Tổng kết năm 2017: Quân đội Trung Quốc ngày càng tích cực hành động ở nước ngoài

Năm 2017, lần đầu tiên trong thời hiện đại, trung tâm hậu cần ở Djibouti - căn cứ quân sự dài hạn của Trung Quốc ở nước ngoài đã chính thức hoạt động.
Sputnik

Hồi đầu năm,  lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành hoạt động tại điểm nóng bên ngoài lãnh thổ — trong khu vực được gọi là Hành lang Wakhan của Afghanistan. Tại sao Giải phóng quân lại tích cực hơn ở nước ngoài? Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin trả lời câu hỏi của Sputnik trong bình luận của ông.

Kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội Trung Quốc bằng lễ kéo cờ trên căn cứ Djibouti

Việc đưa vào sử dụng căn cứ lớn và trang bị đầy đủ ở Djibouti là bước đầu tiên trong việc phát triển sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ra nước ngoài. Rất có thể Trung Quốc sẽ mở rộng mạng lưới căn cứ ở nước ngoài và tăng cường sự hiện diện của quân đội và tàu chiến trên cơ sở luân phiên tại các nước thân thiện như Pakistan.

Các hoạt động bên ngoài lãnh thổ của quân đội Trung Quốc cho đến nay chỉ giới hạn chủ yếu là tham gia các cuộc tập trận quốc tế. Cùng với sự gia tăng cường độ các cuộc tập trận đó, đầu năm 2017 quân đội Trung Quốc bắt đầu tuần tra hành lang Wakhan của Afghanistan, khu vực dân cư thưa thớt nơi giáp ranh với Trung Quốc. Trong quá khứ khu vực này là nơi trú ẩn của những người ly khai Uighur, hầu như không được các nhà chức trách Afghanistan kiểm soát, vì vậy mong muốn của Trung Quốc thiết lập sự hiện diện quân sự tại đây có vẻ hợp logic.

Khi xây dựng căn cứ tại Djibouti, Trung Quốc có tính đến kinh nghiệm từ Iraq và Syria
Được biết rằng mỗi đội tuần tra Trung Quốc có một sĩ quan Afghanistan tháp tùng. Các hoạt động được tiến hành trong khuôn khổ thỏa thuận giữa các Bộ tổng chỉ huy Trung Quốc, Pakistan, Tajikistan, Afghanistan, đã ký kết năm 2016. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đang gia tăng lo ngại về tình hình ở Afghanistan, nơi mà sau thất bại ở Iraq, Syria, một bộ phận chiến binh IS đã chuyển về đây. Bắc Kinh dự định đóng góp vào cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, kể cả sử dụng tiềm năng ngày càng tăng cường của PLA.

Có khả năng là vào năm 2018, chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng mức độ tham gia quân sự của Trung Quốc vào tình hình Afghanistan, mặc dù vẫn khó đoán là tham gia trong hình thức nào. Cần lưu ý rằng năm 2017 Trung Quốc đã đưa ra các dự án quy mô lớn thành lập các công ty quân sự tư nhân lớn để thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn cho công dân Trung Quốc và các tổ chức kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài.

Trò chơi mới ở Trung Đông: Trung Quốc đe dọa NATO
Mùa hè năm 2017, trong khủng hoảng quan hệ với Ấn Độ, quân đội Trung Quốc đã tham gia chiến dịch lớn nhất trong nhiều thập kỷ — đối đầu trên cao nguyên biên giới Trung-Bhutan. May mắn thay, cuộc khủng hoảng cực kỳ nguy hiểm cho cả Trung Quốc và Ấn Độ đã được khắc phục mà không dẫn đến thương vong.

Cũng như trước đây, việc xây dựng quân đội Trung Quốc đã diễn ra trong điều kiện hợp tác chặt chẽ với Nga. Nga tiếp tục thực hiện các hợp đồng hiện có với Trung Quốc trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Đặc biệt, trong năm 2017, 10 máy bay chiến đấu Su-35S đã được bàn giao, công việc chuẩn bị chuyển giao các tổ hợp S-400 đang được tiến hành. Trong chuyến thăm Nga của Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trương Hựu Hiệp đã ký kết  thỏa thuận quan trọng mới trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật. Thượng tướng Trương Hựu Hiệp cũng đã có cuộc gặp riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, chi tiết cụ thể vẫn chưa được công bố. Các cuộc tập trận chung Nga-Trung ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Trong năm 2017, các cuộc thao diễn hải quân chung đầu tiên đã được tiến hành ở Baltic, chương trình đào tạo chuyên sâu cũng được lên kế hoạch cho năm 2018.

Thảo luận