Hội nghị Sochi khác đàm phán Geneva như thế nào?

Phó chủ tịch Liên hiệp các nhà báo Syria, nhà phân tích chính trị Mustafa al Miqdad chia sẻ với Sputnik rằng "Hội nghị ở Sochi rất khác so với cuộc đàm phán tại Geneva.
Sputnik

Đại diện các nhóm chính trị và xã hội khác nhau, cũng như đại diện của các chiến binh đã đồng ý đối thoại và đang hiện diện trong khu vực phi leo thang xung đột tại Syria, đã đến Quốc hội. Các đại diện đối lập chống giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria cũng từng đến Geneva. Một số lực lượng thế giới không thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ở Syria đang thực hiện chính sách của họ (nhằm phá vỡ hòa giải) thông qua các nhà đối kháng cá nhân và thường xuyên mời họ đến Geneva."

Putin: Hội nghị đối thoại quốc gia ở Sochi kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc Syria

Theo ông al-Mikdad, cuộc đàm phán ở Sochi, trước hết được chuẩn bị nhờ nỗ lực của Nga, đang được đặt nhiều kỳ vọng. Thứ nhất, "trong hai năm làm việc ở nước chúng tôi, Nga đã có thể thiết lập quan hệ với đa số các nhóm vũ trang, cũng như với đại diện các nhóm đối lập ngoài nước và trong nước." Thứ hai, "đại diện các tầng lớp dân chúng đa dạng nhất sẽ đến Đại hội: từ nông dân, luật sư, nhà văn và chiến binh. Tất cả đều muốn tạo cơ sở cho cấu trúc chính trị tương lai của Syria. Điều này làm cho cuộc họp ở Sochi, được sự hỗ trợ đầy đủ từ Nga, thành đại hội toàn quốc với cơ hội thành công lớn."

Về liên hệ giữa tình hình trên chiến trường Syria và tiến trình đàm phán chính trị, ông Mustafa al-Mikdad nói rằng ngay cả hiện nay cũng vẫn tồn tại mối liên hệ đó. Điều chính yếu là không để thành quả chiến thắng quân sự lọt vào tay kẻ thù.

Hội nghị đối thoại quốc gia của Syria được tổ chức tại Sochi

Ví dụ, "sau thành công hoành tráng ở Aleppo, Hoa Kỳ, Israel và một số lực lượng khác, trong đó có lực lượng khu vực, đã cố gắng để thành tích của quân đội Syria không ảnh hưởng đến tình hình chính trị. Ngay sau khi giải phóng Aleppo, quân khủng bố với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đã tái chiếm Palmyra lần thứ hai. Người ta thực hiện động thái  đó  cốt để cho thành công ở Aleppo không đem lại chiến thắng tương tự  ở bàn đàm phán", — nhà báo chính trị Syria Mustafa al-Mikdad nhận xét.

Còn về liên hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì tình hình xung quanh Idlib, ông al-Mikdad nói:

"Nhà nước Syria không dựa vào bất kỳ bảo đảm nào của Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Syria tiếp tục chiến dịch của mình ở Idlib và vững vàng tiến lên phía trước. Syria đã thông qua quyết định chính trị-quân sự dứt khoát về lấy lại toàn bộ lãnh thổ của mình, dù là Idlib hay khu vực nào khác, cần trở lại quyền kiểm soát của Chính phủ Syria", — chuyên gia phân tích chính trị Mustafa al-Mikdad  Phó Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo Syria kết luận.

Thảo luận