Lịch sử Việt Nam: Lần đầu tiên một cựu Ủy viên Bộ Chính trị ra toà

© REUTERS / KhamÔng Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm nay (8/1), TAND TP Hà Nội khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)" gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng.

Phiên tòa xét xử 22 bị cáo, trong đó có 12 bị cáo bị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng", 8 bị cáo bị truy tố tội "Tham ô tài sản" và 2 bị cáo bị truy tố đồng thời 2 tội danh trên.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Làm gì để dân tin?

Ông Đinh La Thăng — cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch HĐTV PVN (giai đoạn 2009 — 2011) bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Khung hình phạt ông Thăng phải đối mặt từ 10 năm đến 20 năm tù.

Đồng phạm của ông Đinh La Thăng là Trịnh Xuân Thanh, ngoài tội danh nêu trên còn bị truy tố thêm tội "Tham ô tài sản". Khung hình phạt ông Thanh phải đối mặt từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Phiên tòa dự kiến kéo dài đến 21/1, Hội đồng xét xử phiên tòa gồm 5 người: 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.

Do tính chất nghiêm trọng của vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội còn bố trí thêm một thẩm phán dự khuyết, hai hội thẩm nhân dân dự khuyết tham dự phiên tòa.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh: Khi thuyền cùng lật và tội lỗi bị hé lộ
Ba kiểm sát viên gồm: Đào Thịnh Cường (Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội), Nguyễn Minh Đồng (Kiểm sát viên cao cấp), Nguyễn Mạnh Thường (Kiểm sát viên cao cấp) thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội còn bố trí hai kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, khi lần đầu tiên một cựu Ủy viên Bộ Chính trị bị truy tố và đưa ra xét xử.

Trước đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (7/5/2017) đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị với ông Đinh La Thăng (cựu Bí thư Thành uỷ TP. HCM).

Theo báo cáo trình Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ngày 27/4), Ban thường vụ Đảng ủy PVN giai đoạn 2009 — 2015 thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tổ chức đảng, đảng viên dẫn đến nhiều khoản đầu tư của Tập đoàn bị tổn thất, khó thu hồi với tổng số tiền rất lớn.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Cú "sa bút" của ông Đinh La Thăng ở dự án Nhiệt điện Thái Bình 2
Theo đó, cơ quan kiểm tra kết luận Ban thường vụ Đảng uỷ PVN giai đoạn nêu trên và một số cá nhân liên quan, trong đó có ông Đinh La Thăng có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng.

Như đã đề cập, trong vụ thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng khi đó là chủ tịch HĐQT PVN đã có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVN thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PV Power ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Sau đó, ông Thăng đã chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.

Đối với bị can Trịnh Xuân Thanh, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thanh đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng;

Đồng thời chỉ đạo sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số hơn 119 tỷ đồng.

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Cái gì lật ông Đinh La Thăng: công việc hay tham vọng?
Ông Đinh La Thăng năm nay 58 tuổi, có học vị tiến sĩ, quê Nam Định. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khoá X, XI, XII; đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII. Ông được bầu vào Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương khoá XII hồi tháng 1/2016. Đầu tháng 2/2016, ông được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy TP. HCM.

Hơn một năm trên cương vị Bí thư TP. HCM, ông Đinh La Thăng được biết đến với những phát ngôn mạnh mẽ và hành động quyết liệt, như lập đường dây nóng nghe bức xúc của người dân, doanh nghiệp; yêu cầu Công an TP. HCM mở chiến dịch trấn áp tội phạm; giải quyết tại chỗ những vấn đề nóng ở địa phương…

Ông cũng kêu gọi người dân "không chấp nhận thành phố tụt hậu như một định mệnh" mà phải giành lại ngôi vị "Hòn ngọc viễn Đông".

Trước đó, ông Thăng từng có 20 năm công tác tại Tổng công ty Sông Đà; 3 năm làm Phó bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Giai đoạn 2006 — 2011, ông Thăng làm Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN rồi Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN.

Từ năm 2011 đến tháng 2/2016, ông làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Theo: VietnamFinace

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала