McMaster lưu ý rằng, theo ngân sách Hoa Kỳ cho năm tài chính 2019 do Tổng thống Trump đề xuất, khoản chi phí cho các chương trình phòng thủ vũ trụ tăng thêm hơn 1 tỷ đô la và thêm 8 tỷ đô la trong 5 năm tới.
Hiệp ước quốc tế về Không gian vũ trụ (năm 1967) cấm quân sự hoá không gian vũ trụ.
"Nga chống lại quân sự hóa không gian, Matxcơva đã đề nghị Washington ký kết một hiệp ước có thể bảo đảm quy chế của không gian vũ trụ y như quy chế của châu Nam Cực — một vùng lãnh thổ không có vũ khí. Nhưng, người Mỹ đã không đồng ý với nhiều điều khoản của hiệp ước quốc tế này. Nga chưa có ý định đưa vũ khí lên vũ trụ và chưa phát triển những chương trình như vậy. Khác với Mỹ, ở Nga không có những chương trình như vậy. Hoa Kỳ có một số dự án trong lĩnh vực quân sự hóa không gian vũ trụ trong khuôn khổ khái niệm tấn công toàn cầu chớp nhoáng ", — ông Leonkov nói.
Theo ông, Hoa Kỳ "muốn đưa lên vũ trụ những thứ thiết bị có thể thả từ khí quyển các thanh hợp kim rắn gọi là Thor "cây gậy của chúa".
"Họ cho rằng, nếu những thanh hợp kim rắn được thả từ vũ trụ xuống một địa điểm nào đó, ví dụ như Matxcơva, thì chúng có thể đạt tốc độ lên tới 7 km/giây khi tới mặt đất và sẽ có sức công phá như vũ khí động lực, đồng thời khác với một vụ nổ hạt nhân, sẽ không tạo ra bụi phóng xạ và chỉ gây ra sự tàn phá quy mô. Rõ ràng là một thứ vũ khí như vậy hầu như không thể bị bắn hạ, bởi vì trong số các hệ thống phòng thủ đang tồn tại trên thế giới không có hệ thống nào có khả năng bắn hạ một thiên thạch", — chuyên gia cho biết.
Ông nói thêm rằng, người Mỹ đang phát triển các hệ thống hàng không vũ trụ có thể được phóng lên quỹ đạo từ trên máy bay.