Ông Đinh La Thăng "gây sức ép ghê gớm" xuống cấp dưới?

Chiều ngày 8/1, HĐXX tiếp tục phiên xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Sputnik

Sáng 8/1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm.

'PVC như con tàu đắm, ai vớt được gì thì vớt'

Trước khi VKS công bố cáo trạng, luật sư Nguyễn Văn Chiến (1 trong 6 luật sư bảo vệ bị cáo Nguyễn Quốc Khánh) đề nghị tòa cách ly các bị cáo và nhân chứng có lời khai đối lập khi xét hỏi.

Trong phần cáo trạng, đại diện Viện kiểm sát đã nêu rõ hành vi phạm tội của các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm.

Sau buổi sáng làm việc, các bị cáo được che ô kín mặt đưa vào phòng chờ xử. Chiều nay, phiên tòa tiếp tục diễn ra từ 13h30 đến 18h.

17h20: HĐXX tuyên bố tạm nghỉ phiên tòa. Sáng mai 9/1 tiếp tục phiên tòa từ lúc 8h sáng

16h40: HĐXX hỏi bị cáo Vũ Hồng Chương, nguyên Trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2.

Bị cáo Chương khai, thời điểm đó, bị cáo nghe phong thanh hợp đồng đó chưa đủ điều kiện thực hiện. Ban quản lý dự án là cầu nối giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Bị cáo "chết" là vì có làm công văn đề nghị tạm ứng tiền. Sau đó, ở thời điểm chuyển giao chủ đầu tư, bị cáo biết, hợp đồng có vấn đề lớn. 

Cách ly ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh
Để tránh rủi ro cho chủ đầu tư, bị cáo đã ba lần gửi công văn báo cáo rõ tình trạng hợp đồng 33 đề nghị Tập đoàn xem xét, có ý kiến nhưng không ai trả lời. Bị cáo gửi một báo cáo cho PVPower và có chuyển PVN để báo cáo, có hai công văn bị cáo gửi trực tiếp cho Ban TGĐ và HĐTV PVN.

Sau khi chuyển tiền đợt đầu tiên cho Ban quản lý dự án, Tập đoàn PVN có gửi một công văn hỏa tốc đề nghị Ban quản lý dự án chuyển ngay tiền cho PVC trong ngày (do ông Nguyễn Xuân Sơn ký, đóng dấu hỏa tốc).

Ngay sau đó, HĐXX hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn về việc này. Bị cáo Sơn cho biết, có công văn ông Chương gửi lên bị cáo. Khi đọc các công văn đó, bị cáo thấy việc đàm phán tỷ lệ tạm ứng chưa đi đến thống nhất. Bị cáo thấy Tập đoàn đã có ý kiến chỉ đạo việc chuyển tiền theo hợp đồng nên bị cáo chuyển tiền.

Sau đó, bị cáo có công văn hướng dẫn rõ việc kiểm tra, giám sát. Bị cáo Sơn cũng khai việc ký công văn hỏa tốc này thực hiện theo Chủ tịch Tập đoàn là phải thực hiện nay. Vì vậy, bị cáo mới cấp tiền cho Ban quản lý và yêu cầu chuyển tiền ngay cho PVC để khỏi lệch nhau về tỉ giá.

Lịch sử Việt Nam: Lần đầu tiên một cựu Ủy viên Bộ Chính trị ra toà
Bị cáo Chương sau đó đề nghị Tòa kiểm tra lại các công văn bị cáo đã gửi.

"Bị cáo nhận thức hợp đồng 33 là sai, kể cả điều khoản tạm ứng", bị cáo Chương khẳng định và cho biết, thời điểm đó bị cáo chưa nhận được toàn bộ hồ sơ hợp đồng, chỉ rà soát trên hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được toàn bộ hồ sơ pháp lý bị cáo đã báo cáo đề nghị thanh lý hợp đồng.

Ông Chương sau đó đã khá gay gắt khi khai tại tòa.

"Bị cáo chịu sức ép từ lãnh đạo Tập đoàn, cụ thể là các công văn của anh Sơn. Sau đó, lại nhận được công văn yêu cầu phải chuyển tiền trong ngày", bị cáo Chương nói.

HĐXX đã mời ông Phùng Đình Thực, nguyên TGĐ PVN. Ông Thực khai các công văn nhận được theo quy định của Tập đoàn văn phòng có thể chuyển thẳng đến các Phó TGĐ phụ trách lĩnh vực để xử lý.

HĐXX hỏi thêm về hai công văn bị cáo Chương trực tiếp gửi PVN. Bị cáo Chương cho hay, đã làm hết trách nhiệm của mình nhưng cũng không thể làm trái được lãnh đạo Tập đoàn.

"Cụ thể là ai?", Thẩm phán Trương Việt Toàn ngắt lời. 

"Cụ thể là anh Đinh La Thăng", bị cáo Chương đáp và khai thêm: "Tôi phải chịu sức ép ghê gớm quá, ai lại yêu cầu chuyển tiền ngay trong ngày. Tôi là đơn vị cấp dưới, hạch toán phụ thuộc nên phải nghe lệnh của cấp trên".

HĐXX mời bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó TGĐ PVN

Theo bị cáo Sơn, chỉ đạo PVC đẩy nhanh tiến độ do ông Đinh La Thăng chỉ đạo.

"Hợp đồng 33 và Hợp đồng chuyển đổi tại sao lại tạm ứng?", HĐXX hỏi. 

Bị cáo Sơn trả lời: Mới về PVN nhận nhiệm vụ Phó tổng tử 2011, quá trình ký kết chuyển giao bị cáo không được tham dự, chỉ đạo, lập dự án cũng như chuyển đổi hợp đồng về tập đoàn.

Bị cáo cho biết thêm, công trình Thái Bình 2 thực hiện theo cơ chế đặc thù, cần đẩy nhanh tiến độ, cần phải tạm ứng cho nhà thầu đủ số tiền tạm ứng. Việc chỉ đạo chuyển tiền cho tổng thầu PVC là theo chức trách nhiệm vụ của ban quản lý đã được Tập đoàn phân công theo quy chế của tập đoàn. Tại thời điểm đó bị cáo Sơn có nhận thức được Hợp đồng 33 không đủ điều kiện để thực hiện.

"Bị cáo thấy mình có trách nhiệm trong việc quản lý tài chính của Tập đoàn. Tập đoàn có quy chế quản lý giám sát rất rõ. Quá tình thực hiện bị cáo có văn bản 4522 ngày 22/5 đề xuất thực hiện việc tạm ứng cho nhà thầu theo đúng mục đích, kiểm tra để tránh thất thoát, ảnh hưởng đến tài chính của dự án. 

Có 2 vấn đề bị cáo xin trình bày, việc chuyển tiền có 2 quy trình. Có 2 quyết định nhưng tiền chuyển 4 lần, bị cáo nghĩ Hợp đồng thực hiện theo quy chế hoàn chỉnh. Việc chuyển tiền của bị cáo từ từ tài khoản này ra tài khoản kia của tập đoàn không phải chuyển ra ngoài tập đoàn".

HĐXX đặt câu hỏi: Theo bị cáo nhận thức Hợp đồng 33 và 4194 có vấn đề không?

Bị cáo Sơn trả lời: Lúc bị cáo thực hiện chuyển tiền tạm ứng thì không thấy có vấn đề. Sau này làm việc với kiểm sát viên thì bị cáo được biết thì bị cáo mới biết nó có vi phạm nhất định. Về vai trò của bị cáo Thăng trong việc này, bị cáo Sơn cho hay, đơn vị kinh doanh nào người đứng đầu cũng có. 

HĐXX hỏi vì bị cáo khai đây là mệnh lệnh bị cáo phải thực hiện, tức bị cáo nhận thức được mệnh lệnh này có vấn đề? Bị cáo Sơn nêu: Nếu bị cáo nhận thấy hợp đồng có vấn đề thì chắc chắn bị cáo không thực hiện.

Theo: Trí Thức Trẻ

Thảo luận