Máy bay không người lái của Nga gieo hoang mang ở Washington

"Học thuyết hạt nhân của Trump" mà Lầu Năm Góc chính thức công bố vào tuần trước, đã gây sự sợ hãi trong giới báo chí, giới khoa học và thậm chí của một số nhà lập pháp Mỹ.
Sputnik

Trước khi công bố tài liệu này, ở Mỹ rất ít người tin rằng Nga sở hữu một công nghệ mà các nhà báo phương Tây gọi là "Drone hạt nhân có thể lặn dưới nước". Nhưng, bây giờ công chúng Mỹ đã nhận được bằng chứng chính thức về việc một trong những "ác mộng thời chiến tranh lạnh" đã trở thành hiện thực. Những tài liệu về "drone hạt nhân vào Ngày phán xét" thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Mỹ, kể cả trên CNN, NPR (National Public Radio — Đài phát thanh Công cộng của Hoa Kỳ) và tạp chí Newsweek, — chuyên gia phân tích chính trị Ivan Danilov, tác giả trang blog Crimson Alter, viết trong bài bình luận cho Sputnik. — Nhưng, thay vì yêu cầu Trump áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn chống lại Nga, một phần cộng đồng chuyên gia đòi hỏi vị tổng thống… cố kiềm chế mình, họ chỉ trích chính sách quá hung hăng của ông nhằm gia tăng và đa dạng hóa kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ.

“Lại nhắc đề tài vũ khí hóa học sau thành công của Nga và Syria”

Nếu những người thảo ra "học thuyết Trump" đã có ý định hù dọa các đồng bào bằng mối đe dọa hạt nhân từ phía Nga, thì họ đạt thành công. Nhưng, ý muốn của họ bảo đảm sự ủng hộ rộng rãi cho kế hoạch của Trump khởi động lại cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân không trở thành hiện thực.

Sai khi phân tích những lời chỉ trích học thuyết hạt nhân của Trump có thể phân loại những ý kiến phổ biến nhất trong giới chính trị thượng lưu của Hoa Kỳ. Có lẽ một lời than phiền thú vị nhất về chiến lược mới của Mỹ nhằm phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân là "học thuyết này khuyến khích Putin"…. Theo chuyên gia về vũ khí hạt nhân Fred Kaplan, Washington đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi phản ứng với việc Nga hiện đại hóa tiềm năng hạt nhân của mình. Chuyên gia Kaplan cho rằng, bây giờ, sau khi công bố học thuyết hạt nhân của Trump, Tổng thống Nga có thể có cảm giác ông đã "phát hiện điểm đau của Mỹ".

Tuy nhiên, phản ứng cảm xúc như vậy của chuyên gia Mỹ cho phép rút ra kết luận rằng, nhà lãnh đạo Nga không chỉ phát hiện mà còn ấn vào điểm đau gây khó chịu. Và Hoa Kỳ bắt đầu xem xét nghiêm túc khả năng quân sự và công nghệ của Nga và áp dụng những biện pháp đáp trả.

Chắc là để biện minh cho các biện pháp này (bao gồm cả chi phí khổng lồ), họ sẽ tiếp tục gây sự sợ hãi trong công chúng Mỹ. Đặc biệt là có cái gì đó để hù dọa. Bình luận cho National Public Radio khả năng Nga sử dụng "Drone hạt nhân vào Ngày phán xét", chuyên gia có tầm ảnh hưởng của Trung tâm phân tích Mỹ RAND Corporation Edward Geist có cách đánh giá đáng sợ:

Trung Quốc chỉ trích học thuyết hạt nhân mới của Mỹ

"Trên thực tế, bán kính của sự phá hủy hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn có kích thước của một đô thị lớn".

Có chú ý đến số đông người Mỹ sống trên bờ biển, thông tin này đã gây ra ấn tượng mạnh cho khán giả. Để làm tăng cảm xúc của khán giả, một số phương tiện truyền thông phương Tây mô tả chi tiết hậu quả khủng khiếp của "sóng thần phóng xạ cao 150 mét" do vụ tấn công bằng "máy bay không người lái" được đề cập đến trong tài liệu của Lầu Năm Góc.

Các nhà khoa học chỉ trích học thuyết hạt nhân của Trump vì nó không góp phần củng cố an ninh của đất nước. Trong cuộc phỏng vấn với CNN, chuyên gia cao cấp Adam Mount tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết: «Chương trình phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới sẽ dẫn chúng ta, sau đó cả các đối thủ của chúng ta, vào một thế giới với cạnh tranh hạt nhân cấp độ toàn diện. Chương trình này sẽ chiếm ưu thế so với các chương trình quân sự khác, sẽ gây sự lo ngại của các đồng minh và sẽ gây ra nhiều tác hại cho hoạt động ngoại giao. Và tất cả điều đó chỉ để sửa đổi chút ít chính sách kiềm chế?"

Đáng lẽ, các đối thủ chính trị của Trump nên chỉ trích ông vì thái độ mềm mại và thiếu gây hấn đối với Nga. Nhưng, lần này Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, tác giả của học thuyết hạt nhân mới, đã được mời đến Thượng viện, tại đó bốn thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã chỉ trích chiến lược hạt nhân mới. Theo quan điểm của họ, chương trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Mỹ làm tăng nguy cơ bùng nổ cuộc xung đột hạt nhân. Hơn nữa, việc thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng để hiện đại hóa kho hạt nhân của Mỹ là… quá đắt. (Mà cụm từ "quá đắt" hầu như không bao giờ được sử dụng khi các chính trị gia Mỹ nói về vũ khí cho quân đội Mỹ!)

Học thuyết hạt nhân mới của Mỹ: Giành lại vị thế thống soái hay là hủy diệt tất cả

Tại buổi điều trần ở Thượng viện Bộ trưởng Mattis… đã gục ngã và thừa nhận rằng, một số điều khoản trong "học thuyết Trump" chỉ nhằm mục đích để được Mỹ sử dụng như "con bài mặc cả" trong cuộc đàm phán với Nga về việc cắt giảm vũ khí hạt nhân:

"Tôi nghĩ rằng, Nga sẽ không đồng ý cho chúng tôi một cái gì đó nếu không nhận được bất cứ gì để đổi lại", — ông nói.

Như vậy, đúng theo truyền thống Mỹ, chính quyền Trump đang lừa gạt, cố gắng gieo hoang mang cho cử tri nước mình đồng thời đe dọa các nhà lãnh đạo Nga để có những nhượng bộ từ phía Matxcơva. Ngay hiện nay có thể nói rằng, những nỗ lực lừa gạt để ngăn chặn sự phát triển của lực lượng hạt nhân Nga là một ví dụ về phong cách không thể chấp nhận được trong cuộc đàm phán với Nga.

Những chính trị gia Washington đừng có ảo tưởng rằng Matxcơva dễ bị lừa gạt, — ông Ivan Danilov, tác giả trang blog Crimson Alter, viết trong bài bình luận cho Sputnik.    

Thảo luận