Uẩn khúc trong vụ án tham ô của Trịnh Xuân Thanh

PVC chỉ sở hữu 28% vốn điều lệ PVP Land. Dù là cổ đông lớn nhất đi nữa, thì theo luật, PVC và người đại diện vốn của tổng công ty này tại PVP Land khó toàn quyền quyết định các vấn đề tại công ty liên kết (PVP Land). Vậy, vai trò của các cổ đông khác ở đâu khi PVP Land chuyển nhượng 12,12 triệu cổ phần Công ty Xuyên Thái Bình Dương dưới giá trị?
Sputnik

Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa hoàn tất cáo trạng số 12/CTr-VKSTC-V3, truy tố Trịnh Xuân Thanh cùng 7 đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản tại CTCP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land, nay là CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt).

Vì sao chỉ có Trịnh Xuân Thanh phải chịu hình phạt nghiêm khắc?

Vụ án xoay quanh thương vụ chuyển nhượng dự án Nam Đàn Plaza (trên đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội), mà hình thức là việc chuyển nhượng cổ phần Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương (Công ty Xuyên Thái Bình Dương)  - chủ đầu tư của dự án.

Theo đó, ngày 27/03/2010, Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập đã thống nhất ký Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu cho Lê Hòa Bình — Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng và Dịch vụ 1/5 với giá là 20.756,34 đồng/cổ phần, tương đương 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza.

Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, Lê Hòa Bình đã tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty Xuyên Thái Bình Dương.

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với các cổ đông Công ty TNHH Nam Hà Thành; Công ty CP Bất động sản Bưu chính Viễn thông Việt Nam; CTCP Đầu tư Vietsan và ông Nguyễn Minh Quý được ký theo giá như thỏa thuận tại Hợp đồng đặt cọc (52 triệu đồng/m2).

Không chỉ Trịnh Xuân Thanh, nhiều ông chủ của dự án Nam Đàn Plaza cũng 'ngã ngựa'
Riêng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 66/2010/PVPL-MN ngày 2/4/2010 của PVP Land do Nguyễn Ngọc Sinh — Tổng Giám đốc ký chuyển nhương 12,12 triệu cổ phần thể hiện giá chuyển nhượng chỉ là 13.578 đồng/cổ phần (tương đương 34 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza); tổng giá trị hợp đồng là 191,972 tỷ đồng. Như vậy, so với giá đã được thỏa thuận trong Hợp đồng đặt cọc thì tổng giá trị hợp đồng giảm hơn 87 tỷ đồng.

Kết quả điều tra về việc ký hợp đồng chuyển nhượng thấp hơp giá trị, đã xác định được các bị can Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng, Thái Kiều Hương, Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh, Đặng Sỹ Hùng, Huỳnh Nguyễn Quốc Duy đã có sự móc nối, chỉ đạo, thông đồng với các bị can Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Thoa để thực hiện việc ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 66/2010/PVPL-MN với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trị thực tế đã đặt cọc 52 triệu đồng/m2 với số tiền hơn 87 tỷ đồng để lấy tiền chênh lệch, chia nhau chiếm đoạt.

Trong đó, bị can Trịnh Xuân Thanh đã chiếm đoạt 14 tỷ đồng; bị can Đinh Mạnh Thắng đã chiếm đoạt 05 tỷ đồng; bị can Đào Duy Phong đã chiếm đoạt 08 tỷ đồng; bị can Nguyễn Ngọc Sinh chiếm đoạt 02 tỷ đồng; bị can Đặng Sỹ Hùng đã chiếm đoạt 20 tỷ đồng. Tổng cộng các bị can đã chiếm đoạt 49 tỷ đồng trong tổng số hơn 87 tỷ đồng.

Rồi sẽ còn ai tiếp tục đào tẩu như Vũ ‘nhôm’, như Trịnh Xuân Thanh, nếu…
Cơ quan công tố xác định, toàn bộ 12,12 triệu cổ phần mà PVP Land sở hữu tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương thuộc vốn góp của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (viết tắt: PVC) là doanh nghiệp Nhà nước có 87,87% vốn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT và Đào Duy Phong — Chủ tịch HĐQT PVP Land, Nguyễn Ngọc Sinh — Tổng Giám đốc PVP Land là người đại diện vốn góp của PVC tại PVP Land. Do vậy, số cổ phần này thuộc tài sản của Nhà nước giao cho các bị can Trịnh Xuân Thanh, Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh là những người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp quản lý, nhưng các bị can đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần với giá thấp hơn giá trị thực tế để rút ra nhằm chiếm đoạt hơn 87 tỷ đồng và thực tế đã chiếm đoạt được 49 tỷ đồng. Do đó, hành vi chiếm đoạt của các bị can Trịnh Xuân Thanh, Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh, Đặng Sỹ Hùng, Đinh Mạnh Thắng, Thái Kiều Hương, Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Thoa, Huỳnh Nguyễn Quốc Duy đã đủ căn cứ cấu thành tội "Tham ô tài sản" theo quy định tại điều 278 BLHS.

"Trong hành vi phạm tội này, Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định việc cho chuyển nhượng 12.120.000 cổ phần và chỉ đạo Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh thực hiện", cáo trạng nêu rõ.

Nội dung cáo trạng dài 20 trang chỉ có duy nhất một lần đề cập đến ông Đinh La Thăng — người vẫn được công chúng liên hệ đến rất nhiều khi bàn về các sai phạm của Trịnh Xuân Thanh.

"Do PVP Land là cổ đông đang sở hữu 50,5% cổ phần của Công ty Xuyên Thái Bình Dương phải được PVC đồng ý cho chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông theo Hợp đồng đặt cọc mới thực hiện được nên Thái Kiều Hương đã gặp Đinh Mạnh Thắng — Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (PVSD) — em trai ông Đinh La Thăng — Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là người có thể tác động đến Trịnh Xuân Thanh — Chủ tịch HĐQT PVC để nhờ Đinh Mạnh Thắng liên hệ xin gặp Trịnh Xuân Thanh, đặt vấn đề với Thanh cho phép PVP Land chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương", trích trang số 4 của cáo trạng.

PVC chỉ sở hữu 28% PVP Land, Trịnh Xuân Thanh có thể "một tay che trời" vụ Nam Đàn Plaza?

Trịnh Xuân Thanh có thể đối diện án tử hình?
Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định việc cho chuyển nhượng 12,12 triệu cổ phần Công ty Xuyên Thái Bình Dương thuộc sở hữu của PVP Land. Quyền lực của Thanh, trước hết thể hiện qua quyền cổ đông của PVC tại PVP Land.

Ngay đầu cáo trạng, cơ quan công tố đã nêu rõ: "PVP Land được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 4/10/2007; theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ ba ngày 28/01/2010, PVP Land có vốn điều lệ 500 tỷ đồng tương đương 50.000.000 cổ phần; có 4 cổ đông sáng lập, trong đó Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) do Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT, Vũ Đức Thuận là Tổng Giám đốc (là doanh nghiệp Nhà nước có 87,87% vốn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) nắm 14.000.000 cổ phần, sở hữu 28% vốn điều lệ của PVP Land. Ngày 11/01/2010, Trịnh Xuân Thanh — Chủ tịch HĐQT của PVC ký Quyết định số 51/QĐ-XLDK cử Đào Duy Phong — Chủ tịch HĐQT PVP Land và Nguyễn Ngọc Sinh — Tổng Giám đốc PVP Land là người đại diện phần vốn góp của PVC tại PVP Land. Theo Quy chế về người đại diện phần vốn của PVC tại các doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Quyết định số 402/QĐ-XLDK ngày 21/11/2008 và theo Quy chế về việc quản lý phần vốn của PVC đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Quyết định số 147 ngày 17/4/2008; đối với việc chuyển nhượng cổ phần, thoái vốn của PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương thì Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh là người đại diện phần vốn của PVC tại PVP Land bắt buộc phải báo cáo xin ý kiến chấp thuận của Trịnh Xuân Thanh — Chủ tịch HĐQT PVC và là người có quyền quyết định trong việc cho phép chuyển nhượng số cổ phần này".

Trịnh Xuân Thanh và thuộc cấp đã bán rẻ dự án Nam Đàn Plaza?
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là PVC chỉ sở hữu 28% vốn điều lệ PVP Land. Dù là cổ đông lớn nhất đi chăng nữa, thì theo luật định, PVC và người đại diện vốn của tổng công ty này tại PVP Land sẽ khó có thể toàn quyền quyết định các vấn đề tại công ty liên kết (PVP Land).

Vậy, vai trò của các cổ đông khác ở đâu khi PVP Land chuyển nhượng 12,12 triệu cổ phần Công ty Xuyên Thái Bình Dương dưới giá trị. Người đại diện vốn của các cổ đông này trong ban quản trị và ban điều hành PVP Land liệu có biết và đã phản ứng ra sao trước hành vi trục lợi của nhóm lợi ích Trịnh Xuân Thanh (?!). Nhắc lại là về mặt hình thức, PVC chỉ sở hữu 28% cổ phần PVP Land. 72% sở hữu còn lại và quyền cổ đông tương ứng với nó đã được ứng xử thế nào…

Danh sách cổ đông cập nhật tại ngày 03/02/2010 của PVP Land cho thấy, bên cạnh PVC thì pháp nhân này còn 03 cổ đông sáng lập khác, gồm: CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (Sudico), với tỷ lệ sở hữu là 5%, đại diện bởi ông Trần Đình Trụ; Tổng công ty Phong Phú, với tỷ lệ sở hữu 10%, đại diện bởi ông Trần Quang Nghị; Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), với tỷ lệ sở hữu 10%, đại diện bởi ông Đinh Đức Thịnh.

Tổng quy mô sở hữu của 3 cổ đông sáng lập này tại PVP Land là 12,5 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 25% — không khác biệt quá xa so với tỷ lệ sở hữu 28% của PVC.

Thực tế, trong khi PVC có 02 người đại diện vốn tham gia HĐQT PVP Land, là Đào Duy Phong (Chủ tịch HĐQT) và Nguyễn Ngọc Sinh (Phó Chủ tịch HĐQT), thì người đại diện vốn của Sudico, Phong Phú và PVFC cũng tham gia làm Ủy viên HĐQT PVP Land, lần lượt là: Trần Đình Trụ; Trần Quang Nghị; Đinh Đức Thịnh. Không rõ 3 Ủy viên HĐQT này có được biết về thương vụ chuyển nhượng 12,12 triệu cổ phần Công ty Xuyên Thái Bình Dương và những bất cập của nó.

Em trai Đinh La Thăng chuyển vali tiền 14 tỷ cho Trịnh Xuân Thanh như thế nào?
Bên cạnh 4 đại cổ đông và cũng là những cổ đông sáng lập vừa nêu, cập nhật tại ngày 03/02/2010, PVP Land còn 2.183 cổ đông khác (9 tổ chức, 2.174 cá nhân), chia nhau nắm giữ 47% cổ phần còn lại.

Ít người biết rằng, tuy được xem là cổ đông sáng lập của PVP Land nhưng mãi gần ba năm sau ngày thành lâp PVP Land, PVC mới tham gia nắm giữ cổ phần.

Toàn bộ 14 triệu cổ phần PVP Land mà PVC sở hữu, trước đó, đứng tên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power). Và đây cũng là lý do chính cho cái tên "CTCP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam" của PVP Land.

Trong một động thái được giải thích là phục vụ cho chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ngày 27/10/2009 Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có Nghị quyết số 3373/NQ-DKVN thông qua về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của PV Power tại PVP Land cho PVC.

Việc chuyển nhượng đã diễn ra vào ngày 06/01/2010. Đến ngày 28/01/2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ ba cho PVP Land, chính thức ghi nhận PVC là cổ đông sáng lập, sở hữu 28% vốn điều lệ (14 triệu cổ phần) PVP Land.

Số phận Nam Đàn Plaza theo đó cũng được quyết định nhanh chóng…

Theo: Viettimes

Thảo luận