https://kevesko.vn/20250210/viet-nam-muon-hoc-hoi-day-du-kinh-nghiem-phat-trien-cua-trung-quoc-34442488.html
Việt Nam muốn học hỏi đầy đủ kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc
Việt Nam muốn học hỏi đầy đủ kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc
Sputnik Việt Nam
Nhà nghiên cứu Lôi Tiểu Hoa khẳng định, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang ở thời kỳ «tốt đẹp nhất trong lịch sử». Việt Nam có thể học hỏi “đầy đủ kinh nghiệm”... 10.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-10T16:18+0700
2025-02-10T16:18+0700
2025-02-10T16:18+0700
việt nam
trung quốc
chính trị
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/292/18/2921875_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_63ad85604e511b69a337a04b6883e51c.jpg
Theo ông, tình hữu nghị Trung – Việt không dễ gì có được, vô cùng quý giá, không chỉ phải truyền từ đời này sang đời khác, mà còn phải tỏa sáng trong thời đại mới, soi sáng sự phát triển của quan hệ giữa hai nước láng giềng.Quan hệ Việt – Trung đang “đẹp nhất lịch sử”Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và “Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung”, nhà nghiên cứu Lôi Tiểu Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) đã chỉ ra một số vấn đề trong hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.Ông Lôi Tiểu Hoa cho rằng, tình hữu nghị Việt – Trung được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước đích thân xây dựng, dày công vun đắp trong chặng đường lịch sử, được người dân hai nước ủng hộ nhiệt tình và tham gia rộng rãi.Ông Lôi Tiểu Hoa bày tỏ, hiện lãnh đạo cấp cao hai nước đang duy trì trao đổi chặt chẽ, kết quả hợp tác cùng có lợi rất nổi bật; quan hệ hai nước đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử, biểu hiện nổi bật nhất là quan hệ Trung – Việt đã bước vào thời đại mới xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai hai nước có ý nghĩa chiến lược, thực hiện mục tiêu chung “6 hơn” đi vào chiều sâu và thực chất.Kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩnHiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong số các quốc gia ASEAN.Kim ngạch thương mại song phương vượt trên 200 tỷ USD trong 4 năm liên tiếp. Đánh giá về những lĩnh vực có tiềm năng hợp tác to lớn trong thời gian tới giữa hai nước, nhà nghiên cứu Lôi Tiểu Hoa cho rằng có hai lĩnh vực mà hai nước có tiềm năng hợp tác rất lớn.Đầu tiên là kết nối, đẩy nhanh xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn xuyên biên giới Trung – Việt.Việc xây dựng kết nối hai nước và sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại và đầu tư dọc theo tuyến đường có thể đẩy nhanh quá trình hình thành hành lang kinh tế mới dọc theo tuyến đường sắt.Cuối năm ngoái, ngày 10/12/2024, Trung Quốc và Việt Nam đã ký hiệp định liên Chính phủ về dự án hợp tác đường sắt khổ tiêu chuẩn xuyên biên giới, nhất trí cùng xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.Hai trong ba tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc qua Quảng Tây.Chuyên gia khẳng định, những tuyến này sẽ giúp giảm chi phí hậu cần của doanh nghiệp, tăng cường sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp khu vực, thu hút nhiều doanh nghiệp hơn nữa đến đầu tư tại các khu công nghiệp dọc tuyến, sớm hình thành Hành lang kinh tế Hà Nội - Nam Ninh.Ngoài ra, hai nước còn có lợi thế bổ sung và tiềm năng hợp tác rất lớn trong các ngành công nghiệp mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số và năng suất chất lượng mới.Không chỉ là lựa chọn tất yếu để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, các ngành công nghiệp mới nổi còn là giải pháp để Việt Nam phát triển kinh tế bền vững, chất lượng cao.Theo nhà nghiên cứu, lợi thế của Trung Quốc về công nghệ, vốn và nhân tài trong lĩnh vực kinh tế xanh và kinh tế số có thể hình thành mối quan hệ bổ sung với nhu cầu thị trường của Việt Nam.Những năm qua, Trung Quốc và Việt Nam đã hợp tác xây dựng một số lượng lớn các dự án năng lượng sạch trong các lĩnh vực điện mặt trời, điện gió, điện rác, thủy điện..., cùng nhau phát triển năng lượng tái tạo và chia sẻ công nghệ xanh.Không chỉ giúp hai bên hưởng lợi từ sự hợp tác, điều này còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững toàn cầu.Hồi tháng 7/2022, nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội) do Trung Quốc và Việt Nam xây dựng đã khởi công tại bãi chôn lấp rác chính của Hà Nội.Bãi chôn lấp này gây ô nhiễm nghiêm trọng, người dân xung quanh có nhiều khiếu nại. Sau khi hoàn thành, nhà máy điện rác Sóc Sơn không chỉ cung cấp hơn 10% nguồn điện cho Hà Nội, mà còn xử lý 70% rác thải của Hà Nội mỗi ngày, cải thiện đáng kể môi trường xung quanh.Một ví dụ khác là dự án điện gió Gia Lai do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác xây dựng, sử dụng các tua-bin gió trên mặt đất công suất lớn, tháp cao tiên tiến, có công suất phát điện lớn và chiếm diện tích đất ít.So với các nhà máy điện chạy than có cùng quy mô, dự án giúp làm giảm lượng khí thải carbon dioxide khoảng 897.000 tấn mỗi năm, mang lại hiệu quả giảm phát thải đáng kể.Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đề cập đến việc livestream (phát trực tiếp) bán hàng trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang bùng nổ ở Trung Quốc và Việt Nam.Nhiều người trẻ Việt mong muốn khởi nghiệp đã đến Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Quảng Tây, để học hỏi một cách có hệ thống về vấn đề này, tích lũy kinh nghiệm về livestream và lượng người theo dõi.Trong số họ, nhiều người đã trở thành những người dẫn chương trình nổi tiếng trên mạng xã hội ở Việt Nam.
https://kevesko.vn/20241206/tuyen-bo-moi-cua-bo-ngoai-giao-trung-quoc-ve-quan-he-voi-viet-nam-33365691.html
https://kevesko.vn/20241106/tinh-van-nam-co-vi-tri-quan-trong-trong-tong-the-quan-he-viet---trung-32772942.html
https://kevesko.vn/20241013/viet-nam-kien-dinh-phat-trien-quan-he-voi-trung-quoc-32358599.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/292/18/2921875_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_fdb7dcb6e3c4323aea2228913ebbca28.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, trung quốc, chính trị, thế giới
việt nam, trung quốc, chính trị, thế giới
Việt Nam muốn học hỏi đầy đủ kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc
Nhà nghiên cứu Lôi Tiểu Hoa khẳng định, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang ở thời kỳ «tốt đẹp nhất trong lịch sử». Việt Nam có thể học hỏi “đầy đủ kinh nghiệm” phát triển của Trung Quốc.
Theo ông, tình hữu nghị Trung – Việt không dễ gì có được, vô cùng quý giá, không chỉ phải truyền từ đời này sang đời khác, mà còn phải tỏa sáng trong thời đại mới, soi sáng sự phát triển của quan hệ giữa hai nước láng giềng.
Quan hệ Việt – Trung đang “đẹp nhất lịch sử”
Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và “Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung”, nhà nghiên cứu Lôi Tiểu Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) đã chỉ ra một số vấn đề trong hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Ông Lôi Tiểu Hoa cho rằng, tình hữu nghị Việt – Trung được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước đích thân xây dựng, dày công vun đắp trong chặng đường lịch sử, được người dân hai nước ủng hộ nhiệt tình và tham gia rộng rãi.
![Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2024](https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/15/28867992_0:43:514:249_1920x0_80_0_0_92859bcd82c297da2404f8bc3dd7eae8.jpg)
6 Tháng Mười Hai 2024, 20:15
“Tình hữu nghị này vừa là tình đồng chí phấn đấu vì lý tưởng chung, vừa là tình anh em thân thiết”, - học giả nói tình hữu nghị hai nước không dễ có được, vô cùng quý giá, do đó hai nước không chỉ phải truyền từ đời này sang đời khác, mà còn phải làm sao để tình hữu nghị truyền thống tỏa sáng trong thời đại mới, soi sáng sự phát triển của quan hệ giữa hai nước.
Ông Lôi Tiểu Hoa bày tỏ, hiện lãnh đạo cấp cao hai nước đang duy trì trao đổi chặt chẽ, kết quả hợp tác cùng có lợi rất nổi bật; quan hệ hai nước đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử, biểu hiện nổi bật nhất là
quan hệ Trung – Việt đã bước vào thời đại mới xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai hai nước có ý nghĩa chiến lược, thực hiện mục tiêu chung “6 hơn” đi vào chiều sâu và thực chất.
Kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn
Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong số các quốc gia ASEAN.
Kim ngạch thương mại song phương vượt trên 200 tỷ USD trong 4 năm liên tiếp. Đánh giá về những lĩnh vực có tiềm năng hợp tác to lớn trong thời gian tới giữa hai nước, nhà nghiên cứu Lôi Tiểu Hoa cho rằng có hai lĩnh vực mà hai nước có tiềm năng hợp tác rất lớn.
Đầu tiên là kết nối, đẩy nhanh xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn xuyên biên giới Trung – Việt.
Việc xây dựng kết nối hai nước và sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại và đầu tư dọc theo tuyến đường có thể đẩy nhanh quá trình hình thành hành lang kinh tế mới dọc theo tuyến đường sắt.
Cuối năm ngoái, ngày 10/12/2024, Trung Quốc và Việt Nam đã ký hiệp định liên Chính phủ về dự án hợp tác đường sắt khổ tiêu chuẩn xuyên biên giới, nhất trí cùng xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
Hai trong ba tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc qua Quảng Tây.
![Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2024](https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/06/32772567_0:223:1666:889_1920x0_80_0_0_5519f4f4afa25491cf4fff6a127e49c6.jpg)
6 Tháng Mười Một 2024, 13:54
Chuyên gia khẳng định, những tuyến này sẽ giúp giảm chi phí hậu cần của doanh nghiệp, tăng cường sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp khu vực, thu hút nhiều doanh nghiệp hơn nữa đến đầu tư tại các khu công nghiệp dọc tuyến, sớm hình thành Hành lang kinh tế Hà Nội - Nam Ninh.
Ngoài ra, hai nước còn có lợi thế bổ sung và tiềm năng hợp tác rất lớn trong các ngành công nghiệp mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số và năng suất chất lượng mới.
Không chỉ là lựa chọn tất yếu để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, các ngành công nghiệp mới nổi còn là giải pháp để Việt Nam phát triển kinh tế bền vững, chất lượng cao.
Theo nhà nghiên cứu, lợi thế của Trung Quốc về công nghệ, vốn và nhân tài trong lĩnh vực kinh tế xanh và kinh tế số có thể hình thành mối quan hệ bổ sung với nhu cầu thị trường của Việt Nam.
Chuyên gia Lôi Tiểu Hoa dẫn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Việt Nam sẽ lấy việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIV làm mục tiêu, tiến tới kỷ nguyên phát triển mới, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong quá trình đó, sẽ học hỏi đầy đủ kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc”.
Những năm qua,
Trung Quốc và Việt Nam đã hợp tác xây dựng một số lượng lớn các dự án năng lượng sạch trong các lĩnh vực điện mặt trời, điện gió, điện rác, thủy điện..., cùng nhau phát triển năng lượng tái tạo và chia sẻ công nghệ xanh.
Không chỉ giúp hai bên hưởng lợi từ sự hợp tác, điều này còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững toàn cầu.
Hồi tháng 7/2022, nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội) do Trung Quốc và Việt Nam xây dựng đã khởi công tại bãi chôn lấp rác chính của Hà Nội.
Bãi chôn lấp này gây ô nhiễm nghiêm trọng, người dân xung quanh có nhiều khiếu nại. Sau khi hoàn thành, nhà máy điện rác Sóc Sơn không chỉ cung cấp hơn 10% nguồn điện cho Hà Nội, mà còn xử lý 70% rác thải của Hà Nội mỗi ngày, cải thiện đáng kể môi trường xung quanh.
“Đây là ví dụ thành công của sự hợp tác giữa hai nước trong quá trình phát triển kinh tế xanh, nâng cao đời sống nhân dân”, - học giả nhấn mạnh.
Một ví dụ khác là dự án điện gió Gia Lai do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác xây dựng, sử dụng các tua-bin gió trên mặt đất công suất lớn, tháp cao tiên tiến, có công suất phát điện lớn và chiếm diện tích đất ít.
So với các nhà máy điện chạy than có cùng quy mô, dự án giúp làm giảm lượng khí thải carbon dioxide khoảng 897.000 tấn mỗi năm, mang lại hiệu quả giảm phát thải đáng kể.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đề cập đến việc livestream (phát trực tiếp) bán hàng trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang bùng nổ ở Trung Quốc và Việt Nam.
![Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chụp ảnh chung. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2024](https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/0d/32359090_0:313:1733:1006_1920x0_80_0_0_fb6b869a769ee591b619014c759d8084.jpg)
13 Tháng Mười 2024, 19:22
Nhiều người trẻ Việt mong muốn khởi nghiệp đã đến Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Quảng Tây, để học hỏi một cách có hệ thống về vấn đề này, tích lũy kinh nghiệm về livestream và lượng người theo dõi.
Trong số họ, nhiều người đã trở thành những người dẫn chương trình nổi tiếng trên mạng xã hội ở Việt Nam.