https://kevesko.vn/20250119/viet-nam-tu-ngoi-vuong-the-gioi-den-o-at-xa-kho-34114263.html
Việt Nam: Từ 'ngôi vương' thế giới đến ồ ạt xả kho
Việt Nam: Từ 'ngôi vương' thế giới đến ồ ạt xả kho
Sputnik Việt Nam
Từng tự tin với giá gạo đắt bậc nhất thế giới, gạo Việt Nam bất ngờ lao dốc, giảm giá mạnh. Các nhà máy chế biến, nhà máy xay xát “ồ xạt xả kho” hàng gạo... 19.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-19T21:37+0700
2025-01-19T21:37+0700
2025-01-19T21:37+0700
gạo
việt nam
thông tin
doanh nghiệp
xuất khẩu
lúa gạo
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/15/24805979_0:160:3072:1888_1920x0_80_0_0_4d31cdcc5ea195cd237cc2d59df8b02d.jpg
Đây không phải lần đầu tiên ngành gạo Việt Nam rơi vào tình trạng như vậy. Dù nhà nước có thể có biện pháp ngắn hạn để xử lý, song về dài hạn, vấn đề căn cơ vẫn là đảm bảo dòng chảy của chuỗi lúa gạo, xây dựng chuỗi giá trị bền vững.Doanh nghiệp “trở tay không kịp”Trong mấy ngày vừa qua, tại Tiền Giang xảy ra tình trạng nhiều nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo mở kho xả hàng gạo với mức giá giảm tới 200.000 đồng/bao. Điều này dẫn đến việc người dân đổ xô đi mua tích trữ gạo.Theo lời chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp gạo nội địa tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, từ trước tới nay, dù giá gạo có giảm nhưng cũng không giảm nhanh đến như vậy.Thực tế, từ tháng 12/2024, giá gạo xuất khẩu đã bắt đầu giảm. Từ một nước có giá gạo đắt đỏ nhất thế giới tháng 11/2024, đến nay giá gạo Việt Nam đã giảm xuống thấp nhất so với các quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng trong khu vực.Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ghi nhận, ngày 19/1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ ở mức 419 USD/tấn, con số thấp hơn gạo của nhiều nước trong khu vực (Thái Lan: 460 USD/tấn; Ấn Độ: 433 USD/tấn; Pakistan: 477 USD/tấn) và là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Tương tự, giá gạo 25% tấm và 100% tấm cũng giảm sâu, lần lượt còn 395 USD/tấn và 326 USD/tấn.Chủ tịch VFA Nguyễn Ngọc Nam lý giải, tình trạng giá gạo giảm sâu thời gian qua là do Ấn Độ đã ngừng lệnh hạn chế xuất khẩu và đang dự kiến thu hoạch vụ mùa bội thu, đẩy nguồn cung gạo lên cao trong năm nay 2025. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do Philippines, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đã tạm ngừng nhập khẩu gạo, chờ vụ mùa đông xuân sắp tới.Giá gạo xuất khẩu sụt giảm kéo theo giá lúa gạo trong nước đi xuống. Trước tình hình đó, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu lúa gạo và bà con nông dân Việt Nam đang bị tác động mạnh.Dù hiện đang vào vụ thu hoạch chính nhưng giao dịch lúa gạo tại các địa gần như ngưng trệ. Các doanh nghiệp không xuất khẩu được hàng, thương lái ít thu mua lúa, gạo thậm chí bỏ cọc dù đang vào chính vụ thu hoạch. Thậm chí, nhiều nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo còn phải mở kho xả hàng với giá rẻ.Xây dựng chuỗi giá trị bền vữngNguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Đặng Kim Sơn cho rằng, việc lúa vào mùa thu hoạch nhưng vẫn đứng trên ruộng, thu hoạch về thương lái không mua; nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo ùn ứ hànglà tình trạng đáng lo ngại với ngành hàng lúa gạo, vốn lâu nay vẫn được coi là thế mạnh của Việt Nam.Ông Sơn cho biết thêm, trước đây tại Đồng bằng sông cửu Long cũng từng xảy ra tình trạng trên. Khi đó, nhà nước đã áp dụng một số biện pháp để bình ổn thị trường, như tạo cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ lãi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu lúa gạo vay tiền mua lúa gạo từ người dân.Tuy nhiên, đó chỉ là cách xử lý ngắn hạn, còn để xử lý dài hạn cần có nhiều biện pháp căn cơ hơn, như phải đảm bảo dòng chảy của chuỗi lúa gạo. Bài toán đặt ra là cần xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh. Trong đó, việc gắn kết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lúa gạo với nông dân và các địa phương chuyên canh lúa gạo để các bên chia sẻ với nhau cả về lợi nhuận lẫn rủi ro.Quy trình mua bán lúa gạo hiện nay thường là thương lái mua các hợp đồng đấu thầu trên thị trường rồi mới tiến hành thu mua lúa gạo của bà con nông dân. Cách làm này gây rủi ro cho cả hai phía.Từ thực trạng trên, có thể thấy khâu căn cơ nhất là xây dựng cơ chế, tổ chức thể chế, xây dựng chuỗi giá trị, làm sao để xây dựng được mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân.Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, cách duy nhất để hàng triệu nông dân kết nối với hàng ngàn hàng vạn doanh nghiệp để cùng nhau chia sẻ rủi ro và lợi ích, đó là xây dựng chuỗi giá trị bền vững.Muốn vậy, việc đầu tiên là bà con nông dân cần phải tổ chức lại với nhau, kết nối với nhau trong các hợp tác xã, các hội nông dân. Sau đó, các doanh nghiệp phải liên kết với nhau, từ doanh nghiệp chế biến đến doanh nghiệp xuất khẩu, đến doanh nghiệp đầu vào vật tư.Cuối cùng là xây dựng nên đại diện ngành hàng, trong đó có đại diện của nhà nước, đại diện của người nông dân, người sản xuất, người chế biến, người kinh doanh, từ đó cùng ra quyết định sản xuất bao nhiêu, nhắm vào thị trường nào, xuất khẩu với mức giá nào. Tất cả cùng hướng đến lợi ích chung.
https://kevesko.vn/20241119/o-my-du-bao-bat-ngo-ve-xuat-nhap-khau-gao-viet-nam-33007903.html
https://kevesko.vn/20241015/la-cuong-quoc-luong-thuc-nhung-vi-sao-viet-nam-van-nhap-gao-nhieu-thu-3-the-gioi-32396680.html
https://kevesko.vn/20240911/viet-nam-xuat-cap-200-tan-gao-cuu-tro-ba-con-vung-lu-31791967.html
https://kevesko.vn/20240530/viet-nam-truoc-co-hoi-lon-khi-the-gioi-thieu-toi-7-trieu-tan-gao-30039381.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/15/24805979_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_38ef17474f30355c939211a68d23730e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
gạo, việt nam, thông tin, doanh nghiệp, xuất khẩu, lúa gạo, kinh tế
gạo, việt nam, thông tin, doanh nghiệp, xuất khẩu, lúa gạo, kinh tế
Việt Nam: Từ 'ngôi vương' thế giới đến ồ ạt xả kho
Từng tự tin với giá gạo đắt bậc nhất thế giới, gạo Việt Nam bất ngờ lao dốc, giảm giá mạnh. Các nhà máy chế biến, nhà máy xay xát “ồ xạt xả kho” hàng gạo, doanh nghiệp than “trở tay không kịp”.
Đây không phải lần đầu tiên ngành gạo Việt Nam rơi vào tình trạng như vậy. Dù nhà nước có thể có biện pháp ngắn hạn để xử lý, song về dài hạn, vấn đề căn cơ vẫn là đảm bảo dòng chảy của chuỗi lúa gạo, xây dựng chuỗi giá trị bền vững.
Doanh nghiệp “trở tay không kịp”
Trong mấy ngày vừa qua, tại Tiền Giang xảy ra tình trạng nhiều nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo mở kho xả hàng gạo với mức giá giảm tới 200.000 đồng/bao. Điều này dẫn đến việc người dân đổ xô đi mua tích trữ gạo.
Theo lời chủ một
doanh nghiệp chuyên cung cấp gạo nội địa tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, từ trước tới nay, dù giá gạo có giảm nhưng cũng không giảm nhanh đến như vậy.
“Chỉ trong vòng 1 tháng mà giá gạo giảm khoảng 2.000 đồng/kg, doanh nghiệp không trở tay kịp. Với tình hình này, giá gạo khó tăng trở lại nên buộc phải xả hàng với giá rẻ để gom vốn hoặc trả tiền ngân hàng”, báo Tiền phong dẫn lời người chủ doanh nghiệp này cho biết.
19 Tháng Mười Một 2024, 15:47
Thực tế, từ tháng 12/2024, giá gạo xuất khẩu đã bắt đầu giảm. Từ một nước có giá gạo đắt đỏ nhất thế giới tháng 11/2024, đến nay giá gạo Việt Nam đã giảm xuống thấp nhất so với các quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng trong khu vực.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ghi nhận, ngày 19/1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ ở mức 419 USD/tấn, con số thấp hơn gạo của nhiều nước trong khu vực (Thái Lan: 460 USD/tấn; Ấn Độ: 433 USD/tấn; Pakistan: 477 USD/tấn) và là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Tương tự, giá gạo 25% tấm và 100% tấm cũng giảm sâu, lần lượt còn 395 USD/tấn và 326 USD/tấn.
Chủ tịch VFA Nguyễn Ngọc Nam lý giải, tình trạng giá gạo giảm sâu thời gian qua là do Ấn Độ đã ngừng lệnh hạn chế xuất khẩu và đang dự kiến thu hoạch vụ mùa bội thu, đẩy nguồn cung gạo lên cao trong năm nay 2025. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do
Philippines, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đã tạm ngừng nhập khẩu gạo, chờ vụ mùa đông xuân sắp tới.
Giá gạo xuất khẩu sụt giảm kéo theo giá lúa gạo trong nước đi xuống. Trước tình hình đó, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu lúa gạo và bà con nông dân Việt Nam đang bị tác động mạnh.
Dù hiện đang vào vụ thu hoạch chính nhưng giao dịch lúa gạo tại các địa gần như ngưng trệ. Các doanh nghiệp không xuất khẩu được hàng, thương lái ít thu mua lúa, gạo thậm chí bỏ cọc dù đang vào chính vụ thu hoạch. Thậm chí, nhiều nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo còn phải mở kho xả hàng với giá rẻ.
15 Tháng Mười 2024, 19:28
Xây dựng chuỗi giá trị bền vững
Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Đặng Kim Sơn cho rằng, việc lúa vào mùa thu hoạch nhưng vẫn đứng trên ruộng, thu hoạch về thương lái không mua; nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo ùn ứ hànglà tình trạng đáng lo ngại với ngành hàng lúa gạo, vốn lâu nay vẫn được coi là thế mạnh của Việt Nam.
Ông Sơn cho biết thêm, trước đây tại Đồng bằng sông cửu Long cũng từng xảy ra tình trạng trên. Khi đó, nhà nước đã áp dụng một số biện pháp để bình ổn thị trường, như tạo cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ lãi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu lúa gạo vay tiền mua lúa gạo từ người dân.
"Việt Nam đã không ít lần phải làm như thế để tạo dòng luân chuyển về tài chính trong lúa gạo, để nông dân bán được lúa gạo, có tiền tái sản xuất vụ sau", ông Đặng Kim Sơn chia sẻ.
Tuy nhiên, đó chỉ là cách xử lý ngắn hạn, còn để xử lý dài hạn cần có nhiều biện pháp căn cơ hơn, như phải đảm bảo dòng chảy của chuỗi lúa gạo. Bài toán đặt ra là cần xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh. Trong đó, việc gắn kết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lúa gạo với nông dân và các địa phương chuyên canh lúa gạo để các bên chia sẻ với nhau cả về lợi nhuận lẫn rủi ro.
"Việc này nói nhiều rồi nhưng vẫn chưa làm được, chuỗi giá trị vẫn đứt đoạn", báo Tiền phong dẫn lời ông Đặng Kim Sơn.
11 Tháng Chín 2024, 13:48
Quy trình mua bán lúa gạo hiện nay thường là thương lái mua các hợp đồng đấu thầu trên thị trường rồi mới tiến hành thu mua lúa gạo của bà con nông dân. Cách làm này gây rủi ro cho cả hai phía.
"Giá lúa gạo trong nước mà lên cao thì doanh nghiệp chết, như đợt vừa rồi khi ký hợp đồng xuất khẩu xong thì giá gạo của nông dân lên cao, dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ. Nhưng khi giá xuống, nông dân lại chết vì các thương lái ép giá", ông Sơn phân tích.
Từ thực trạng trên, có thể thấy khâu căn cơ nhất là xây dựng cơ chế, tổ chức thể chế, xây dựng chuỗi giá trị, làm sao để xây dựng được mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân.
Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, cách duy nhất để hàng triệu nông dân kết nối với hàng ngàn hàng vạn doanh nghiệp để cùng nhau chia sẻ rủi ro và lợi ích, đó là xây dựng chuỗi giá trị bền vững.
Muốn vậy, việc đầu tiên là bà con nông dân cần phải tổ chức lại với nhau, kết nối với nhau trong các hợp tác xã, các hội nông dân. Sau đó, các doanh nghiệp phải liên kết với nhau, từ doanh nghiệp chế biến đến doanh nghiệp xuất khẩu, đến doanh nghiệp đầu vào vật tư.
Cuối cùng là xây dựng nên đại diện ngành hàng, trong đó có đại diện của nhà nước, đại diện của người nông dân, người sản xuất, người chế biến, người kinh doanh, từ đó cùng ra quyết định sản xuất bao nhiêu, nhắm vào thị trường nào, xuất khẩu với mức giá nào. Tất cả cùng hướng đến lợi ích chung.
"Bây giờ mới tiến hành là quá chậm, nhưng chúng ta phải tổ chức lại hội đồng ngành hàng, xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo, cùng nhau kết bè vượt qua bão giá, vượt qua khó khăn", ông Đặng Kim Sơn nhấn mạnh.