Việt Nam: Chống tham nhũng đâu chỉ sờ tới “lỗ tai voi”!

Ông Trương Minh Hoàng: “Từ những vụ việc được đưa ra xử lý, nhiều cá nhân bị kỷ luật đã mang đến lợi lớn là lòng tin của người dân vào Đảng, Nhà nước".
Sputnik

Năm qua, công tác phòng chống tham nhũng đã đạt được một số dấu ấn quan trọng.

Nhiều vụ đại án được đưa ra xét xử, nhiều cán bộ bị kỷ luật bị xử lý trong đó có những cán bộ cấp cao như ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa… 

Đánh gia về công tác phòng chống tham nhũng trong năm qua và những tác động của nó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng cho rằng: "Tôi đi tiếp xúc cử tri trong suốt thời kỳ Quốc hội khóa 13, khóa 14 đi đâu bà con cử tri, các bác, các chú đều đặc biệt quan tâm tới vấn đề chống tham nhũng.

Ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Tôi cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua là có dấu ấn và đi đâu cũng được đánh giá rất cao.

Dấu ấn lớn nhất đó là chống tham nhũng đã nói là làm và có kết quả thật".

Việt Nam: "Quan tham" đã gây tổn thương lớn cho Đảng, nhà nước và đồng bào
Đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng phân tích sâu thêm: "Tôi còn nhớ rằng, Quốc hội khóa 10, khóa 11 khi bàn về chống tham nhũng, có người từng ví rằng, "chống tham nhũng chỉ mới sờ đến lỗ tai con voi chứ chưa sờ tới mình của con voi".

Nhưng chống tham nhũng trong năm qua đã cho thấy "không còn vùng cấm".

Cũng theo vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội: "Từ những vụ việc được đưa ra xử lý, nhiều cá nhân bị kỷ luật đã mang đến lợi lớn là lòng tin của người dân vào Đảng, Nhà nước.

Từ lòng tin của người dân thì việc sợ né tránh trong đấu tranh, ngại va chạm sẽ bớt đi thay vào đó người dân sẽ có niềm tin để đồng hành cùng với Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng.

Chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam có thể tiến đến ranh giới nào?
Tôi đánh giá rất cao sự quyết liệt vào cuộc này và tôi cho rằng vai trò trách nhiệm của người đứng đầu đặc biệt quan trọng.

Thêm nữa là sự vào cuộc nhanh của các cấp có thẩm quyền khi những vụ việc tham nhũng được phát hiện".

Xung quanh việc nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật, ông Trương Minh Hoàng cho rằng: "Một thành công trong công tác phòng chống tham nhũng năm qua là đã chỉ ra ai là cán bộ như thế nào, cấp nào để xảy ra sai phạm.

Điều đó minh chứng cho công tác phòng chống tham nhũng có hiệu quả thật và không có vùng cấm.

Vụ Đinh La Thăng: Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam khác biệt với Trung Quốc
Tôi cho rằng, việc phát hiện xử lý đối với cán bộ kể cả cán bộ cấp cao là điều kiện để chúng ta nâng cao thêm công tác tự rèn luyện, giáo dục cho từng cán bộ, đảng viên, công chức.

Những cán bộ có sai sót thì phải gấp rút chấn chỉnh bản thân mình. Tự giác xem mình sai sót từ đâu để rèn luyện trong công tác phê bình và tự phê bình.

Mặc khác, với kết quả này cũng đã hun đúc thêm ý chí của từng tập thể trong nội bộ sinh hoạt để thường xuyên góp ý sai sót cán bộ dù nhỏ, dù lớn cũng đấu tranh lẫn nhau nhằm tránh tình trạng xảy ra tương tự".

Để công tác phòng chống tham nhũng thời gian tới đạt hiệu quả, ông Trương Minh Hoàng cho rằng: "Trước hết trong công tác từng cán bộ công chức phải luôn tự rèn luyện phẩm chất dù ở bất cứ cương vị nào.

Lòng dân - thế nước và thông điệp chỉnh đốn Đảng của Tổng bí thư
Từng tổ chức cơ quan đơn vị phải quản lý nghiêm công chức của mình. Thực hiện đúng nội quy, quy chế, thực hiện nghiêm công tác phê bình và tự phê bình.

Kê khai tài sản của cán bộ, công chức ở cấp nào, cương vị nào cũng phải minh bạch.

Cùng với đó, trong điều hành công việc, công tác tài chính hạn chế chi tiêu bằng tiền mặt, công khai tiền lương thu nhập.

Tăng cường kiểm soát các đối tượng cán bộ có điều kiện tiếp xúc đến sự nhờ vả của người khác.

Thực hiện nghiêm việc công tác điều động, luân chuyển cán bộ với nhiều chức danh chủ chốt.

Cán bộ chủ chốt cấp huyện, tỉnh, những chức danh công an, tài chính, tòa án, viện kiểm soát…cần được kiểm soát chặt chẽ tránh để xảy ra hiện tượng đút lót, chạy chọt, tham nhũng".

Nguồn: GDVN

Thảo luận