Các nước TPP không theo lệnh của Donald Trump

Một năm trước, 23 tháng Một năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký nghị định về việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác chiến lược Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), thành quả của người tiền nhiệm Barack Obama. Đây là một đòn đánh vào kế hoạch kinh tế của nhiều quốc gia.
Sputnik

Nền kinh tế lớn nhất rút khỏi Hiệp định kinh tế và do đó đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại tiếp tục của TPP, nhà phân tích của Sputnik Piotr Svetov bình luận.

Tuy nhiên, một năm đã trôi qua, và 11 quốc gia còn lại (Australia, Brunei, Việt Nam, Canada, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Chile, và Nhật Bản) đã ký kết thỏa thuận mới về TPP, đảm bảo sự kết hợp mới giữa các quốc gia Thái Bình Dương có được một cơ hội để tồn tại. Vào ngày kỷ niệm 1 năm nghị định Trump, ở Tokyo đại diện của 11 quốc gia đã đồng ý ký một hiệp định mới vào ngày 8 tháng Ba năm nay. Bây giờ nó sẽ được gọi là Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nhưng về nội dung, chủ yếu sẽ tiếp tục giữ nguyên các điểm cũ: trong số 1000 điểm trước đây chỉ có 22 là không được đưa vào trong hiệp định mới.

Thỏa thuận TPP sẽ được ký kết mà không có Hoa Kỳ ở Chile vào ngày 8 tháng Ba

Dù không có sự tham gia của Hoa Kỳ, TPP mới trông vẫn khá ấn tượng. Hiện nay những nước này chiếm gần 13% GDP  và gần 15% thương mại thế giới. Ngoài ra những người tham dự cuộc họp ở Tokyo cho biết, Thỏa thuận mới sẽ mở cửa cho việc gia nhập các thành viên mới, kể cả ngoài khu vực. Và có một hy vọng sẽ có thể thuyết phục Washington quay trở lại TPP (Tại sao không? Trump sẽ không phải tổng thống suốt đời).

Tất nhiên, để thỏa thuận mới về TPP có hiệu lực, nó không chỉ được ký kết mà còn phải được phê chuẩn (ít nhất sáu nước thành viên phải làm việc này). Hiện vẫn còn một số vấn đề chưa được đống thuận, bao gồm cả với Canada và Việt Nam. Luật lao động Việt Nam khác biệt so với tiêu chuẩn các nước thành viên TPP khác, Việt Nam phải ký một văn bản riêng, để không bị cáo buộc vi phạm quyền của người lao động theo cách hiểu tự do của các nước tư bản chủ nghĩa.

Cần lưu ý rằng trên thực tế tất cả 11 quốc gia đã tích cực làm việc bảo vệ TPP. Đặc biệt là sự cố gắng của Nhật Bản. Bộ trưởng Kinh tế Nhật giải thích Tokyo đang chờ đợi những gì từ tổ chức mới:

"Cơ hội phát triển cho các công ty Nhật Bản kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, giảm các rào cản đối với đầu tư, mở cửa cho nền kinh tế chúng tôi, đang bị thiệt hại do suy giảm dân số và già hóa".

Anh bất ngờ đàm phán để gia nhập TPP

Chính phủ Việt Nam cũng hoạt động mạnh mẽ. Nếu không có sự tham gia của Việt Nam thì tại Đà Nẵng, tháng Mười Một năm 2017, bên "lề" hội nghị thượng đỉnh APEC đã không thể có đồng thuận về Hiệp định TPP mới.

Liệu hy vọng việc các quốc gia khác nhau — những nước tham gia TPP, có kết nối được với nhau trong dự án này, thời gian sẽ cho thấy. Các qúa trình kinh tế đôi khi đưa ra kết quả không phải ngay lập tức. Nhưng hôm nay, xem xét những gì đã xảy ra về mặt chính trị, chúng ta có thể nói rằng Washington đang đánh mất vị trí dẫn dắt của mình. Không có nhà lãnh đạo nào của 11 quốc gia theo gương Trump. Nhiều nước và chính trị gia ngày nay cho rằng vì lợi ích quốc gia của mình, có thể phản đối lại các hành động của Hoa Kỳ.

Thảo luận