Em trai Đinh La Thăng chuyển vali tiền 14 tỷ cho Trịnh Xuân Thanh như thế nào?

© Ảnh : Người đưa tinĐinh Mạnh Thắng – em trai ông Đinh La Thăng
Đinh Mạnh Thắng – em trai ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thái Kiều Hương nhờ Đinh Mạnh Thắng chuyển vali chứa 14 tỷ đồng cho Trịnh Xuân Thanh. Do không có nhà, ông Thắng đã hướng dẫn Hương chuyển tiền cho vợ mình.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh "vẫn chưa muốn lật bài"
Cơ quan cảnh sát điều tra (C46 — Bộ Công an) vừa đề nghị truy tố Trịnh Xuân Thanh cùng em trai ông Đinh La Thăng là Đinh Mạnh Thắng, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Dầu khí Sông Đà, về tội Tham ô tài sản.

Theo điều tra, Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu. Còn Đinh Mạnh Thắng là người giúp sức. Cuộc thông đồng bán cổ phần của Công ty bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land — đơn vị do PVC quản lý) dưới giá thỏa thuận diễn ra thế nào?

Cuộc thỏa thuận chớp nhoáng

Đầu năm 2010, Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty 1/5) tìm cách mua bằng được dự án Nam Đàn Plaza để đền bù căn hộ cho khách hàng bị ông này chiếm đoạt tài sản thông qua việc huy động vốn đầu tư dự án Thanh Hà Cienco5.

Để thuyết phục PVP Land — đơn vị nắm giữ 50,5% vốn dự án Nam Đàn Plaza — thoái vốn, Bình đã nhờ người quen môi giới. Tháng 3/2010, Lê Hòa Bình cùng đại diện 5 cổ đông góp vốn vào Nam Đàn Plaza ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng cổ phần dự án với giá tương đương 52 triệu đồng/m2 đất.

Lúc đó, Thái Kiều Hương, Phó tổng giám đốc Công ty Vietsan, đã nhờ ông Đinh Mạnh Thắng (em trai Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Đinh La Thăng) kết nối cho gặp Trịnh Xuân Thanh tại một nhà hàng ở Hà Nội.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Ai "hại đời" ông Đinh La Thăng tại Nhà máy Nhiệt điện nghìn tỉ?
Sau đó, ông Thanh đồng ý cho PVP Land thoái vốn. Theo bàn bạc, cổ phần của PVP Land tại dự án Nam Đàn Plaza được chuyển nhượng thông qua trung gian với giá thấp hơn thực tế (chỉ 34 triệu đồng/m2). Trịnh Xuân Thanh ký vào nghị quyết HĐQT đồng ý việc thoái vốn có giá bán thấp hơn mức chung để cùng đồng phạm chiếm đoạt tiền chênh lệch khoảng 49 tỷ.

Chuyển 14 tỷ cho Trịnh Xuân Thanh

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Ai bao che cho ông Đinh La Thăng?
Ngày 29/3/2010, Thái Kiều Hương trả công cho Đinh Mạnh Thắng 5 tỷ đồng tiền công môi giới, tác động Trịnh Xuân Thanh chấp nhận việc bán lại cổ phần.

Khoảng một tuần sau, Hương nhờ ông Thắng chuyển vali chứa 14 tỷ đồng tiền chênh lệch giá cho Trịnh Xuân Thanh. Không có nhà, Đinh Mạnh Thắng đã hướng dẫn Hương chuyển tiền cho vợ. Và khoản tiền trên Thắng đã nhờ người đưa đến tay Trịnh Xuân Thanh.

Khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án Lê Hòa Bình lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ông Thắng đã trả lại cho Hương 5 tỷ đồng. Lúc này, Trịnh Xuân Thanh cũng trả lại vali tiền để Thắng đưa cho Hương.

Theo cơ quan điều tra, việc Thanh hoàn trả 14 tỷ diễn ra sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Do tội phạm đã hoàn thành nên PVP Land vẫn bị chiếm đoạt số tiền này. Hành vi của Đinh Mạnh Thắng phạm tội Tham ô tài sản với vai trò giúp sức.

Ngày 15/3, trong quá trình xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà — Cienco 5 Land liên quan đến Lê Hòa Bình, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh về hành vi Tham ô tài sản

Đầu tháng 12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt ông Đinh Mạnh Thắng (55 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà) về cùng tội danh.

Đường thăng tiến của ông Thắng

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Cuộc điện thoại “bí mật” hé lộ bản chất của ông Đinh La Thăng
Ông Đinh Mạnh Thắng sinh năm 1962 tại Hà Nội, từng tốt nghiệp kỹ sư xây dựng và thạc sỹ quản trị kinh doanh.

Ông Thắng nguyên là Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà, doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Sông Đà. Đây cũng là những doanh nghiệp Nhà nước mà ông Đinh La Thăng từng làm lãnh đạo. 

Trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (SDP), ông Thắng từng có thời gian dài công tác tại các đơn vị thuộc Sông Đà.

Cụ thể, sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành xây dựng, năm 1983 ông Thắng bắt đầu công tác tại Xí nghiệp Bê tông nghiền sàng thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà.

Khoảng 4 năm sau, năm 1987, ông chuyển sang làm cán bộ Phòng Vật tư tiêu thụ — Công ty cung ứng vật tư Sông Đà. Ông công tác tại vị trí này trong suốt 13 năm trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Xí nghiệp Sông Đà 12.6 vào năm 2001.

Nguồn: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала