đức và Tiệp Khắc công nhận vào ngày 2 tháng 2, Romania công nhận vào ngày 3 tháng 2, Hungary công nhận vào ngày 4 tháng 2 và Bulgaria công nhận vào ngày 8 tháng 2.
Khi đó, các nước xã hội chủ nghĩa đã cùng nhau đoàn kết ủng hộ Việt Nam.