Phải triệu tập bằng được ông Trần Bắc Hà!

Đó là yêu cầu của đại diện VKS TP.HCM trong phần thủ tục tại phiên xử đại án Phạm Công Danh và Trầm Bê cùng các đồng phạm.
Sputnik

Ngày 8-1, TAND TP.HCM xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm cùng bị truy tố về tội cố ý làm trái theo khoản 3, điều 165, BLHS có mức hình phạt từ 10 đến 20 năm tù. Cuối ngày xử xong phần thủ tục, chủ tọa thông báo phiên xử sẽ kéo dài trong một tháng và có thể làm việc cả thứ bảy và chủ nhật.

Phiên xử đại án Phạm Công Danh và Trầm Bê: Gay cấn từ những phút đầu tiên

Về việc các luật sư vừa tham gia vụ án này và vụ án ông Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội thì TAND TP.HCM và TAND TP.Hà Nội đã có kế hoạch phối hợp đảm bảo công tác bào chữa bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo.

Đáng chú ý là việc trước khi kết thúc phần thủ tục thẩm vấn lý lịch bị cáo và sự có mặt vắng mặt của các người liên quan, VKS có ý kiến. Theo đó, đại diện VKS TP. HCM giữ quyền công tố yêu cầu HĐXX phải triệu tập các ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, viết tắt là BIDV), Đoàn Ánh Sáng và nhiều người khác để phục vụ công tác xét hỏi, tranh luận tại tòa.

Dù trước đó, chủ toạ những người liên quan và nhân chứng vắng tương đối nhiều xong xét họ đều có lời khai tại CQĐT trước đó nên thấy không ảnh hưởng đến việc xét xử. Ông Trần Bắc Hà cũng nằm trong danh sách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi chủ tọa xướng tên thì vắng mặt và không cử người đại diện đến tòa.

"Bí mật động trời" của ông Trầm Bê trong thương vụ cho vay 1.800 tỉ đồng!
Trong đại án này, ông Hà đã có hành vi ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Phân Ban Quản lý rủi ro, trên cơ sở các thành viên Ban này đồng ý về chủ trương cho 12 Công ty của ông Danh vay mua vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà (số tiền tối đa 4.700 tỉ đồng/12 Công ty). Sau đó ủy quyền cho 4 chi nhánh Gia Định, Bến Thành, Sở Giao dịch 2 và Nam Sài Gòn thực hiện việc cho vay và thu nợ.

Theo cơ quan điều tra, ông Hà và các thành viên Phân Ban Quản lý rủi ro BIDV đã đồng ý chủ trương, nhưng không cho ông Danh vay và không biết 12 Công ty này do ông Danh thành lập. Hiện BIDV đã thanh lý các hợp đồng nói trên và thu hồi vốn, lãi 4.700 tỉ đồng. Ông Danh sử dụng tiền vay của BIDV vào mục đích riêng, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.550 tỉ đồng.

Có 3 cán bộ của BIDV là bị cáo trong vụ án là ông Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo (là lãnh đạo và cán bộ BIDV Chi nhánh Gia Định) bị cho là đã cố ý làm trái quy định, giúp sức cho ông ông Danh.

Qua điều tra, chưa thấy tài liệu, chứng cứ, lời khai nào thể hiện ông Hà và các thành viên hưởng lợi từ việc cho 12 Công ty của ông Danh vay. Vì vậy không đủ căn cứ xác định ông Hà và các thành viên Phân Ban của BIDV đồng phạm với ông Danh về tội cố ý làm trái nên CQĐT không đủ căn cứ xử lý hình sự. 

Nguồn: PLO

Thảo luận