Sự kiện quan trọng trong lịch sử ngành quốc hội sẽ diễn ra tại Việt Nam

Từ 18 đến 21 tháng 1, tại Hà Nội sẽ diễn ra phiên họp thứ 26 của Diễn đàn Nghị viện Châu Á - Thái Bình Dương (CÁ-TBD).
Sputnik

Tổ chức này được thành lập vào năm 1993 theo sáng kiến ​​của cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone, đoàn kết vào thời điểm đó các nghị sĩ của 27 nước châu Á và châu Mỹ, — nhà phân tích Piotr Stvetov của Sputnik viết.

Điều gì chờ đợi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tại St. Petersburg?
Quốc hội Việt Nam, nước chủ nhà, đã đề xuất chủ đề của cuộc gặp là "Hợp tác nghị viện vì hòa bình, đổi mới và phát triển bền vững". Không ai nghi ngờ diễn đàn tại hà Nội này sẽ được tổ chức chu đáo như hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng hồi tháng 11 năm ngoái. Cả hai tổ chức (APEC và APPF) có cùng thành phần địa lý, danh sách của các quốc gia hầu như tương đương. APEC tập trung hàng đầu vào hợp tác kinh tế còn APPF chú trọng sự tương tác giữa các cơ quan lập pháp. Trong những năm gần đây, vai trò của các nghị viện gia tăng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sự đóng góp vào các giải pháp chính trị và kinh tế trở nên đáng chú ý hơn. Vì vậy, cộng đồng chuyên gia quốc tế tỏ ra quan hệ thực sự tới phiên họp của APPF tại Hà Nội. Giải pháp cho nhiều vấn đề khu vực — tranh chấp biên giới, buôn bán ma túy, khủng bố xuyên biên giới, ô nhiễm môi trường, thiên tai… đòi hỏi cách tiếp cận chung từ phía các nghị sĩ.

Phái đoàn Nga sẽ có mặt ở Hà Nội cùng với các đại diện cấp cao. Do Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Galina Karelova dẫn đầu. Đoàn sẽ tham dự phiên họp với dự thảo năm nghị quyết về các vấn đề rất cụ thể. Ví dụ, một trong số họ là dành cho cuộc chiến chống khủng bố quốc tế và tội phạm xuyên quốc gia.

APEC 2017 khẳng định vị thế đang lên của Việt Nam

Đoàn đến dự họp với năm dự thảo nghị quyết về những chủ đề quan trọng. Ví dụ, cuộc chiến chống khủng bố quốc tế và tội phạm xuyên biên giới. Dự thảo kêu gọi các nhà lập pháp sớm hưởng ứng nghị quyết của HĐBA LHQ và các tài liệu quốc tế khác về chống khủng bố. Nghị quyết thứ hai nhắc về phát triển ngoại giao nghị viện vì lợi ích hòa bình, an ninh và thịnh vượng của các dân tộc ở quy mô khu vực và toàn cầu. Các nghị quyết khác lưu ý các nghị sĩ thúc đẩy sự phát triển thương mại, kinh tế, cũng như hợp tác văn hoá và nhân đạo trong khu vực. Một nghị quyết đề cập riêng đến vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế và chính trị ở CÁ-TBD.

Ban lãnh đạo Thượng viện Nga sẽ mời các nữ nghị sĩ tham gia  diễn đàn nghị viện nữ Á-Âu tổ chức tại St Petersburg vào cuối tháng 9 năm 2018. Sự kiện này sẽ diễn ra ở Nga lần thứ hai. Lần thứ nhất vào năm 2015 với 80 đoàn đại biểu, phái đoàn từ Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu.

Ngoại giao nghị viện gia tăng hoạt động và phiên của APPF tại Hà Nội là một cột mốc quan trọng. 

Thảo luận