Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) và Tiến sĩ Dennis McCornac (Trường Loyola University Maryland) nói các vụ án ông Trịnh Xuân Thanh và ông Đinh La Thăng chỉ mới là "phần nổi", chiến dịch chống tiêu cực, tham nhũng hiện tại cần tiến hành thường xuyên và liên tục ở cấp quốc gia và địa phương.
Chiến dịch được ủng hộ
- Ông đánh giá thế nào về chiến dịch chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam thời gian gần đây?
— GS Carl Thayer: Nếu chiến dịch tiếp tục diễn ra như quy mô hiện tại, ở cả cấp quốc gia lẫn địa phương, nó sẽ chứng tỏ quyết tâm của Đảng Cộng sản, của Tổng Bí thư nhằm loại bỏ tận gốc tham nhũng. Tôi quan sát thấy chiến dịch hiện nay là có quy mô lớn nhất kể từ khi Việt Nam thống nhất. Phiên toà vào đầu tuần sau cũng đánh dấu lần đầu tiên một cựu uỷ viên Bộ Chính trị phải chịu xét xử trước toà do không thể ngăn ngừa tham nhũng và gian lận tại cơ quan mà ông ta từng quản lý trước đây (PetroVietnam).
I just uploaded @carl_thayer #Vietnam: How Are #Anti-corruption and Factional #in-fighting Linked to @Scribd #ReadMore https://t.co/rDpz3iSX5d
— Carlyle A. Thayer (@ThayerCarl) 7 января 2018 г.
Theo tôi, gốc rễ của chiến dịch cấp quốc gia này là tất cả các bộ, ngành, cơ quan chính phủ cần phải được kiểm soát chặt chẽ để kiểm tra dấu hiệu tham nhũng, và có biện pháp xử lý thích đáng những quan chức liên quan. Quy trình này cũng cần được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước, mở rộng xuống quy mô cấp tỉnh thành, quận huyện cũng như là khối tư nhân.
Khác biệt với Trung Quốc
Dĩ nhiên cần phải chọn ra những người liêm chính để lãnh đạo công cuộc này. Sự bất bình đẳng thu nhập hiện tại cũng là một nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Tôi cho rằng, việc chấn chỉnh tình trạng tham nhũng sẽ cần thời gian ít nhất là một thế hệ để thay đổi.
- Một số ý kiến so sánh chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam và Trung Quốc hiện tại. Quan điểm của ông như thế nào?
— GS Carl Thayer: Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ sự tương đồng ở một mức độ nào đó về hệ thống chính trị và phát triển. Do vậy Việt Nam có thể nghiên cứu kinh nghiệm và những bài học thực tiễn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sự khác biệt là chiến dịch chống tham nhũng hiện tại ở Trung Quốc do ông Tập Cận Bình khởi xướng và thúc đẩy. Trong khi đó, chiến dịch ở Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu và được thực hiện dưới sự chỉ đạo tập thể.
- Cảm nhận chung của ông về chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam?
— GS Carl Thayer: Tôi nghĩ rằng cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam đến nay vẫn chỉ mới khám phá ra các đỉnh của tảng băng chìm. Cơ quan điều tra chắc chắn là đã phanh phui ra hàng loạt vụ gian lận quy mô lớn, ước tính đến hàng triệu USD. Nhưng chúng ta vẫn cần phải tiếp tục theo dõi xem liệu nhà chức trách có thể tiếp tục phát hiện và có hành động xử lý những mạng lưới tham nhũng quy mô lớn khác hay không.
— TS Dennis McCornac: Tôi tin rằng phần đông công chúng sẽ ủng hộ nhiệt thành chiến dịch này.
#Econ prof. Dennis McCornac has been featured in the @thanhniennews. Read his thoughts here: http://t.co/W83IFgQczI pic.twitter.com/tANliSQhgv
— Loyola Sellinger (@LoyolaMBA) 20 ноября 2014 г.
- Trong các phiên toà diễn ra từ đầu tuần tới, khung án của tội danh ông Đinh La Thăng lên tới 20 năm tù, khung án với ông Trịnh Xuân Thanh có thể lên tới mức án tử hình. Những khung án này nói lên điều gì, thưa ông?
Điều này sẽ là hồi chuông báo động đến tất cả những quan chức cấp cao liên quan đến các vụ gian lận quy mô lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho đất nước. Tuy nhiên, ngay cả những nền kinh tế phát triển nhất cũng không thể loại trừ hoàn toàn các trò gian lận. Nhiều cá nhân đầy tham vọng và sẵn sàng gánh chịu rủi ro, để đổi lại là các lợi ích to lớn mà họ hy vọng nhận được.
Trong trường hợp Việt Nam, tôi nghĩ rằng tham nhũng chỉ có thể giảm thiểu bằng những cuộc điều tra và cơ quan kiểm toán độc lập, cùng sự vào cuộc tích cực khách quan của báo chí.
Hoặc tôi cũng muốn dùng hình ảnh khác là rắn 9 đầu trong thần thoại Hy Lạp Hydra để so sánh. Cứ mỗi khi ta chặt một đầu của con rắn thì từ chỗ đấy lại mọc ra 2 đầu khác. Có lẽ những cái đầu mới sẽ không mạnh mẽ và to lớn như đầu cũ, nhưng vấn đề là nó có tái hiện. Vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam đã bám rễ quá sâu, và những lợi ích tài chính mang lại quá lớn khiến nhiều đối tượng cho rằng rủi ro và tổn thất là không đáng kể, nên họ mới sẵn sàng "nhúng chàm".
Nguồn: Zing